So sánh E-learning và phương pháp dạy học truyền thống

Một phần của tài liệu Ứng dụng e learning vào giảng dạy môn marketing ngành may thời trang tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM (Trang 27 - 29)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.2.6. So sánh E-learning và phương pháp dạy học truyền thống

a. Phương pháp dạy học truyền thống.

Phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp được sử dụng hầu hết tại các cơ sở đào tạo. Phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Với hình thức học tập này, nội dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở hoặc do giáo viên truyền đạt từ kinh nghiệm bản thân. Giáo viên trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Như vậy, để kiểm tra mức độ hiểu biết của học trò thì thầy phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với học trò một cách trực tiếp.[16]

Từ việc quản lý lớp tới tất cả mọi hoạt động có liên quan đến lớp học đều do thầy chủ trì. Do vậy phương pháp học tập của học sinh cũng hết sức thụ động, học sinh nghe giảng bài và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể tóm tắt bằng các nội dung chính sau:

Hình 1.5: Mô hình các chức năng của GV trong dạy học truyền thống

b. Phương pháp dạy học có sử dụng E-learning.

Giảm sự thụ động, tăng sự chủ động trong việc học tập của học viên.

E-Learning giúp việc học tập trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Các môn học khó hoặc nhàm chán có thể trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn. Người học chỉ việc ngồi trước máy tính có hoặc không có nối mạng, được khuyến khích giao tiếp, cộng tác và chia sẻ kiến thức với việc lựa chọn môn học theo ý muốn. Có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức. E-Learning cho phép học viên có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập: Cả tư liệu và con người, và theo cách này mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình. Có thể so sánh ngắn gọn tính ưu việt của E-learning so với phương pháp dạy học truyền thống ở những điểm sau: [17]

 Học mọi lúc, mọi nơi.

 Nội dung học đa dạng phù hợp với từng các nhân.  Học có sự hợp tác phối hợp.

 Học liệu hấp dẫn.

 Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu.  Cập nhật mới, nhanh.

 Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá.  Thời gian đào tạo ngắn hơn.

Hình 1.6: Các chức năng của hệ thống E-learning

Một phần của tài liệu Ứng dụng e learning vào giảng dạy môn marketing ngành may thời trang tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)