Đối sánh từ ngữ, hình ảnh tiếng Việt với tiếng mẹ đẻ của HSDTTS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 30 - 31)

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THPT vùng cao Nghệ An

3. Đối sánh từ ngữ, hình ảnh tiếng Việt với tiếng mẹ đẻ của HSDTTS

Rất nhiều văn bản văn học ngắn, đơn giản và hay nhưng phân tích, giải thích mãi học sinh vẫn không hiểu. Và khi tìm hiểu, điều tra, tôi mới biết rằng các em không biết những từ ngữ, hình ảnh đó diễn tả cái gì. Trong những tình huống như thế này, GV nên cố gắng tìm hiểu, sưu tầm những từ ngữ tiếng Thái, Mông, Khơmú liên quan đến hình ảnh, hình tượng, ý nghĩa văn bản tiếng Việt để giúp HS dễ hiểu bài và tạo sự thân thiết gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh khác dân tộc trong cùng một lớp học.

Ví dụ 13: Đối với bài ca dao hài hước" Làm trai cho đáng sức trai - Khom

lưng chống gối gánh hai hạt vừng", giáo viên cần cho học sinh dân tộc Mông biết

được “vừng” chính là “ pía”, còn người Thái, người Khơmú gọi “vừng” là “ mạc nga”. Sau đó, giáo viên chỉ cần giải thích hoặc hướng dẫn học sinh hành động khom lưng chống gối là để gánh vác những gì thật nặng, còn hai hạt vừng (hai hạt

pía, hai hạt mạc nga) thì đâu cần nhiều sức lực đến thế. Giáo viên ghi bài ca dao lên bảng, sau đó mời một em học sinh dân tộc Kh-mú, một em học sinh dân tộc Mông, một em học sinh dân tộc Thái lên bảng ghi bài ca dao đó bằng tiếng dân tộc mình (hoặc phiên âm tiếng dân tộc mình) lên bảng.

(Phụ lục 4)

Ví dụ 14: Khi hướng dẫn HSDTTS tìm hiểu bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn

Trãi) giáo viên cũng dùng giải pháp tương tự như vậy: cây lựu gọi là “có phila” trong tiếng Thái và tiếng Khơ mú. Vì dân tộc Hmông không có, không biết cây lựu nên giáo viên kết hợp dùng hình ảnh trực quan (cây lựu, hoa lựu, quả lựu) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Giáo viên cũng có thể kết hợp liên hệ loại cây này với bài thuốc dân gian mà người DTTS hay dùng để chữa viêm họng, viêm Amidan.

- Ưu điểm:

+ Đây là giải pháp đơn giản, dễ hiểu nhưng mang lại hiệu quả đọc hiểu cao. + Học sinh rất chăm chú, thích thú khi nhắc đến những từ ngữ, hình ảnh hay những phong tục tập quán … của dân tộc mình.

+ Kích thích sự tự tìm hiểu, tự khám phá của học sinh về tên gọi của cây cỏ, sự vật, hiện tượng.

- Hạn chế:

+ Giải pháp này khá khó đối với giáo viên mới ở miền xuôi lên dạy học ở miền núi có nhiều hệ DTTS sinh sống.

+ Có nhiều từ ngữ, hình ảnh, hình tượng trong văn bản đọc hiểu không có trong ngôn ngữ DTTS ở Kỳ Sơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w