Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)

6) Bố cục của đề tài

2.1.2.Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn

2.1.2.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc

Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn cách trung tâm thành phố khoảng 13 km về phía Tây Nam, bằng các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp có thể dễdàng đến với di tích bằng đường bộ qua quận Kiến An.

Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy núi sừng sững trụ vững với thời gian.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành năm 2004 UBND thành phố Hải Phòng đã kí quyết định công nhận cụm di tích đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố

Năm 2007 UBND huyện An Lão đã lập dự án trùng tu, phục dựng, đầu tư xây dựng khuôn viên đền thờ cùng với các nhà hảo tâm và du khách thập phương đã tôn tạo, kiến thiết đền ngày càng khang trang và đẹp

52 Ngày 26 tháng 07 năm 2008 UBND huyện An Lão tổ chức lễ động thổ xây dựng đền Trạng

Ngày 20 tháng 12 năm 2008 UBND huyện An Lão đã lập dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn

Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.

a) Cổng tam quan

Cổng chính tam quan được xây dựngvới hai trụchính có tiết diện hình vuông , đỉnh trụ trang trí con nghê chầu, có thân trụ phía trên là các ô lồng đèn vàcó đắp vế đối Hán tự , đế trụ thắt dạng cổ bồng. Hai khối cổng phụ hai bên với một tầng mái, mái ghép gạch đỏmũi hài và phíadưới là cổng vòm.

b) Sân đền

Qua Tam quan là đến sân đền được lát gạch vuông đỏ. Sân đền được bày đặt các chậu cảnh được cúng tiến , ghế đá đều được tặng lưu niệm với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi đền.

Trong sân có lư hương và hồ hình nguyệt bên trong có thả sen, mặt ngoài của hồđược chạm bong kênh các họa tiết quen thuộc như lá, hoa, mây...

c) Nhà bia

Nhà bia nằm trên bệ đá cao 3 bậc so với mặt sân, bề mặt cạnh của bậc được chạm khắc nổi họa tiết hoa sen vô cũng mềm mại. Nhà bia được xây dựng với mái cong lợp ngói vẩy, 2 bên đỉnh chạm hình tượng rồng tư thế bay , 4 trụ bằng gỗ đỡ 4 góc mái.

Ở giữa là bia đá được xây dựng theo phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng : to, đậm và chắc khỏe. Cạnh bia đá là tượng bác Hồquay hướng về phía cổng đền.

53 Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị (二). Nhà tiền đườngphía trước nằm trên một bệ cao đá cao 5 bậc so với mặt sân. Công trình có ba gian, bốn mái lợp ngói mũi hài với các góc đao uốn cong mềm mại tạo nên một sự thanh thoát cho kiến trúc. Bốn hàng cột lim được kê trên những chân tảng đá giữ vững cho cả hệ thống khung gỗliên kết với nhau bằng các xà ngang, xà dọc, vì kèo… rất vững chắc. Trên mái, bờ nóc, bờ chảy bố trí rất cân đối, hợp lý. Tại bờ nóc có lưỡng long chầu nguyệt nằm giữa một không gian thoáng đãng , với nhiều khúc uốn lượn, đường nét mềm mại, cùng với những con rồng từ các đao góc đang uốn mình vươn lên, góp phần tô điểm cho công trình thêm sinh động và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho di tích.Mỗi một gian đều được thiết kế cửa gỗ 2 lá với những hình nét chạm khắc mang dáng điệu của những ngôi nhà cổ miền Bắc ngày xưa.Nét mộc mạc, sự giản đơn đã mang đến vẻ đẹp kiêu sa thanh thoát cho Đền thờ từ ngoài vào.

Phía sau nhà tiền tế là tòa hậu cung với 3 gian và bên trong: bàn thờĐức thánh trạng Trần Tất Văn, bên phải bàn thờ là tượng quan Tiến sỹ Trần Tảo – con trai cụ, phía trong có một văn bia ghi lại quê quán và những thành tích đạt được của cụ. Phần mái cong của Đền đắp nổi “ Long – Li – Phượng” , ở giữa bờ nóc được đắp nổi hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên là hình rồng, thân uốn lượn chạy dài theo bờ nóc của Đền. Tuy nhiên hiện nay phía Đền đặt một bàn gỗ ở bên ngoài cửa của toàn nhà đểdu khách thập phương thắm nhang bên ngoài.

2.1.2.2. Tình hình khai thác khách

Số lượng khách đến với Đền chưa nhiều, hầu hết chỉ vào dịp đầu xuân, mùa thi, tổng kết của học sinh –sinh viên với khoảng 3-4 đoàn/ngày, mỗi đoàn từ 50-70 người. Còn lại các khoảng thời gian khác vẫn có những đoàn khách ghé thăm nhưng số lượng rất ít và rải rác, thường là những hộ gia đình từ 4-5 người. Các dịp khác: thường vào dịp tuần rằm thì người dân địa phương và số ít những khách ở khu vực lân cận đến hành hương. Mỗi năm Đền đón từ 4000-5000 lượt khách ghé thăm.

2.1.2.3. Hoạt động quản lý

Đền trạng nguyên Trần Tất Văn được quản lý và theo dõi bởi UBND xã Thái Sơn – huyện An Lão – TP Hải Phòng

54 Khu di tích không có người thường trực đón tiếp, còn nặng về quản lý theo cách trông coi.

Một số công trình phụ cận vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn thiện. Vấn đề vệ sinh môi trường, đảm bảo mĩ quan tại Đền vẫn chưa được thực hiện tốt.

2.1.3. Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm2.1.3.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)