Một số công cụ trong Moodle

Một phần của tài liệu Ứng dụng e learning vào giảng dạy môn marketing ngành may thời trang tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM (Trang 33 - 55)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2. Một số công cụ trong Moodle

a. Công cụ Book

Là công cụ tạo nhiều trang văn bản cho phép mã nhúng HTML, đồng thời có thể nhúng hình ảnh hoặc video vào bài giảng cho thêm sinh động, hấp dẫn.

b. Công cụ Chat

Là công cụ dùng để trao đổi trực tiếp giữa Giáo viên và sinh viên để giải đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập.

Hình 1.10: Giới thiệu công cụ Chat.

c. Công cụ Forum

Là công cụ giao tiếp bất đồng bộ giữa Giáo viên và sinh viên để chia sẻ, trao đổi, thảo luận các vấn đề trong khóa học.

Hình 1.11: Giới thiệu công cụ Forum

d. Công cụ Page

Là công cụ dùng để chuyển tải nội dung học tập cũng như công cụ Book, nhưng trong Page chủ yếu để chứa đựng nội dung nhỏ, ít và mang tính chất là một trang

thông tin hơn là Book. Trong công cụ Book, chủ yếu chứa đựng toàn bộ nội dung và kiến thức của môn học. .

Hình 1.12 Giới thiệu công cụ Page

e. Công cụ Quiz

Là công cụ tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trên Moodle với các định dạng như: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng sai, điền khuyết, trả lời ngắn.

f. Công cụ Label

Với công cụ này giúp cho giáo viên đưa những video vào bài học cho phù hợp với nội dung cần chuyển tải, Bài học thêm phần hấp dẫn và sinh động. Một phần có thể gây ấn tượng tốt cho người học, từ đó người học tiếp thu bài học tốt hơn, nhớ bài hơn và thích học hơn.

Hình 1.14: Giới thiệu công cụ Label

g. Công cụ Gradebook

Là công cụ lưu bảng điểm. Giáo viên dựa vào số điểm của sinh viên, tính tỉ lệ % của các bài kiểm tra dựa vào các công thức tính điểm của các hàm trên excel và quy ra điểm cuối cùng.

h. Công cụ Feedback

Là công cụ trên Moodle dùng để tạo ra các bảng khảo sát nhằm thu thập những phản hồi từ phía người học hoặc khách hàng. Hoặc thông báo những thông tin phản hồi cho người học, nhằm nhắc nhở, thông báo người học thực hiện các nhiệm vụ học tập đúng thời gian quy định. Cũng giống như công cụ Quiz nhưng những câu trả lời trong Feedback không được tính điểm.

Dựa vào công cụ ULR trên Moodle, người nghiên cứu tiến hành soạn câu hỏi đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi thực nghiệm dành cho sinh viên trên Google Drive. Sau đó tiến hành gửi biểu mẫu này lên, copy mã nguồn URL trên Google Drive sau đó dán vào công cụ URL trên Moodle. Ta có phần phản hồi hoàn chỉnh.

Hình 1.16: Giới thiệu công cụ Feedback

Ngoài ra còn các công cụ như Assignment dùng để nhận bài từ sinh viên. Bài tập có thể là file word hay PDF hoặc có thể sinh viên có thể làm bài trực tiếp và nộp bài trực tiếp cho giáo viên. Bigbluebutton là công cụ tạo một lớp học từ xa, hoặc tổ chức một cuộc họp thông qua giao diện web. Ngoài ra Bigbluebutton còn có khả năng chia sẻ màn hình destop, thao tác viết bảng, chat, truyền videos thông qua camera hay webcam…

1.5. Các cơ sở lý luận của việc ứng dụng E-learning vào dạy học môn Marketing Ngành May- Thời Trang Ngành May- Thời Trang

1.5.1 Cơ sở triết học

Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Nhận thức của con người bao gồm nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Quá trình dạy học là quá trình nhận thức, sử dụng tư duy và các giác quan để thực hiện hoạt động dạy và học. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học phải dựa trên quan điểm của triết học về vấn đề nhận thức, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin cũng như ứng dụng E-learning vào dạy học một cách triệt để nhất.

1.5.2 Cơ sở tâm lý

Tâm lý học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan và những quy luật riêng biệt trong đời sống (tâm lý học chuyên ngành: Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học so sánh, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học cá nhân, Tâm lý học xã hội, ,...) và ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người. Đây là cơ sở để xây dựng và phát triển E-learning dựa vào tâm lý, nhu cầu và sự phát triển của người học trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, xác định đúng mục đích, nội dung và phương pháp dạy học trong môi trường E-learning đạt hiệu quả nhất.

1.5.3 Cơ sở thực tiễn

Phát triển giáo dục của một quốc gia vừa là đòi hỏi của hội nhập đồng thời cũng là dấu hiệu, thước đo của sự hội nhập. Đứng trước những phát triển nhanh chóng của khoa học giáo dục trên thế giới hiện nay, giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế vận động đó. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư tối đa nguồn lực, phương pháp, nội dung và phương tiện nhằm tạo điều kiện tối đa cho phát triển giáo dục. Vì vậy, việc xác định tiềm lực, xác định những lợi thế cũng như khó khăn trong thực tiễn, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế, xây dựng mô hình E-learning sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng và môi trường cụ thể.

1.5.4 Cơ sở của lý luận dạy học hiện đại

Lý luận dạy học hiện đại vơi tư cách là một môn khoa học giáo dục, được định hướng theo mục tiêu, năng lực và có cơ sở từ lý thuyết học tập. Bao gồm thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. [5]

Elearning là quá trình dạy học nên chịu sự chi phối của các lý luận dạy học, thiết kế nội dung dạy học phải bao gồm đầy đủ các lý thuyết học tập hành vi, nhận thức và kiến tạo.

Ngoài ra trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại, xây dựng E-learning cần tuân theo các mô hình lý luận dạy học hiện đại, nội dung, phương pháp và phương tiện luôn có sự đổi mới để thích ứng với như cầu ngày càng phát triển của xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và E-learning trong dạy học đã mang lại một bước phát triển vượt bậc trong giáo dục trên thế giới cũng như trong nước. Tuy đây là một giải pháp quan trọng nhưng yếu tố chủ đạo vẫn là con người. Vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, giữa người dạy và người học, trong đó người học cần phải có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, trau dồi và bồi dưỡng kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân. Người dạy chủ động bồi dưỡng chuyên môn, khả năng chuyển tải nội dung một cách khoa học, dễ dàng cho người học tự tiếp nhận. Nâng cao hơn nữa tính khuyến khích người học, tăng tính chủ động, sáng tạo, tránh sự nhồi nhét và bị động. Bên cạnh những ưu điểm thì E-learning cũng tồn tại nhiều khuyết điểm, đòi hỏi phải có quá trình để thử nghiệm, kiểm tra đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm và áp dụng cho những lần tiếp theo. Nên việc ứng dụng E-learning hoàn toàn toàn là chưa áp dụng đơn thuần được mà phải được kết hợp với nhiều phương pháp khác để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Như vậy có thể nói rằng có rất nhiều các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và việc kết hợp các phương pháp này với các phương tiện dạy học hiện đại nói chung và hệ thống E-learning nói riêng là khả thi và sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Đó là mục tiêu hướng đến của Dạy học kết hợp (Blended Learning).

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - Elearning ở nước ta nhằm phát huy tối đa sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG E- LEARNING VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM.

2.1. Sơ lược lịch sử trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM

Tiền thân của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm huấn nghệ Thủ Đức thuộc Viện quốc gia phục hồi - Bộ Cựu chiến binh của chế độ cũ. Trung tâm là những dãy nhà tiền chế một tầng làm bằng gỗ thông do New Zealand viện trợ xây dựng trên diện tích đất gần 3ha tại xã Phước Long Huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Trung tâm được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1972.

Ngày 04 tháng 12 năm 1976 Trường Dạy Nghề Thủ Đức được tách ra khỏi Trung tâm Phục hồi chức năng lao động Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đơn vị sự nghiệp đào tạo độc lập với tên gọi “Trường Dạy nghề Thủ Đức”.

Ngày 14/8/2001 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã ký quyết định 817/2001/QĐ-BLĐTBXH đổi tên trường thành Trường Kỹ Nghệ II. Ngày 31/01/2007 Trường Kỹ Nghệ II được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công Nghệ Tp.HCM

2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu: Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận với khu vực và quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có tay nghề đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn; góp phần đáp ứng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của TP.HCM cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch năm năm và hàng năm trình Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy Nghề phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật các cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.

Xây dựng và thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề; kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo.

Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Liên kết, hợp tác đào tạo trong và ngoài nước.

Quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Dạy Nghề giao.

2.3 Định hướng phát triển

Phát triển Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm phía Nam, nằm trong quy hoạch mạng lưới trường đào tạo nghề trọng điểm của cả nước, từng bước tiếp cận, hội nhập trình độ đào tạo nghề ở các nước trong khu vực và trên thế giới; cung cấp lao động kỹ thuật có chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và nước ngoài.

2.4 Giới thiệu khoa Công Nghệ May- Thời Trang

Khoa Công nghệ may và Thời trang - Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở khoa May vào ngày 4 tháng 8 năm 2001. Quy mô đào tạo hàng năm từ 250 đến 300 sinh viên với các nghề: May thời trang, Thiết kế thời trang, Quản trị nhà hàng. Với Các hệ đào tạo: 3 cấp trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.

2.4.1 Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng:

Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy nghề May thời trang, Thiết kế thời trang, Quản trị nhà hàng theo kế hoạch đã được phê duyệt.

b. Nhiệm vụ

+ Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa

+ Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.

+ Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị; xây dựng, đề xuất các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.

c. Đội ngũ giảng viên: Bao gồm

Trưởng khoa: Cô Trần Thị Thúy Hằng và 09 cán bộ, giảng viên giảng dạy trong hai ngành May-Thời Trang, Quản Trị Nhà Hàng.

2.4.2 Chương trình đào tạo

- Liên thông đại học tại Khoa Công nghệ may và Thời trang của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

2.4.3 Chương trình ngắn hạn

- Ngoài ra Khoa còn tổ chức học các module ngắn hạn vào giờ hành chính, Thứ bảy và Chủ nhật.

2.4.4 Giới thiệu về môn học và tầm quan trọng của môn Marketing May-TT

Marketing ngành May- Thời Trang là môn học chuyên ngành thiên hướng về lĩnh vực kinh tế. Được trang bị cho sinh viên học năm cuối nhằm định hướng tương lai và nghề nghiệp cho các em. Giúp các em hiểu rõ hơn về thị trường may mặc, những cách thức cũng như nguyên tắc để có thể bắt đầu với ngành nghề kinh doanh.

Sau khi ra trường các em có thể phụ trách phần nghiên cứu thị hiếu của khách hàng hay nghiên cứu thị trường, định vị hoặc phân bổ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoặc các em có thể tự kinh doanh theo khả năng của mình về chuyên ngành đang theo học.

Vị trí, tính chất của môn học: Là môn học cơ sở bắt buộc được học vào học kỳ thứ 5 của khóa học bao gồm 6 kỳ học. Thời lượng là 30 tiết cho phần lý thuyết và kiểm tra, bao gồm 4 bài học được phân bổ thời gian theo tiết như sau:

Là môn học năng động, mang tới nhiều ý tưởng và sáng tạo cho người học thì với việc phân bổ thời lượng học tập hoàn toàn ở trên lớp, phương pháp chủ yếu là thuyết trình trong giờ lý thuyết, nêu và giải quyết vấn đề trong thời gian thực hành, dẫn tới Sinh viên bị gò bó về thời gian, bị động trong vấn đề hoàn thành bài tập đúng hạn định, mức độ tiếp thu bài học chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự tạo hứng thú cho Sinh viên. Cần có sự điều chỉnh về phương pháp giảng dạy và việc phân bổ thời gian để người học cơ hội mở rộng thêm kiến thức, có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức và từ đó tiếp thu bài học hiệu quả hơn.

Tổng Lý thuyết Thực hành

Bài mở đầu 1 1

MH13_01

Tổng quan về Marketing 5 5

Sự ra đời và phát triển của Marketing

2 Mục tiêu và chức năng của

Marketing

3

Thực hành

Kiểm tra 1

MH13_01

Nghiên cứu và dự báo thị

trường 27 17 10

Thị trường 4

Phân tích hành vi người tiêu

dùng 5

Nghiên cứu thị trường thời trang 4 Các bước tính toán giá trị sản

phẩm thời trang

3

Bài tập thực hành

Kiểm tra 1

Một phần của tài liệu Ứng dụng e learning vào giảng dạy môn marketing ngành may thời trang tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM (Trang 33 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)