Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 28)

Theo Tổng cục thống kê năm 2016, tổng đàn trâu cả nước ước tính khoảng 2.519.411 con. Nhìn tổng thể, trong những năm gần đây, tổng đàn trâu có xu hướng giảm. Số liệu thống kế cho thấy, đàn trâu của nước ta năm 2011 là 2.712.025 con, năm 2012 là 2.627.813con (giảm3,1% so với năm 2001), năm 2013 là 2.559.539 con (giảm 2,6% so với năm 2012), năm 2014 là 2.511.909 con (giảm 1,86% so với năm 2013), năm 2015 là 2.523.660 con (tăng 0,47% so với năm 2014) và năm 2016 là 2.519.411 con (giảm 0,19% so với năm 2015). Sốlượng đàn trâu phân bốkhông đều: vùng trung du miền núi phía Bắc ước tính khoảng 1,415 triệu con, chiếm 56,14% tổng đàn, tiếp đến là vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 32,15%, còn lại các vùng khác đều chiếm tỷ lệ thấp: Đồng bằng sông Hồng 5,39%, Tây nguyên 3,63%, Đông Nam bộ 2,07% và Đồng bằng sông Cửu long 1,52% tổng đàn (thống kê, 2016).

Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm và thành thục muộn. Khối lượng trưởng thành của trâu nội

thấp: trâu đực 400-450 kg/con; trâu cái 330-350 kg/con. Do chăn nuôi trâu không được đầu tư đúng mức và công tác giống chưa được quan tâm đúng mức, nên tầm vóc trâu có xu hướng giảm: Từ năm 1985 đến năm 2000, tầm vóc của trâu đực đã giảm 11,3% (từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con) và trâu cái giảm 14,6% (từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con) (Cục Chăn nuôi, 2010). Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái giống trâu Việt Nam.

Chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng sản phụ trong nông nghiệp để lấy sức kéo và phân bón. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, sử dụng thức ăn tận dụng (cỏ tự nhiên trên bờđê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng thức ăn ủ xanh, ủurê...) và lao động phụtrong gia đình (chiếm 90% ởvùng đồng bằng). Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản chỉ tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang), Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và phía Nam (Bình Phước, Long An, Tây Ninh).

Công tác điều tra đánh giá thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi trâu đã được nhiều tác giả thực hiện. Vũ Duy Giảng và cs (1999) đã điều tra về khối lượng trâu đực, cái ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và Phổ Yên (Thái Nguyên). Mai Văn Sánh (2008) điều tra hiện trạng đàn trâu ở một số địa phương đại diện cho các vùng trong cả nước.

Một số tác giả khác cho biết: Trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs, 1994), trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh, 1996) và trâu đẻ lứa đầu tập trung vào 4 -5 tuổi. Mai Thị Thơm (2003) cho biết, trâu ở thị xã Sông Công (Thái Nguyên) có tuổi đẻ lứa đầu của trâu chủ yếu là 3 - 4 năm tuổi, chiếm 46,72% và 4 - 5 tuổi chiếm 29,51%. Nguyễn Đức Thạc (1983) cho biết, đàn trâu của trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 - 15 tháng là 21,51%; 16 - 18 tháng là 37,13%, và trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên

19 tháng là 39,54%. Nguyễn Quang Tuyên và cs (2006) cho biết, đàn trâu ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên) có khối lượng giảm so với trước đây; trâu cái có khoảng cách giữa 2 lứa đẻkhá thưa: 23,54% trâu cái có khoảng cách lứa đẻ 12 - 15 tháng, 31,27% trâu có khoảng cách lứa đẻ 16- 18 tháng; 25,96% trâu có khoảng cách lứa đẻ 19 - 24 tháng và 19,23% trâu có khoảng cách lứa đẻ trên 24 tháng.

Trâu đầm lầy có kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi có trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau; mắt sâu, lông mi dài; taito, rộng, bên trong có nhiều lông; cổ dài thẳng, có nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to tròn; lưng dốc về phía sau. Mông thường phát triển tốt; đuôi ngắn; vú nhỏ và lùi về phía sau.

Trâu Ngố: Có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe...

Trâu cái có khả năng giao phối lúc khoảng từ 30 - 36 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 4 năm tuổi. Chu kỳ động dục của trâu 22 - 25 ngày. Thời gian mang thai 320 - 325 ngày. Thời gian động dục lại sau đẻ khoảng sáu tháng, nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Mùa sinh sản của trâu tập trung chủ yếu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

* Khả năng sinh sản của trâu đực: Trâu đực có khả năng giao phối lúc

3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt nhất là 4 - 6 năm tuổi, càng về sau tuy trâu vẫn còn khả năng giao phối nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 3 - 4ml tinh dịch, hoạt lực 70 - 80%, nồng độ 0,8 - 1 tỷ/ml. Khả năng phối giống của trâu đực phụ thuộc vào cá thể,

mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và sử dụng.

Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng không quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40 - 50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái có chửa/năm. Số lần phối giống tốt là 2 - 3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn.

* Khảnăng sản xuất của trâu cái: Trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đó khối lượng cơ thế mới đạt 70 - 75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80-85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳđộng dục của trâu dao động khá lớn, từ 15 - 35 ngày, thời gian kéo dài động dục là 15 - 20 giờ và phần lớn trâu cái biểu hiện động dục không rõ ràng (động dục ngầm). Thời gian mang thai của trâu nội là 320 - 325 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đôi (dưới 1%). Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông (từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau), còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệđộng dục rất thấp.

* Khảnăng sinh trưởng: Nguyễn Công Định (2012) cho biết, kết quả điều tra đàn trâu địa phương ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Nghệ An cho thấy, trâu đực ở 24 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 234,79kg, ở 36 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 301,43kg và trâu đực trưởng thành có khối lượng trung bình đạt 385,52kg. Tác giả sử dụng trâu đực khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã được cải tạo qua 2 thế hệ, kết quả cho thấy trâu đực thế hệ 2 có khối lượng trung bình đạt 271,68kg ở 24 tháng tuổi và 346,79kg ở 36 tháng tuổi.

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 28)