Kích thước một số chiều đo của nghé

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 44)

Bảng 4.10. Kích thước một số chiều đo của nghé (cm) Tuổi KS (tháng) Tính biệt N Cao vây x m XVòng ngực x m XDTC x m XVòng ống x m X  Sơ sinh Đực 5 62,12 ± 1,62 78,12 ± 1,38 53,62 ± 1,12 16,24 ± 0,24 Cái 5 61,33 ± 1,83 76,67 ± 1,83 52,42 ± 1,41 15,64 ± 0,26 3 Đực 5 73,54 ± 1,54 122,53 ± 2,53 73,65 ± 1,35 17,67 ± 0,23 Cái 5 72,73 ± 1,23 115,10 ± 1,90 71,27 ± 1,73 16,82 ± 0,32 6 Đực 5 83,17 ± 1,83 145,84 ± 2,34 86,83 ± 1,67 18,33 ± 0,22 Cái 5 82,34 ± 1,66 141,83 ± 3,32 84,67 ± 1,34 17,84 ± 0,34

Cao vây: Cao vây thể hiện chiều cao của con vật, qua bảng 4.10 cho

thấy trong tất cả các giai đoạn tuổi, chiều đo cao vây của nghé đực nhỉnh hơn cao vây của nghé cái một chút, chiều đo cao vây của nghé tăng dần từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi theo chiều tăng lên của khối lượng. Chiều đo cao vây của nghé ở lúc sơ sinh là 62,12 cm nghé đực, 61,33 cm nghé cái, chiều cao vây lúc 6 tháng tuổi của nghé đực là 83,17 cm và nghé cái là 82,34 cm.

Vòng ngực: Vòng ngực của nghé có sự tăng dần theo tháng tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn. Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy: Vòng ngực của nghé đực luôn cao hơn cái trong tất cả các giai đoạn phát triển. Ở lúc sơ sinh, nghé đực có vòng ngực là 78,12 cm, nghé cái là 76,67 cm. Tuy nhiên từ 3 tháng tuổi trở đi, sự khác nhau về vòng ngực giữa nghé đực và cái lại có sự khác nhau nhiều.

Dài thân chéo: Dài thân chéo tương quan thuận với khối lượng của nghé, vì vậy người ta sử dụng chiều đo dài thân chéo của trâu để tính toán khối lượng của gia súc. Kích thước dài thân chéo tăng dần theo tháng tuổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, chiều dài thân tăng theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia súc. Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, dài thân chéo của nghé đực và cái biến đổi từ 53,62 cm đến 86,83 cm và 52,42 đến 84,67 cm.

Vòng ống:Kết quả khảo sát vòng ống của trâu ở các giai đoạn sơ sinh, 3

tháng, 6 tháng ở nghé đực lần lượt là: 16,24; 17,67; 18,33 cm tương tự ở trâu cái là: 15,64; 16,82; 17,84 cm.

Trong quá trình phát triển, vòng ngực tăng cao nhất rồi đến dài thân chéo và cuối cùng là cao vây. Nhìn chung sự biến đổi kích thước của một số chiều đo cơ thể cũng tương tự như biến đổi trọng lượng cơ thể, ở giai đoạn mới sinh tốc độ tăng là lớn nhất và giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng, điều đó cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng chung.

4.2.3. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa

Dựa vào kích thước một số chiều đo của nghé tính toán được một số chỉ sốđược trình bầy trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa

Tuổi KS (tháng) Tính biệt CSDT x m XCSKL x m XCSTMXmx CSTX x m X  Sơ sinh Đực (n=5) 86,03 ± 3,07 125,75 ± 5,91 145,69 ± 5,13 26,14 ± 1,18 Cái (n=5) 85,47 ± 4,78 125,01 ± 7,54 146,26 ± 6,23 25,50 ± 0,96 3 Đực (n=5) 100,14 ± 4,04 166,61 ± 8,43 166,36 ± 6,63 24,02 ± 0,93 Cái (n=5) 97,99 ± 5,03 158,25 ± 6,96 161,49 ± 6,99 23,12 ± 1,12 6 Đực (n=5) 104,40 ± 4,26 175,35 ± 6,20 167,96 ± 6,21 22,03 ± 1,15 Cái (n=5) 102,82 ± 5,72 172,24 ± 8,97 167,05 ± 8,54 21,66 ± 1,04

Kết qủa bảng 4.11 cho thấy: Tại thời điểm sơ sinh CSDT của nghé đực trung bình 86,03%, nghé cái là 85,47%; tháng tuổi thứ 3 CSDT của nghé đực là 100,14%, nghé cái là 97,99%. Tháng tuổi thứ 6 CSDT của nghé đực là 104,40%, nghé cái là 102,82%.

Tại thời điểm sơ sinh CSKL của nghé đực trung bình 125,75%, nghé cái là 125,01%; tháng tuổi thứ 3 CSKL của nghé đực là 166,61%, nghé cái là 158,25%. Tháng tuổi thứ 6 CSKL của nghé đực là 175,35%, nghé cái là 172,24%.

Tại thời điểm sơ sinh CSTM của nghé đực trung bình 145,69%, nghé cái là 146,26%; tháng tuổi thứ 3 CSTM của nghé đực là 166,36%, nghé cái là 161,49%. Tháng tuổi thứ 6 CSTM của nghé đực là 167,96%, nghé cái là 167,50%.

Tại thời điểm sơ sinh CSTX của nghé đực trung bình 26,14%, nghé cái là 25,50 %; tháng tuổi thứ 3 CSTX của nghé đực là 24,02%, nghé cái là 23,12%. Tháng tuổi thứ 6 CSTX của nghé đực là 22,03%, nghé cái là 21,66%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Tại thời điểm tháng 1 năm 2019, đàn trâu tại 3 xã khảo sát có 2422 con, trong đó trâu đực có 732 con (chiếm tỷ lệ 30,22%), trâu cái có 1690 con (chiếm tỷ lệ 69,78%).

Tại 10 thôn triển khai thí nghiệm nghiên cứu, sốtrâu dưới 36 tháng tuổi chiếm dưới 46%, trong đó trâu dưới 12 tháng tuổi chiếm dưới 20%. Còn lại là trâu trên 36 tháng tuổi, trong đó số trâu trên 60 tháng tuổi chiếm từ 25 - 37%.

2. Trâu ở 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa được tiêm phòng 2 loại vắc xin là LMLM và Tụ huyết trùng, trong đó LMLM tiêm đạt từ 79 - 87% còn tiêm phòng tụ huyết trùng chỉ đạt từ 65 - 79 %. Tại địa phương, trâu được tẩy giun sán chỉ đạt 25 - 74 %; tẩy ve, ghẻ đạt cao nhất đạt 47% và ký sinh trùng đường máu cao nhất đạt 19%.

3. Đàn nghé thí nghiệm sinh ra từ các trâu bố mẹ được tuyển chọn luôn có khối lượng lớn hơn đàn nghé đại trà, cụ thể ở các giai đoạn sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi nghé đực thí nghiệm có khối lượng tương ứng đạt bằng 172,41; 137,06 và 123,03% khối lượng của nghé đực đại trà; nghé cái thí nghiệm có khối lượng tương ứng đạt bằng 172,73; 143,96; 128,95% khối lượng nghé cái đại trà.

5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục cho sinh viên các khóa sau nghiên cứu sinh trưởng của nghé thí nghiệm ởcác giai đoạn tiếp theo.

2. Địa phương và các nhà khoa học iếp tục các giải pháp kỹ thuật: công tác giống (tuyển chọn đàn trâu bố mẹ, áp dụng truyền giống nhân tạo), thức ăn, vệ sinh thú y (tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng,...) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu tại địa phương lọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Tạ Văn Cần, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Chuyên (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi miền Núi), Mai Văn Sánh (Bộ môn Sinh sản và thụ tinh nhân tạo - Viện Chăn nuôi), Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi trong nông hộ, 2006, NXB Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4. Nguyễn Công Định (2012), “Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi với mức dinh dưỡng cao đến sinh trưởng và năng xuất thịt của trâu”, Luận án

tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng, (2008), Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi, Nhà xuất bản Đại học Huế.

6. Phạm Thùy Linh (2019), “Nghiên cứu một sốđặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Lê Viết Ly, Lê Tư, Đào Lan Nhi (1994), “Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trâu trong nông hộ ở một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang”, công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật chăn nuôi 1994-1995, NXB nông nghiệp Hà Nội 1995.

8. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Vởn, (1992), Chọn giống

và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 90-126.

(1994), Di truyền chọn giống Động vật, Giáo trình cao học Nông Nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phan Cự Nhân (1977), Cơ sở di truyền chọn giống Động vật, NXB KHKT, Hà Nội.

11. Mai Văn Sánh (1996), “Khảnăng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu, bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 13. Nguyễn Đức Thạc (1983), “Một sốđặc điểm vềsinh trưởng, cho thịt sữa của

loại hình trâu to miền Bắc và khảnăng cải tạo nó với trâu Murrah”,Luận án

tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Thạc, Con Trâu Việt Nam, NXB Lao Động Xã Hội 2006 15. Nguyễn Thức Thi, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

16. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn

nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

18.Fisher R. A (1918), “The correlation between relatives on the supposition of Mendelian inheritance”, Trans Soc Edinb.

19.Holroyd (1988), “Reproductive performance of 50% Bos indicus cattle grazing the Mitchell grasslands of north Queensland 1973 - 80”,

Proc. Aust, Rangle, Soc.

20.Lau, C. H., R. D. Drinkwater, K. Yusoff, S. G. Tan, D. J. S. Hetzel and J. S. F. Barker (1998), “Genetic diversity of Asian water buffalo (Bubalus bubalis): mitochondrial DNA D-loop and cytochrome b sequence variation”, Anim. Genet.

21.Topanurak, S.; J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S. Tumwasorn and C. Chatalakhana (1991). Factors affecting growth performance in Thai swamp buffalo. Annual report 1991. The national buffalo research and development project, Bangkok, Thailand.

22.Williamson. G., W. J. A. Payner, (1978), An introduction to animal husbandry

in the tropics. Third edition, London and New York.

III. Tài liệu điện tử

23.Giới thiệu chung về huyện Chiêm Hóa, http://chiemhoa.gov.vn

24.http://khoahocchonhanong.com.vn/csdl/Dac-diem-sinh-truong-cua-trau- Viet-Nam.html (13-12-2016)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Nghé sơ sinh Nghé 3 tháng tuổi

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)