7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.2.5. Ưu điểm và khuyết điểm của E-learning
Ưu điểm.
Giáo dục trực tuyến tổ chức một lớp học trực tuyến "mở" ở tất cả các giờ trực tuyến, các lớp học cũng "có sẵn" ở tất cả các giờ cho phép người học "tham gia" lớp học thuận tiện nhất.
Rút ngắn thời gian đào tạo: Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giáo viên hướng dẫn hoặc lớp học. Tổng hợp được kiến thức: Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm bắt được nhiều kiến thức hơn, dễ dàng sàng lọc và tái sử dụng chúng.
Với sự thuận tiện trên, người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học cần thiết, Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-learning giải quyết nhu cầu đào tạo của người lao động và sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. [8]
Tạo điều kiện cho người học tiếp xúc với những giáo viên mà họ cần.
Tăng mức độ thích nghi của nhà trường, mở rộng ra các thị trường giáo dục mới, tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục.
E-learning còn giải quyết được như cầu học tập của những người đã đi làm không có điều kiện tham gia các lớp học trực tiếp, giải quyết nhu cầu cho những người khuyết tật và những người thiếu khả năng lao động.
Sự linh hoạt này tiết kiệm được chi phí đào tạo, chi phí đầu tư vào phòng học và các phương tiện dạy học, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại tham gia lớp học, mặc khác còn làm cho các lớp học trực tuyến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều người học tham gia.
Một ưu điểm lớn nữa là khả năng tương tác giữa những người học với nhau từ khắp nơi trên thế giới. Phát triển các mối quan hệ tích cực không chỉ về kinh nghiệm giáo dục mà còn phát triển nhiều kỹ năng giao tiếp cần thiết cho học tập, công việc và cuộc sống.
Cuối cùng là người dạy dễ dàng kiểm soát toàn bộ quá trình tham gia học tập của người học, đánh giá xuyên suốt được kết quả học tập của người học qua từng phần học cụ thể thông qua kết quả và thời gian trả lời câu hỏi.
Hình1.4: Mô hình khảo sát việc giảng dạy theo phương pháp e-learning
Mô hình dựa trên số liệu thống kêkhảo sát sự cải tiến của phương pháp giảng dạy dựa trên kĩ thuật và ứng dụng E-learning theo độ lệch tiêu chuẩn (Measured in Standard Deviations ) trích từ đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu learning Object và Việt hoá công cụ Reload editor trong thiết kế bài giảng”
Mô hình trên cho thấy: Mức độ hiệu quả của việc giảng dạy theo phương pháp E- learning ngày càng cao theo hướng phát triển của công nghệ hiện đại. [18]
Khuyết điểm của E-Learning
Cơ hội học hỏi từ bạn bè, học nhóm và cơ hội giao tiếp bị hạn chế
Tốn kém việc chi trả các chi phí triển khai, duy trì, nội dung, khuyến khích giảng viên, chi cho trang thiết bị thì học sinh mới học tốt được
Yêu cầu công nghệ là một trở ngại, đặc biệt đối với một số khu vực có thời tiết khắc nghiệt dễ gặp khó khăn trong việc kết thông tin và internet. Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử dụng máy tính.
Tương tác giữa Giáo Viên và Học viên bị hạn chế, giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ người dạy đến người học, một số giảng viên không quen và không thích dạy qua mạng, khó khăn trong việc tiếp cận và giảng dạy theo công nghệ mới, thiết kế bài giảng sinh động, đặc sắc, nội dung phong phú, phù hợp cho từng đối tượng
Tăng khối lượng công việc của người dạy.
Hiệu quả học tập phụ thuộc phần lớn vào tính năng động kỷ luật, tự giác, tập trung, nỗ lực và trách nhiệm của người học.
Nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng.
Việc trao đổi mọi thông tin đều qua các loại thư điện tử dễ dẫn đến rắc rối, hoặc chưa thỏa đáng.
Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning không rèn được cho người học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm. [23]
1.3.2.6 So sánh E-learning và phương pháp dạy học truyền thống. a. Phương pháp dạy học truyền thống. a. Phương pháp dạy học truyền thống.
Phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp được sử dụng hầu hết tại các cơ sở đào tạo. Phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Với hình thức học tập này, nội dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở hoặc do giáo viên truyền đạt từ kinh nghiệm bản thân. Giáo viên trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Như vậy, để kiểm tra mức độ hiểu biết của học trò thì thầy phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với học trò một cách trực tiếp.[16]
Từ việc quản lý lớp tới tất cả mọi hoạt động có liên quan đến lớp học đều do thầy chủ trì. Do vậy phương pháp học tập của học sinh cũng hết sức thụ động, học sinh nghe giảng bài và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể tóm tắt bằng các nội dung chính sau:
Hình 1.5: Mô hình các chức năng của GV trong dạy học truyền thống
b. Phương pháp dạy học có sử dụng E-learning.
Giảm sự thụ động, tăng sự chủ động trong việc học tập của học viên.
E-Learning giúp việc học tập trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Các môn học khó hoặc nhàm chán có thể trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn. Người học chỉ việc ngồi trước máy tính có hoặc không có nối mạng, được khuyến khích giao tiếp, cộng tác và chia sẻ kiến thức với việc lựa chọn môn học theo ý muốn. Có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức. E-Learning cho phép học viên có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập: Cả tư liệu và con người, và theo cách này mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình. Có thể so sánh ngắn gọn tính ưu việt của E-learning so với phương pháp dạy học truyền thống ở những điểm sau: [17]
Học mọi lúc, mọi nơi.
Nội dung học đa dạng phù hợp với từng các nhân. Học có sự hợp tác phối hợp.
Học liệu hấp dẫn.
Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Cập nhật mới, nhanh.
Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá. Thời gian đào tạo ngắn hơn.
Hình 1.6: Các chức năng của hệ thống E-learning
1.3.2.7 Mô hình học tập kết hợp ( Blended learning)
Cần có sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và E-learning:
E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên, E- Learning cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống.
Kết hợp E- Learning và phương pháp giảng dạy truyền thống là giải pháp phù hợp. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập có thể trên E-Learning, tham gia như đang học trên một khóa học thực sự. Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí nghiệm để tiếp cận thực sự với công việc. Ngoài ra, có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.
E-Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai E- Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt
Nam tiếp cận với giáo dục thế giới. Tuy E-learning có những đặc tính ưu việt nhưng không thể hoàn toàn thay thế được phương pháp dạy học truyền thống được.
Ví dụ kiểm chứng thông qua một công ty: Công ty Quality Learning Inc cung cấp các khoá đào tạo về IT và truyền thông. Mười năm trước công ty chỉ áp dụng cách đào tạo truyền thống là dựa trên lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng đến 1997, công ty chuyển sang áp dụng online learning. Họ nhận ra rằng e-Learning thuần tuý không phải là một giải pháp hoàn hảo và số học viên của họ đã giảm đáng kể. [24]. Đó chính là nguyên nhân tại sao họ kết hợp cả hai cách học thành một mô hình gọi là Blended Learning Model. Nó là sự kết hợp của:
1. Học trực tuyến và ngoại tuyến (Online và offline learning) 2. Nhiều định dạng bài học khác nhau (điện tử, giấy)
3. Học chính thức và không chính thức (Formal và informal learning.) 4. Học đồng bộ và không đồng bộ. [10]
Có thể tóm tắt bằng mô hình sau:
[25].
Người nghiên cứu ứng dụng mô hình dạy học kết hợp giữa E-learning và phương pháp dạy học truyền thống để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Tỉ lệ phân bổ thời lượng môn học người nghiên cứu chọn được biễu diễn ở hình dưới đây:
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ phân bổ thời lượng môn học Marketing May-Thời Trang ứng dụng mô hình kết hợp giữa E-learning và phương pháp dạy học truyền thống.
1.4 Các công cụ trong Moodle phục vụ cho thiết kế bài giảng môn học: 1.4.1 Giới thiệu về Moodle
Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tyến.
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những
60% 40%
Dạy học truyền thống E-learning
công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.[25]
Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.
Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle.
Các chức năng của Moodle hỗ trợ trong học tập cho 3 đối tượng: Quản trị hệ thống học tập, người dạy và người học như sau:
Đối với nhà quản trị: Tạo các khoá học mới
Tạo tài khoản mới và kết nạp thành viên mới cho khoá học Theo dõi tiến trình của người học
Thiết lập các chế độ giao diện của khoá học Theo dõi lịch sử làm việc của các thành viên Sao lưu và phục hồi khoá học.
Đối với Giáo viên:
Cung cấp tài nguyên cho người học ( file văn bản, hình ảnh, nguồn học liệu…) Gửi thông báo tới người học
Tạo diễn đàn trao đổi thảo luận
Tạo bài kiểm tra ( trắc nghiệm, tiểu luận, …) Thông báo kết quả học tập cho người học.
Đối với người học:
Đăng ký và tạo một tài khoản mới cho một khoá học
Tham gia lớp học và trao đổi thông tin, kiến thức trên diễn đàn
Xem kết quả học tập của mình, xem các thông báo về môn học, download các tài liệu học tập.
Các công cụ chủ yếu sử dụng trong Moodle của Viện Sư Phạm Kỹ Thuật.
Hình 1.8: Giới thiệu các công cụ trong Moodle
1.4.2 Một số công cụ trong Moodle a. Công cụ Book a. Công cụ Book
Là công cụ tạo nhiều trang văn bản cho phép mã nhúng HTML, đồng thời có thể nhúng hình ảnh hoặc video vào bài giảng cho thêm sinh động, hấp dẫn.
b. Công cụ Chat
Là công cụ dùng để trao đổi trực tiếp giữa Giáo viên và sinh viên để giải đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập.
Hình 1.10: Giới thiệu công cụ Chat.
c. Công cụ Forum
Là công cụ giao tiếp bất đồng bộ giữa Giáo viên và sinh viên để chia sẻ, trao đổi, thảo luận các vấn đề trong khóa học.
Hình 1.11: Giới thiệu công cụ Forum
d. Công cụ Page
Là công cụ dùng để chuyển tải nội dung học tập cũng như công cụ Book, nhưng trong Page chủ yếu để chứa đựng nội dung nhỏ, ít và mang tính chất là một trang
thông tin hơn là Book. Trong công cụ Book, chủ yếu chứa đựng toàn bộ nội dung và kiến thức của môn học. .
Hình 1.12 Giới thiệu công cụ Page
e. Công cụ Quiz
Là công cụ tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trên Moodle với các định dạng như: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng sai, điền khuyết, trả lời ngắn.
f. Công cụ Label
Với công cụ này giúp cho giáo viên đưa những video vào bài học cho phù hợp với nội dung cần chuyển tải, Bài học thêm phần hấp dẫn và sinh động. Một phần có thể gây ấn tượng tốt cho người học, từ đó người học tiếp thu bài học tốt hơn, nhớ bài hơn và thích học hơn.
Hình 1.14: Giới thiệu công cụ Label
g. Công cụ Gradebook
Là công cụ lưu bảng điểm. Giáo viên dựa vào số điểm của sinh viên, tính tỉ lệ % của các bài kiểm tra dựa vào các công thức tính điểm của các hàm trên excel và quy ra điểm cuối cùng.
h. Công cụ Feedback
Là công cụ trên Moodle dùng để tạo ra các bảng khảo sát nhằm thu thập những phản hồi từ phía người học hoặc khách hàng. Hoặc thông báo những thông tin phản hồi cho người học, nhằm nhắc nhở, thông báo người học thực hiện các nhiệm vụ học tập đúng thời gian quy định. Cũng giống như công cụ Quiz nhưng những câu trả lời trong Feedback không được tính điểm.
Dựa vào công cụ ULR trên Moodle, người nghiên cứu tiến hành soạn câu hỏi đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi thực nghiệm dành cho sinh viên trên Google Drive. Sau đó tiến hành gửi biểu mẫu này lên, copy mã nguồn URL trên Google Drive sau đó dán vào công cụ URL trên Moodle. Ta có phần phản hồi hoàn chỉnh.
Hình 1.16: Giới thiệu công cụ Feedback
Ngoài ra còn các công cụ như Assignment dùng để nhận bài từ sinh viên. Bài tập có thể là file word hay PDF hoặc có thể sinh viên có thể làm bài trực tiếp và nộp bài trực tiếp cho giáo viên. Bigbluebutton là công cụ tạo một lớp học từ xa, hoặc tổ chức một cuộc họp thông qua giao diện web. Ngoài ra Bigbluebutton còn có khả năng chia sẻ màn hình destop, thao tác viết bảng, chat, truyền videos thông qua camera hay webcam…
1.5. Các cơ sở lý luận của việc ứng dụng E-learning vào dạy học môn Marketing Ngành May- Thời Trang Ngành May- Thời Trang
1.5.1 Cơ sở triết học
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Nhận thức của con người bao gồm nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) con