Mô hình tổ chức hoạt động dạy học theo VNEN

Một phần của tài liệu Khoá luận bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

Mô hình trường hc mi được triển khai đầu tiên tại Colombia từ những năm 1995- 2000 nhằm dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Ưu điểm của mô hình này là vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sựđổi mới căn bản về mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp dạy - học, cách thức đánh giá và cách tổ chức quản lí lớp học,… Đến tháng 01/2013, Mô hình trường hc mi ti Vit Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – VNEN viết tắt của từ Viet Nam Escuela Nueva) được triển khai nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

TS. Phạm Minh Diệu (2016) đã nêu trong bài viết “Thiết kếquy trình bài học môn

Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, mô hình trường học mới VNEN có một số đặc điểm nổi bật như:

33

“- Tạo điều kiện đểGV cân đối thời lượng giữa lí thuyết và thực hành; chú ý hơn tới

các hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức, đảm bảo sự gắn kết giữa bài học với thực tiễn và định hướng mở rộng kiến thức sau bài học.

- Tạo cơ chếđể HS hoạt động, tựtìm kiếm kiến thức và rèn luyện kĩ năng giảm thiểu tối

đa phương pháp thuyết giảng hay vấn đáp; tạo cơ hội để vận dụng các phương pháp

dạy học tích cực.

- Tạo cơ chếđể gắn liền việc học tập của HS với gia đình và xã hội rộng lớn; tạo cơ chế để HS sử dụng công nghệthông tin.

- Thuận lợi cho kiểm soát, đánh giá kết quả học tập của HS.”

Chúng tôi đồng tình với những ưu điểm mà TS. Phạm Minh Diệu đã nêu trên. Từ những điểm tích cực ấy, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng mô hình Trường hc mi ti Vit Nam (VNEN) làm cơ sở để đề xuất quy trình hướng dẫn HS THPT tạo lập VBĐPT bằng megastory với 5 bước như sau:

2.1.3.1 Hoạt động khởi động

Đây là hoạt động đầu tiên trong quy trình, nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Trong bước này, người GV thường thông qua các phương pháp dạy học khác nhau để gợi mở cho HS đưa ra ý kiến, nhận xét vềcác vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề sắp được học. Đồng thời, người GV cũng có thể tổ chức linh hoạt thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, sao cho các em vừa có thể huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân vừa hình thành ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau.

2.1.3.2 Hoạt động hình thành kiến thc

Sau hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức được xây dựng nhằm giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề bài học, cũng như cung cấp cho HS

34

cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập trong chủ đề. Trong hoạt động này, người GV có thể sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác,.. để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủđềvà khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề. Tuy nhiên, dù với phương pháp nào, người GV cũng cần nêu nhiệm vụ một cách cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV.

2.1.3.3 Hoạt động luyn tp

Hoạt động luyện tập yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước trên để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV có thể đánh giá khái quát mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng của HS nhằm điều chỉnh cũng như hướng dẫn một cách phù hợp. Hoạt động luyện tập này thường được trình bày dưới dạng những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… nhằm giúp HS củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng qua việc tự học tập, học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau.

2.1.3.4 Hoạt động vn dng

Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các vấn đề trong học tập (Ví dụ: đọc hiểu văn bản cùng thể loại, cùng thời kì,..). Ngoài ra với hoạt động giáo dục này, GV tạo cơ hội để HS ứng dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống gắn liền với bản thân HS hoặc các vấn đề xã hội phù hợp với lứa tuổi. HS có thể thực hiện nhiệm vụđược giao trong hoạt động này theo cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường,…

35

Hoạt động tìm tòi, mở rộng là hoạt động cuối cùng trong quy trình nhằm khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm, tiếp tục học hỏi, khám phá và mở rộng kiến thức. Trong hoạt động này, GV cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu chính thống trên mạng; cũng như giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu khác. Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu thực hiện ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình nêu trên cần được thiết kế và thực hiện linh hoạt.

Một phần của tài liệu Khoá luận bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)