Để thấy được tình hình chăn nuôi trâu của 3 xã mà Dự án triển khai. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tổng đàn trâu tại 3 xã, để đánh giá quy mô và phân bố đàn trâu tại các xã là Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang thuộc huyện Chiêm Hóa.Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa năm 2019
Xã Tổng trâu
(con)
Trâu đực Trâu cái
Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Vinh Quang 742 211 28,44 531 71,56 Hòa Phú 968 362 37,40 606 62,60 Yên Nguyên 712 159 22,33 553 77,67 Tính chung 2422 732 30,22 1690 69,78
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tại thời điểm năm 2019 tổng đàn trâu của 3 xã tương đối lớn, trong đó lớn nhất là Hóa Phú có 968 con, rồi đến Vinh Quang là 742 con và thấp nhất là Yên Nguyên là 712 con. Như vậy, đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa có sự phân bốkhông đồng đều trong ba xã. Sự phân bố không đều này còn được thể hiện rõ hơn về tính biệt. Nhìn chung đàn trâu của cả 3 xã đều có ti lệ trâu cái nhiều hơn trâu đực, do tập quán canh tác vừa sử dụng trâu sinh sản kết hợp cày kéo, lao tác trong sản xuất. Theo tính biệt thì trâu đực tại xã Hòa Phú được nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,40%, sau đó là xã
Vinh Quang 28,44% và thấp nhất là xã Yên Nguyên 22,33%. Ngược lại đối với trâu cái thì xã Yên Nguyên có tỉ lệ cao nhất, số trâu cái chiếm đến 77,67% số trâu trong 3 xã. Hai xã còn lại có tỉ lệ thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong toàn đàn của xã, các tỉ lệ lần lượt là xã Vinh Quang 71,56% và thấp nhất là xã Hòa Phú 62,60%. Tỉ lệ chênh lệch giữa trâu đực và trâu cái có tỉ lệ cao, cao nhất là xã Yên Nguyên chiếm đến 55,34%, thấp nhất là xã Hòa Phú chỉ chiếm 25,20% là xã nuôi trâu đực nhiều phục vụ cho công tác sản xuất, lễ hội và nuôi lấy thịt.
4.1.1.1. Cơ cấu đàn trâu của 10 thôn tại 3 xã triển khai dự án
Trên cơ sở điều tra tại ba xã, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn có trâu được bố trí thí nghiệm nuôi trong nông hộ. Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2: Sốlượng trâu có trong 10 thôn STT Xã Thôn Tổng
trâu
(con)
Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Vinh Quang Vĩnh Bảo 77 16 20,78 61 79,22 2 Tiên Quang 2 49 24 48,98 25 51,02 3 Phố Chinh 27 3 11,11 24 88,89 4 Hòa Phú Đèo Chắp 124 73 58,87 51 41,13 5 Lăng Khán 57 6 10,53 51 89,47 6 Lăng Cuồng 68 20 29,41 48 70,58 7 Đồng Mo 106 32 30,19 74 69,81 8 Yên Nguyên Loong Coong 53 11 20,75 42 79,25 9 Làng Tói 26 6 23,07 20 76,92 10 An Bình 28 7 25,00 21 75,00 Cộng 615 198 32,19 417 67,81
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tổng số trâu là 615 con, số trâu cái 417 con, trâu đực là 198 con; được nuôi trong 10 thôn,số trâu nuôi tại các thôn trong xã chênh lệch tương đối lớn. Tại xã Vinh Quang ở thôn Vĩnh Bảo có số lượng trâu lớn nhất là 77 con, thôn Phố Chinh có sốlượng trâu thấp nhất chỉ có 27 con. Tỉ lệ giữa trâu cái và trâu đực trong các thôn của xã cũng có sự chênh lệch lớn, ở thôn Vĩnh Bảo có 61 trâu cái chiếm 79,22% số trâu của cả thôn, thôn Phố Chinh có sự trênh lệch tính biệt rất lớn số trâu cái chiếm tỉ lệ 88,89% khi trâu đực chỉ có 11,11%, tính biệt có sự cân bằng ở thôn Tiên Quang 2 số trâu cái có 25 con và trâu đực là 24 con. Xã Hòa Phú các thôn đều có sốlượng trâu lớn, thôn Đèo Chắp có sốlượng lớn nhất trong 4 thôn với 124 con, sau đó đến thôn Đồng Mo là 106 con, rồi đến thôn Lăng Cuồng là 68 con và thấp nhất là thôn Lăng Khán chỉ có 57 con. Thôn Đèo Chắp có tỉ lệ trâu đực lớn hơn trâu cái với 73 con trâu đực chiếm tỉ lệ 58,87% số trâu của cả thôn, trâu cái chỉ chiếm 41,13%, các thôn khác đều có tỉ lệ trâu cái lớn hơn lần lượt là Lăng Khán 89,47%, Lăng Cuồng 70,58%, Đồng Mo 69,81%. Xã Yên Nguyên số trâu trong 3 thôn có sự chênh lệch lớn, thôn Loong Coong có số trâu nhiều nhất là 53 con, sau đó đến thôn An Bình là 28 con và thấp nhất là 26 con ở thôn Làn Tói, tỉ lệ trâu cái ở cả 3 thôn đều lớn, tỉ lệ con cái ở 3 thôn lần lượt là Loong Coong 79,25%, Làng Tói 76,92%, An Bình 75%.
Nhìn chung, trong 10 thôn thì tỉ lệ trâu cái lớn chiếm 67,81% tổng số trâu của 10 thôn, tỷ lệ trâu cái ở các thôn biến động từ 41 - 89%, trong đó trâu cái thấp nhất ở thôn Đèo Chắm và Tiên Quang 2 thấp nhất từ 41 đến 51% còn lại các thôn đều có số trâu cái lớn hơn 65%.Trâu đực chỉ chiếm 11 - 58,87%. Trong đó, chỉ có duy nhất Thôn Đèo Chắp có 124 con trâu là thôn con có số trâu nhiều nhất trong 10 thôn và cũng là thôn duy nhất có số trâu đực nhiều hơn trâu cái, có tỉ lệ trâu đực là 58,87%, sau đó đến thôn Tiên Quang 2 là 48,98%, còn các thôn còn lại sốlượng trâu đực chỉdao động từ11 đến 30%.
4.1.1.2. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi
Để thấy được sự phân bố đàn trâu theo các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn trong 3 xã theo lứa tuổi. Kết quảđiều tra số liệu sốtrâu theo độ tuổi được trình bày tại bảng 4.3, 4.4, 4.5.
Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh Quang
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh quang Tháng
tuổi
Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) SS - 6 13 8,50 5 3,27 8 5,23 6 - 12 16 10,45 7 4,57 9 7,19 12 - 24 8 5,23 4 2,61 4 2,61 24 - 36 17 11,11 4 2,61 13 8,50 36 - 48 16 10,46 7 4,57 9 5,88 48 - 60 26 16,99 6 3,92 20 13,07 >60 57 37,25 10 6,53 47 30,72 Cộng 153 100 43 28,10 110 71,89
Kết quả bảng 4.3 cho thấy nghé được sinh ra tỉ lệ khá cao và ổn định nhưng số trâu trên 60 tháng chiếm tỉ lệ lớn, đàn trâu đang bị già hóa. Trong khi đó ở khoảng từ 12 - 24 tháng tuổi thì lại không có do trao đổi buôn bán làm giống, làm thịt, chất lượng thịt ở giai đoạn này đạt chất lượng tốt. Điều kiện quản lí giống không tốt sẽ dẫn đến giảm khả năng tăng đàn. Cụ thể là: nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 5 con đực chiếm 3,27%, 8 con cái chiếm 5,23%, tổng số nghé đực và cái giai đoạn này có 13 con, chiếm 8,50%. Nghé từ 6 - 12 tháng có 16 con, chiếm 10,45 % (trong đó có 7 nghé đực, 9 nghé cái, chiếm 4,57 % và 7,19%). Giai đoạn từ 12 - 24 tổng đàn có 8 con, chiếm tỷ lệ
5,23% (trong đó có 4 nghé đực, 4 nghé cái, cùng chiếm 2,61%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 17 con chiếm 11,11% (có 4 nghé đực, 13 nghé cái, chiếm 2,61 % và 8,50%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có sốlượng là 16, 26 và 57 con, tương ứng với tỷ lệ là 10,46; 16,99 và 37,25%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, sốtrâu đực có số lượng là 7, 6 và 10 con, tương ứng với tỷ lệ là 4,57; 3,92 và 6,53%; số trâu cái có sốlượng là 9, 20 và 47 con, tương ứng với tỷ lệ là 5,88; 13,07 và 30,72%. Kết quả này cũng cho thấy, số trâu đực trưởng thành và trâu cái trong độ tuổi sinh sản chiếm tỉ lệ lớn, số trâu này vẫn đang sinh sản ổn định, hỗ trợ trong sản xuất, những con cái không có khảnăng sinh sản nữa đều được người dân loại thải.
Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú
Bảng 4.4: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú Tháng
tuổi
Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) SS - 6 25 7,04 12 3,38 13 3,66 6 - 12 24 6,76 10 2,82 14 3,94 12 - 24 44 12,40 22 6,20 22 6,20 24 - 36 55 15,49 18 5,07 37 10,42 36 - 48 22 6,19 17 4,79 5 1,41 48 - 60 86 24,22 32 9,01 54 15,21 >60 99 27,89 20 5,64 79 22,15 Cộng 355 100 131 36,90 224 63,10
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 25 con chiếm 7,04% (có 12 nghé đực chiếm 3,38%, 13 nghé cái chiếm 3,66%). Nghé từ 6 - 12 tháng tuổi có 24 con, chiếm 6,76%; trong đó có 10 nghé đực (chiếm
2,82%), 14 nghé cái (chiếm 3,94%). Giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi tổng đàn có 44 con, chiếm tỷ lệ 13,13% (trong đó có 22 nghé đực, 22 nghé cái, cùng chiếm tỷ lệ 6,20%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 55 con chiếm 15,49% (có 18 nghé đực, 37 nghé cái, chiếm 5,07 % và 10,42%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có sốlượng là 22, 86 và 99 con, tương ứng với tỷ lệ là 6,19; 24,22 và 27,89%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, sốtrâu đực có số lượng là 17, 32 và 20 con, tương ứng với tỷ lệ là 4,79; 9,01 và 5,64%; số trâu cái có số lượng là 5, 54 và 79 con, tương ứng với tỷ lệ là 1,41; 15,21 và 22,15%.
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, sốtrâu đực trưởng thành và trâu cái trong độ tuổi sinh sản - đặc biết ởgia đoạn trên 4 năm tuổi có sốlượng lớn, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng đàn.
Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 3 thôn của xã Yên Nguyên
Bảng 4.5: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 3 thôn của xã Yên Nguyên
Tháng tuổi
Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) 1 - 6 11 10,28 3 2,80 8 7,48 6 - 12 8 7,47 4 3,74 4 3,74 12 - 24 11 10,28 3 2,80 8 7,48 24 - 36 20 18,69 6 5,60 14 13,08 36 - 48 22 20,56 3 2,80 19 17,76 48 - 60 8 7,47 0 0 8 7,48 >60 27 25,23 5 4,67 22 20,56 Cộng 107 100 24 22,43 83 77,57
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 11 con chiếm 10,28% (có 3 nghé đực, chiếm 2,80%; 8 nghé cái, chiếm 7,48%). Nghé từ 6 - 12 tháng tuổi có 8 con, chiếm 7,47%; trong đó có 4 nghé đực, 4 nghé cái (cùng chiếm tỷ lệ 3,74%). Giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi, tổng đàn có 11 con, chiếm tỷ lệ 10,28% (trong đó có 3 nghé đực, chiếm 2,80%, 8 nghé cái, chiếm tỷ lệ 7,48%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 20 con chiếm 18,69% (có 6 nghé đực, 14 nghé cái, chiếm 5,60 % và 13,08%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có số lượng là 22, 8 và 27 con, tương ứng với tỷ lệ là 20,56; 7,47 và 25,23%. Tương ứng ở3 giai đoạn trên, số trâu đực có 3, 0 và 5 con, tương ứng với tỷ lệ là 2,28; 0 và 4,67%; số trâu cái có sốlượng là 19, 8 và 22 con, tương ứng với tỷ lệ là 17,76; 7,48 và 20,56%.