Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 59 - 62)

6) Bố cục của đề tài

2.2.1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc

2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của huyện khá tốt với quốc lộ 10 chạy qua huyện, có cây cầu Bính nối trung tâm thành phố Hải Phòng với huyện, có cầu Kiều nối huyện An Dương với huyện, cầu đá Bạc nối Thủy Nguyên với Uông Bí – Quảng Ninh. Tuy nhiên có một số tuyến đường do dân địa phương tự làm nhưng chất lượng không cao, trọng tải kém

b) Hệ thống cung cấp điện, nước

Hiện tại khu vực đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc được cấp điện bởi Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng phục vụ việc thắp sáng.

Tại khu di tích, nguồn nước từ hồ hình nguyệt chủ yếu từ sông Giá đang trực tiếp phục vụ nước tưới tiêu cho khoảng 12.400ha đất canh tác nông nghiệp, 600ha

66 nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước sử dụng trong Đền được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng chi nhánh Thủy Nguyên

c) Hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch

Ban quản lý đền Trạng Nguyên Lê Ích Mộc bốtrí hệ thống các biển chỉ dẫn đối khu vực đốt vàng mã, khu vực lên lăng mộ. Tuy nhiên chưa có nhiều biển chỉ dẫn tiếp cận Khu di tích đền thờ mà mới chỉ có một biển chỉ dẫn đặt tại đầu đường 351 cách cổng tam quan của đền 500m.

d) Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội

Khu đền di tích hiện nay chỉ có một bảo vệ trông coi, tuy nhiên lại không thường trực ở trong đền dẫn đến việc khách du lịch hoang mang khi đến với đền lại không yên tâm về vấn đề phương tiện đi lại, cũng như những thắc mắc không được giải đáp khi đến với đền vì không có người trông coi ởđó.

e) Công tác vệ sinh môi trường

Phía trong đền thờ Trạng Nguyên Lê Ích Mộc có đặt 2 thùng rác cỡ trung bình có bánh xe di chuyển ở khu vực đốt vàng mã và trước khu vực lên lăng mộ.

Đối với việc chăm sóc cây xanh, đảm bảo vệ sinh toàn khu vực đền thờ cũng được Ban quản lý đền thờ thường xuyên quét dọn và cắt tỉa nhưng không có đội ngũ vệ sinh riêng biệt. Rác thải sau khi được quét dọn và thu gom sẽ được đội thu gom rác của xã thu và chở về bãi rác tập trung của xã Quảng Thanh để xửlý.

f) Nhà vệ sinh công cộng

Khu vực vệ sinh công cộng được bố trí trong khuôn viên của Đền thờ được thiết kế phân khu chức năng rõ ràng giữa nam và nữ, có không gian đủ rộng để đảm bảo sử dụng thuận tiện. Phòng vệ sinh được thiết kế có chốt cài bên trong đảm bảo sự riêng tư. Có công năng sử dụng hợp lý, với trang thiết bị vệ sinh hiện đại, đầy đủ theo yêu cầu. Khu vực rửa tay bố trí các trang thiết bị dành cho việc lau, rửa tay, soi gương.

67 Trong đền chính, ban quản lý cũng đặt các biển yêu cầu người dân cũng như du khách khi đến tham quan Đền không được đốt hương thẻ, tiền vàng mã đã có khu vực đốt riêng biệt và có biển chỉ dẫn.

Đền thờ có trang bị phương tiện chữa cháy và bố trí các bình chữa cháy ngay trong khu vực đền chính. Nhưng số lượng các bình chữa cháy không nhiều chỉ có 2 bình

Các hộp điện đã cũ và không thường xuyên đc đóng lại, dây điện để lộra ngoài rất nguy hiểm đối với các khách du lịch là trẻ nhỏ

2.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay huyện Thủy Nguyên có ba khách sạn tư nhân, trong đó có hai khách sạn với mức độ tiện nghi trung bình và một khách sạn 2 sao. Đó là khách sạn Cty View ( Tân Dương ), Toàn Minh ( Núi Đèo ) và My Sơn ( Minh Đức ).

Thủy Nguyên có khá nhiều các nhà hàng phục vụ ăn uống, nhưng hầu hết đều nhỏ và chất lượng còn hạn chế. Chưa có nhà hàng nào đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế với đúng yêu cầu đặt ra.

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Vấn đề về đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch của cụm di tích đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc cũng như đối với huyện Thủy Nguyên cũng là một vấn đề khá mới mẻ, vì trên địa bàn huyện chưa có một tổ chức nào chuyên trách về du lịch.

2.2.1.4. Thị trường khách và nhu cầu du lịch a) Thị trường khách

Khách du lịch đến tham quan chủ yếu là những học sinh, sinh viên của Hải Phòng hoặc các tỉnh giáp gianh. Những người dân địa phương, người dân các vùng lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình,…cũng thường ghé thăm

68 Phần lớn khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài sống và làm việc tại các khu công nghiệm của Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Thành phần chủ yếu là người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Philipin…

b) Nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch đa dạng như: tham quan, du ngoạn, nghỉ dưỡng cuối tuần, nhu cầu khảo cổ, sinh hoạt văn hóa lễ hội… Hay với trí tò mò và lòng mê khám phá, họ thường tự tổ chức các chuyến điền giã vào mùa hè, cuối tuần, hay thời gian đầu xuân mới.

2.2.1.5. Công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch

Hiện nay chưa có một bộ phận nào của huyện Thủy Nguyên chuyên trách về hoạt động du lịch văn hóa. Các hoạt động du lịch văn hóa ở đây đa số mang tính tự phát, chưa có đầu tư nghiên cứu thị trường, chưa có các hoạt động quảng bá để thu hút khách.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)