6) Bố cục của đề tài
3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch
78 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là ngành dịch vụ, người làm du lịch đóng vai trì như vị đại sứ góp phần quảng bá hình ảnh của những điểm đến đến với khách du lịch. Những người làm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mang lại những ấn tượng tốt hay không tốt đối với khách du lịch khi đến với các điểm tham quan. Chính vì vậy đối với những người làm du lịch phải đòi hỏi trình độ phục vụ, phong cách, thái độ và cách giao tiếp ứng xử một cách chuyên nghiệp và bài bản.
Nhưng có thể thấy rằng đây là điểm yếu đối với du lịch tại Đền Trần Tất Văn và Đền Lê Ích Mộc. Khi đến với 2 địa điểm này thì chưa thấy sự có mặt của đội ngũ hướng dẫn viên hay thuyết minh viên để thông tin cho khách du lịch hay giải đáp những thắc mắc cho khách khi đến đó. Do đó phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của huyện Thủy Nguyên và huyện An Lão là vấn đề bức thiết.
Đối với Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có đội ngũ hướng dẫn viên điểm, tuy nhiên vào mùa du lịch số lượng nhân viên quá ít không thể đáp ứng kịp và hướng dẫn viên còn bị hạn chế và yếu ngoại ngữ khi dẫn các đoàn khách nước ngoài. Đây cũng là một vấn đề cấp bách cần được các cấp ngành huyện Vĩnh Bảo phải lưu ý để du lịch Vĩnh Bảo có thể phát triển một cách đúng hướng và ngày càng chuyên nghiệp hơn nữa.
Đào tạo cán bộ văn hóa
Cán bộ văn hóa là những người trực tiếp quản lý các hoạt động diễn ra tại di tích. Làngười có quyền tham mưu và đưa ra ý kiến góp phần phát triển di tích. Điều đó chứng tỏvai trò quan trọng to lớn của họ. Chính vì vậy mà các cán bộvăn hóa cần phải có những kiến thức chuyên môn về quản lí di tích
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí ngành du lịch và văn hóa được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên tại các nước, các vùng trong khu vực và trên thế giới phục vụcho phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa.
Phải thường xuyên mở các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật thường xuyên những cái mới nhưng không bỏ qua truyền thống
79 Có kĩ năng nhìn nhận và đánh giá nhân viên để tuyển dụng và khen thưởng nhân
viên
Đối với hướng dẫn viên
Việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên tại điểm theo đúng nghĩa của nó. Hướng dẫn viên phải là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc mà điểm du lịch mà mình phụ trách. Hơn ai hết họ phải là người thể hiện rõ nét nhất văn hóa của vùng miền, quê hương mình. Bên cạnh đó, mỗi người hướng dẫn viên phải tự trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo... Đội ngũ hướng dẫn viên cần được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa để có kiến thức sâu rộng, phục vụ theo các yêu cầu tiêu dùng du lịch của con người với các đặc điểm tâm lý xã hội khác nhau. Cái khó trong du lịch tham quan tìm hiểu về các ngôi đền là hiểu rõ về lịch sử, quá trìnhhình thành cũng như ý nghĩa tâm linh của nó. Kết tinh trong mỗi ngôi đền đó là toàn bộ các giá trị văn hóa- yếu tố bất biến. Vậy làm thế nào để du khách có thể hiểu được, nắm bắt được các giá trị đó qua mỗi chuyến đi? Điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, cách dẫn dắt của độingũ hướng dẫn viên.