Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 48)

6) Bố cục của đề tài

2.1.3.Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Có vị trí giao thông thuận lợi, cách trung tâm thành phố khoảng 50km

Theo hồ sơ công nhận di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có diện tích 91.500,7m2

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu; Am Bạch Vân; Quán Trung Tân; Tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định (Thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm); quảng trường; tượng đài, ngoài ra còn có Vườn tượng

Các đơn nguyên kiến trúc

a) Nghi môn ngoại

Nghi môn tạc bằng đá, đỉnh hai cột giữa tạc cách điệu quả dành dành, đỉnh hai cột bên tạc đôi nghê hướng mặt vào lòng cổng. Khối đèn lồng của trụ tạc tứ linh trong tư thế hàm thư, cõng thư, cuốn thư. Thân trụ là khối hình chữ nhật tạc các vế câu đối chữ Hán, đế trụ tạo kiểu thắt đáy cổ bồng.

b) Nghi môn nội

Được xây dựng với phong cách kiến trúc 2 tầng 8 mái, đao cong bốn phía gắn các linh vật rồng, phượng. Cổ diêm và thân cổng có đắp các câu đối, đại tự chữ Hán. Mặt ngoài đắp bức đại tự “ Trung Am từ”, mặt trong đắp “Trình Quốc Công”. Tất cả như một sự khẳng định tên gọi cho ngôi đền

55

c) Hồ Thái Ất, Thái Nhâm

Không gian phía trước đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai hồ nước “ Thái Ất” và hồ “ Thái Nhâm”. Nối bờ hồ với đảo nhỏ ở giữa là cây cầu đá xanh được bắc 5 nhịp, thân cầu được khắc hoa văn sóng nước mềm mại. Trên đảo có đặt tấm bia đá ghi việc dựng lại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

d) Đền thờNguyễn Bỉnh Khiêm

Ngôi đền lập trên nền nhà cũ của Trạng trình từ năm 1765. Qua thời gian, chiến tranh, đền bị hủy hoại, ngôi đền được dựng lại vào năm 1927 , đến năm 1985 nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì được sửa chữa và tu bổ thêm . Ngôi đền có bố cục mặt bằng theo hình chữ Đinh (丁) với tiền tế 3 gian 2 chái và hậu cung có 2 gian.

Toà tiền tế

Hệ thống khung chịu lực có 4 bộvì, chia không gian tòa nhà thành 3 gian. Gian chính giữa rộng 3m17, 2 gian bên mỗi gian rộng 2m80 và 2 gian chái mỗi gian rộng 2m10. Toàn bộ công trình được dựng trên 22 cột gỗ lim. Khoảng cách giữa 2 cột cái là 2m50, chi vi cột cái 1m02. Khoảng cách giữa các cột cái với cột quân 1m46, chu vi cột quân 0.91m

Vì nóc kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng”. Về hoa văn trang trí, trên thân các con rường và má câu đầu được chạm bong kênh đề tài lá lật, trụ đầu chạm cánh sen, dạ câu đầu khắc dòng lạc khoản tu sửa ngôi đền (ngày tốt tháng 10 năm 1928). Bốn đầu dư được chạm thủng kết hợp kênh bong bốn đầu rồng theo phong cách rồng thời Nguyễn đầu thế kỷ 20.

Vì nóc “ván mê”, hai mặt của vì được trang trí dầy đặc, tỉ mỉ nhiều hoa văn khác nhau. Mặt phải của vì được những nghệnhân dân gian sử dụng kết hợp hai hình thức chạm nổi và bong kênh đề tài rồng với cái nhìn toàn thân, đầy đủ các bộ phận trên cơ thể rồng. Kết hợp với rồng là các đề tài vân mây, lá lật, sóng nước, hoa văn chữ triện, hoa lá sen, thủy ba, cá chép. Mặt trái của vì nách được trang trí hoa văn

56 đơn giản hơn mặt phải, đề tài chủ yếu là văn lá lật, “văn hóa long” theo lối chạm nối kết hợp kênh bong.

Tòa hậu cung

Tòa hậu cùn được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, cả tòa nhà có hệ thống khung chịu lực gồm hai bộvì kèo. Vì nóc và vì nách đều có liên kết kiểu vì “ ván mê”. Hoa văn trang trí trên hệvì là những đềtài quen thuộc như: lưỡng long chầu nhật, cây mai, cànhsen, rù, long mã...

Bộ vì thứ hai, vì nóc “ biến thể giá chiêng chồng rường”, đề tài trang trí cỏ, chính giữa là mâm ngũ quả, hai bên là hai lọ hoa cúc và đôi hạc sắp xếp đăng đối. Vì nách “ván mê”, để mộc không trang trí hoa văn. Không gian linh thiêng trong cung cấm là nơi đặt khảm và thờtượng Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng Trạng Trình được làm bằng gỗ, ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng bài cho các học trò. Bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ"An Nam lý học" từ câu "An Nam lý học hữu trình tuyền" có nghĩa là am hiểu về môn lý học ở nước An Nam chỉ có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), do Chu Sán, sứ giả nhà Thanh (Trung Quốc) đề tặng. Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông.

Phía trước đền, 2 con rồng đá ngự bên bức bình phong như trang sách mở ra tôn thêm vẻtrang nghiêm.

Gắn với đền thờ là rất nhiều giai thoại và có một giai thoại quê Trạng kể lại rằng : Năm 1833 Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng điều Nguyễn Công Trứ đi khai hoang ở Hải Dương. Nguyễn Công Trứ xem xét địa thế, thấy cần phải phá đền thờ trạng Trình đểđào sông.

57 Sau khi người dân đào bát hương lên, ông thấy dưới bát hương có tấm bia đá phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ sai người lau sạch bia thì đọc được mấy câu:

“Minh Mạng thập tứ Thằng Trứphá đền Phá đền phải làm đền

Nào ai động đến doanh điền nhà bay.”

Ông liền thảo sứ về triều, xin bãi bỏ lệnh phá đền, đồng thời sửa sang lại ngôi đền của vị trạng nguyên nhà Mạc.

e) Đền thờthân phụ - thân mẫu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phía sau đền thờ chính là đền thờ song thân phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm được khởi công xây dựng vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 520 năm ngày sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và khánh thành vào năm 2011, được đầu tư với kinh phí khoảng 45 tỷ đồng. Toàn bộ đền đều được làm bằng gỗ lim. Đền thờ có bố cục mặt bằng với các đơn nguyên kiến trúc như: tòa đền chính hình chữ công (工), hai tòa giải vũ hình chữ nhất (一) và Nam / Bắc môn

Nam, Bắc môn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cổng được dựng theo kiểu nhất môn, với hệ thống 4 mái lợp ngói vẩy, tường bờ nóc đắp xi măng đặc, chính giữa gắn mặt trời, hai đầu kìm đắp hoa văn cách điệu chữ triện, bốn đầu đao cong tạo dải vân mây,

Nhà Tả vu, Hữu vu :

Hai dãy nhà Tả/Hữu vu có bố cục mặt bằng hình chữ nhất và được phân bố theo chiều Đông-Tây. Mỗi đơn nguyên được dựng trên hệ thống khung chịu lực của 8 bộ vì gỗ chắc khỏe. Tám bộ vì là ranh giới phân chia không gian tòa nhà thành 7 gian, với thiết kế kiểu vì 4 hàng chắn cột. Vì nóc theo kiểu “ chồng rường giá chiêng”, vì nách “ chồng rường trụ trốn”. Hoa văn trang trí trên bộ vì có trụ đấu hoa sen, má các con rường, bẩy hiên chạm bong kênh hoa văn lá lật.

58  Tòa đền chính:

Tòa công trình có tòa tiền tế 3 gian 2 chái, tòa thiêu hương 1 gian và tòa hậu cung 3 gian. Các toàn nhà được liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống tường bao để tạo thành chính thể thống nhất có bố cục mặt bằng hình chữcông (工)

Tòa tiền tế:

Hệ thống khung chịu lực có 4 bộ vì chính. Vì được làm theo thể thức 4 hàng chắn cột. Toàn bộ tòa nhà được dựng trên 26 cột gỗ. Tính từ trái qua phải theo hướng di tích, ta có bộ vì số 1,2,3,4.

Khoảng cách hai bộ vì 2 và vì 3 tạo không gian trung tâm tòa tiền tế. Vì nóc kiểu “chồng rường giá chiêng”, vì nách “ bán chồng rường giá chiêng”. Hoa văn trang trí đơn giản với hoa sen trụ đấu, má các con rường và má câu đầu được chạm bong kênh đề tài lá lật, bẩy hiên trang trí hoa dây lá lật

Tòa ống muống:

Tòa ống muống được tạo bởi 2 bộ vì vững chắc. Tòa nhà là một gạch nối linh thiêng, quan trọng để đưa con người đến gần hơn với thần linh, đến chốn linh thiêng tôn thờ các ngài. Vì nóc của 2 bộ vì có kết cấu dạng “ chồng rường giá chiêng”, vì nách “ chồng rường trụ trốn”, hoa văn trang trí trên bộ vì tương trụhoa văn các hệ vì tòa tiền tế.

Tòa hậu cung:

Tòa hậu cung có 4 bộ vì tạo 3 gian thờ rộng rãi. Hệ thống vì và các thức hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc của tòa nhà tương đối giống với hai tòa nhà phía trên nó. Duy chỉ có đôi chút khác biệt ở hai bộ vì nách gian trung tâm là làm theo kiểu vì “ván mê”, vì được để mộc không trang trí hoa văn, má xà nách có điểm hoa văn lá lật với kỹ thuật chạm bong kênh.

f) Nhà Am Bạch Vân

Am Bạch Vân là công trình kiến trúc với 3 gian nhà lợp cói có nguồn gốc xây dựng từ lâu đời và được dựng lên sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê ( Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (thời Tự Đức) và

59 Lịch triều hiến chương loạn chí của Phan Huy Chú ). Sử sách còn ghi lại, sau khi thi đỗ trạng nguyên làm quan trong triều được 8 năm, trước cảnh quyền thần tranh giành địa vị, bổng lộc, dối vua, hại dân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ lên vua vạch tội và xin xử trảm 18 tên lộng thần biến chất mưu phản song không được nhà vua chấp thuận. Vì thế ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà; lập Am Bạch Vân dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử; lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

Bạch Vân Am được làm theo kiểu tứ trụ, trốn cột cái, thượng đấu hạ oai theo dạng bái đường Văn Miếu. Nguyên liệu bằng gỗ xoan, gỗ mít. Mái lợp tranh lá dừa, phủ liếp nứa chống gió lốc. Ngoài hai chái đông tây, am có 3 gian giữa khá rộng dùng làm phòng dạy học. Phía trong gian giữa, kê một sập gụ chân quỳ, mùa hè để trần, mùa đông trải chiếu cạp điều, cải chữ “thọ”.

Am Bạch Vân không chỉ là nhà ở mà còn là trường dạy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi ông đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Hơn thế nữa, Am Bạch Vân là nơi tạo nguồn cảm hứng của 1000 bài thơ Nôm, để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị như Bạch Vân Am thi tập, Bạch Vân Quốc ngữ thi tập, Trình Quốc Công Sấm ký…

Cũng chính từ mái Am Bạch Vân này, ông đã từng tiếp kiến các sứ giả của các thế lực phong kiến lúc bấy giờ như: Mạc, Trịnh, Nguyễn đến tham vấn về việc quân quốc, trọng sự.

g) Chùa Song Mai

Chùa Song mai Cách Bạch Vân Am khoảng hơn trăm bước chân, Trạng Trình dựng cho bà vợ thứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt ngôi nhà đểbà tu tại gia. Bà không con, hướng về cõi Phật lúc tuổi già. Trạng trồng cho bà cây hoa mai lên gọi là chùa Song Mai. Sau nhiều lần trùng tu, gần đây lại được Việt kiều công đức nên đã trở lên khang trang.

Truyện xưa kể lại, thưở còn trẻ Nguyễn Văn Đạt (Nguyễn Bỉnh Khiêm) thường cùng bạn bè dạo chơi những nơi dnah lam thắng cảnh. Một lần đến Đồ Sơn. Ngắm cảnh trời đất núi non lồng lộng, Văn Đạt liền cao hứng đọc:

60 “Trai ĐồSơn đứng núi ĐồSơn

Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt” Câu này có nghĩa

“Núi sinh ra anh hùng hào kiệt”.

Các bạn cùng đi không ai đối được vế ra đối nửa chữ nôm, nửa chữ hán. Trong lúc mọi người đang mải nghĩ thì bên triền núi xuất hiện một người con gái. Người con gái đẹp khiến chàng trai nào cũng ngơ ngẩn và lặng đi. Giữa lúc đó, cô gái đưa cho tiểu đồng một tờ giấy nhỏ. Chú bé đến chào mọi người và trao tờ giấy. Đọc mới biết hoá ra là vếđối trả lời Văn Đạt. Vế đối như sau:

“Gái minh nguyệt ngồi trong cung nguyệt Nguyệt nguyệt bằng quân tử trượng phu”

câu này có nghĩa

“ Trăng làm bạn với quân tửtrượng phu.”

Vế đối hay và có tình ý nên mấy người bạn xúm vào ghép nàng cho Văn Đạt. Sau hỏi mới hay, người con gái đó tên là Hương (sau đổi thành Minh Nguyệt), họ Nguyễn.

Cảm kích trước tài năng, sắc đẹp và tấm lòng, sau Văn Đạt tìm đến nhà và cưới người đẹp làm vợ thứ. Lấy được nhau hai người có bạn tâm đắc nhưng sau đó vì không có con, bà buồn rầu nên xin với Nguyễn Bỉnh Khiêm cho tu tại gia. Ông ra sức khuyên giải. Bà nhìn về phía quê cha, nói: “ Hải bất ba đào khan hải tĩnh” - biển không có sóng cạn thành biển lặng. ông đáp lại: Hồvô minh nguyệt bán hồ mê - Hồ không có ánh trăng thành hồ mê muội. Lòng ông vẫn quyến luyến nhưng bà nhất quyết dứt bỏ cõi phàm, ông đành dựng cho bà ngôi chùa, bà không con nên ông trồng cho bà 2 cây mai cho bà chăm sóc và làm bạn qua ngày. Từ đó chùa gọi là chùa Song Mai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61 “Tốn bút song phong trung phúc quả

Hàn giang nhất đời dưỡng tâm hoa.”

Vế đầu bà làm với ý nhờhàng núi bút mà ông ở đất này hưởng lộc, ông làm vế sau: bà ở bên dòng sông Hàn nuôi tấm lòng đẹp như hoa.

h) Quần thể Vườn tượng

Khu di tích có tổng cổng 3 vườn tượng với những bức tượng bằng đá granit, có kích thước như người thật, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.

Vượn tượng thứ nhất nằm ở bên cạnh đền thờ chính tái hiện lại cảnh nhân dân trong làng vui mừng ra đón Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi từ quan trở về quê hương.

Vườn tượng thứ hai là ở ngôi nhà mô phỏng Am Bạch Vân xưa. Khoảnh sân nhỏ cũng là lát cắt trong quãng đời của Bạch Vân cư sĩ từ sau khi cáo quan về ở ẩn được tái hiện qua những bức tượng rất sinh động, hình ảnh những đứa trẻ cùng cha mẹ đến xin cụ dạy chữ, những vị quan đại diện cho các triều đại đến vấn an cụ về việc quân quốc sự…

Vườn tượng thứ ba nằm phía sau nhà Am Bạch Vân tái hiện lại cảnh xét xử việc cha con ông Khả. Nghe dân làng kể, sau khi Trạng mất, ở làng Cổ Am có lập đền thờ. Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt ếch ởbên ngôi mộ cụ vô ý làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng thấy thế bắt về đình phạt ba quan tiền vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:

"Cha con thằng Khả Đánh ngã bia tao Làng xóm xôn xao Bắt đền tam quán".

Cha con ông Khả chạy đi kiếm mãi cũng chỉ có một quan tám nhưng dân làng không chịu, cha con ông bèn cãi liều: “Cha con tôi lỡ lầm nên cụ Trạng bắt phạt có

62 quan tám, "tam quán" nói lái lại thành quan tám chứ không phải ba quan. Dân làng không tin hãy cứ xin âm dương trong đền cụ mà xem.”

Dân làng nghe cũng có lý mới đi lễđền cụxin âm dương thì quả thực như vậy. Cứ xin hoài ba quan mà hai đồng tiền vẫn cứ khi thì xấp cả, khi thì ngửa cả. Chỉ tới khi khấn là quan tám mới được đồng xấp, đồng ngửa nên mọi người lại càng tin và phục tài tiên đoán của cụ Trạng.

Dạo bước trong khu di tích thả hồn vào không gian làng quê yên bình với rặng tre xanh. Lạc vào khu vườn tượng với những bức tượng kích thước và hình dáng như thật diễn tả cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rất nhiều du khách đã chọn nơi này để ghi lại những bức ảnh kỉ niệm. Khu vườn tượng không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn có giá trị lịch sử quý giá.

i) Khu vực Phù điêu,Tượng đài, Quảng trường

Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5m, dài hơn 20m và được làm

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 48)