1. Thiết kế giáo án
Phần phụ lục 1 2. Kết quả
Sau một thời gian thực hiện đề tài tôi khẳng định, các giải pháp đọc hiểu rất phù hợp các em học sinh miền núi. Các em học sinh đã tích cực hơn, biết hợp tác trong giờ học và các em đã yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn. Đặc biệt, đã hình thành được ở các em hệ thống kiến thức, vốn sống, vốn văn hóa phong phú hơn, và dần hình thành ở học sinh các năng lực chuyên biệt, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ đọc hiểu còn tạo cơ hội cho các em học sinh phát huy năng lực, không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giữa người dạy và người học, còn góp phần rất lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho các em học sinh. Với tính thực tiễn, tính ứng dụng và hiệu quả của đề tài này, tôi khẳng định, đề tài có thể thực hiện cho tất cả các lớp ở các trường trung học phổ thông đặc biệt là các trường THPT miền núi. Qua đề tài này một lần nữa giúp giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách linh hoạt hơn. Các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được sử dụng nhiều hơn, linh hoạt hơn và phù hợp với đối tượng hơn. Từ đó, năng lực học sinh cũng được đánh giá một cách cụ thể hơn. Đặc biệt, các giải pháp này còn giúp giáo viên có thể điều chỉnh được phương pháp dạy học sau mỗi chủ đề, mỗi tiết dạy và dạy học bám sát đối tượng hơn.
Quá trình được thực nghiệm và áp dụng tại trường THPT Kỳ Sơn qua các năm học. Và kết quả thực nghiệm như sau:
Các lớp dạy học đọc hiểu chủ yếu dùng phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực nhưng ít sử dụng các giải pháp hỗ trợ thì năng lực đọc hiểu thấp, tinh thần, thái độ học tập bị động, uể oải.
Các lớp dạy học đọc hiểu chủ yếu dùng phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực và sử dụng thường xuyên, linh hoạt các giải pháp hỗ trợ thì năng lực đọc hiểu cao hơn, tinh thần, thái độ học tập chủ động, hào hứng, kết nối cảm xúc giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh ấm áp, thân thiện hơn.
Vậy với kết quả trên tôi nhận thấy học sinh có nhiều sự chuyển biến: Các em đã thay đổi nhận thức, thái độ của mình, các em chú trọng hơn đối với môn học mà bấy lâu nay các em thờ ơ, coi nhẹ, và sợ hãi. Mỗi khi đến tiết Ngữ văn các em thích thú hơn nhiều, các em rất hợp tác khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân hay cho tổ nhóm. Trong hai năm qua tỉ lệ đạt kết quả tốt nghiệp của Trường THPT Kỳ Sơn đạt hơn 90 %, các môn tổ hợp xã hội các em đạt kết quả cao, riêng môn Ngữ văn có rất nhiều em trên 6,5 điểm, có em có điểm 7,5. Thành công hơn nữa là trong năm học 2018-2019 Trường THPT Kỳ Sơn có 5 học sinh đạt học sinh giỏi Tỉnh trong đó có 2 em đạt giải (nhì và ba) môn Ngữ văn, năm học 2019-2020, có 5 học sinh đạt giải học sinh giỏi Tỉnhtrong đó có 1 em đạt giải khuyến khích môn Ngữ văn.
Bản thân tôi nhận thấy rằng trong giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng cần lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực và các giải pháp hỗ trợ liên quan cần thiết để mang lại kết quả cao hơn nữa trong thời gian sắp tới, đặc biệt là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.