Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 28)

Chăn nuôi trâu trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tốc độ tăng đàn bình quân của đàn trâu trên thế giới tính từ năm 2004 đến năm 2011 là 1,05%. Số lượng trâu thế giới

năm 2004 là 174 triệu con, năm 2009 là 190 triệu con, năm 2010 là 193 triệu con và năm 2011 là 195 triệu con (FAO, 2013). Số lượng trâu này được phân bố ở 50 quốc gia, tập trung chủ yếu ở châu Á (97,07%), ở châu Phi (gần 2,12%), ở châu Âu (khoảng 0,18 %) và ở châu Mỹ (khoảng 0,62%). Năm 2011, quốc gia có số lượng trâu lớn nhất là Ấn Độ (57,82% tương ứng với 112,91 triệu con), sau đó đến Pakixtan (16,25% tương ứng 31,73 triệu con) và Trung Quốc (11,97% tương ứng với 23,38 triệu con), sau đó là các nước Nê Pan, Ai Cập, Philippin, Indonexia, Myanma và Việt Nam, trong đó số lượng trâu của Việt Nam chiếm 1,39% tương ứng 2,71 triệu con và đứng thứ 8 trên thế giới (FAO, 2013).

Trâu đầm lầy thường có tầm vóc nhỏ hơn và khả năng sản xuất kém hơn khi so sánh với trâu sông và được nuôi chủ yếu tại các nước Đông Nam Á (Presicce, 2007). Ở đây, chúng được sử dụng chủ yếu để cung cấp sứckéo và nguồn thịt cho nhu cầu địa phương, và chúng có khả năng thích nghi tốt với việc sử dụng thức ăn thô xanh và được nuôi tại các khu vực miền núi xa xôi.

Ở Pakistan con trâu đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Trâu cũng là một nguồn thịt quan trọng (Suhail và cs., 2009). Ở Pakistan, đánh giá khối lượng cơ thể trâu cũng rất cấn thiết để tính toán nhu cầu thức ăn, theo dõi tăng trưởng, xác định tuổi sinh sản.

Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào di truyền khác nhau và nhân tố môi trường; kích thước cơ thể và các đặc điểm hình thái khác cũng có liên quan với năng suất (Shankar và Mandal, 2010). Các phép đo hình thái rất đơn giản và dễ dàng tiến hành và cho phép ước tính động vật BW với độ chính xác hợp lý. Tuy nhiên, những cách xác định dễ bị lỗi trong các điểm tham chiếu và có thể bị sai lệch do biến dạng giải phẫu của động vật (Sowande và Sobola, 2008).

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Nghé được sinh ra từ đàn bố mẹ được trọn lọc nuôi trong nông hộ tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 20/11/2018 đến tháng 20/5/2019. -Địa điểm nghiên cứu: Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Nội dung nghiên cứu

-Tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên của huyện Chiêm Hóa.

-Cơ cấu đàn trâu tại 10 thôn tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên -Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn nghé sinh ra từ đàn bố mẹ đã được chọn lọc.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra tình hình chăn nuôi trâu

Thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi trâu từ số liệu thông kê của UBND các xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên, thu thập số liệu thống kê hàng năm vềđàn trâu ở phòng NN&PTNT, Trạm thú y, thông tin từ các báo cáo. Điều tra với các thông tin về sinh trưởng, sinh sản, phương thức nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn, sử dụng đàn trâu, tình hình bệnh tật trên đàn trâu và lấy thông tin điều tra qua phỏng vấn từ các hộ dân, điều tra qua các trưởng thôn và thú y các xã.

Trực tiếp đi cân đo khối lượng nghé sinh ra của đàn chọn lọc và đối chứng với đàn nghé sinh ra từđàn bố mẹ đại trà.

3.3.2. Đàn trâu thí nghiệm

Đàn trâu thí nghiệm đã được bình tuyển theo đề tài đang nghiên cứu của PGS.TS. Trần Huê Viên và cs. Tuyển chọn đàn trâu Chiêm Hóa sinh sản

với quy mô 50 trâu cái và 10 trâu đực: Khối lượng lúc 24 tháng tuổi: trâu đực đạt ≥ 270 kg/con, trâu cái đạt ≥ 250 kg/con; Khối lượng lúc trưởng thành (60 tháng tuổi): trâu đực ≥ 650 kg/con, trâu cái ≥ 450 kg/con; Tuổi đẻ lần đầu ≤ 44 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ≤ 18 tháng. Được nuôi trong nông hộ tại 10 thôn của 3 xã trong huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

3.3.3. Quản lý trâu thí nghiệm

-Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. -Trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân chủ yếu là nuôi nhốt, thức ăn được cung cấp tại chuồng và bán chăn thả.

-Trâu và nghé được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun theo quy trình của thú y.

-Nghé sinh ra được theo mẹ tự do bú đến khi tự cai sữa.

3.3.4. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn nghé sinh ra

-Cân khối lượng nghé sơ sinh bằng cân bàn, cân đồng hồ.

-Đo kích thước một số chiều đo cơ thể bằng thước dây và thước gậy. -Cân đo gia súc vào buổi sáng trước khi nghé ăn hay đi chăn thả.

Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể tích lũy được trong một thời gian.

Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức:

W2 -W1 A =

t2 - t1

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc (kg) t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc

Sinh trưởng tương đối: Tính bằng phần trăm biểu thị sự tăng khối lượng cơ thể so với khối lượng ban đầu, theo công thức:

W2 - W1

R(%) = x 100 (W2 + W1)/2

Trong đó:

R: Là sinh trưởng tương đối (%) W1: là khối lượng cân kỳđầu (kg) W2: là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

-Xác định khối lượng nghé bằng cách cân trực tiếp. Phương pháp xác định kích thước các chiều đo:

-Dài thân chéo (DTC): Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây, thước gậy).

-Vòng ngực (VN): Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây).

-Cao vây (CV): Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy). -Cao khum (CK): Khoảng cách từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (dùng thước gậy).

-Vòng ống (VO): Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), (dùng thước dây).

3.4. Xử lí số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo chương trình excel và chương trình thống kê Minitab 14.0để tìm các tham số.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên của huyện Chiêm Hóa Nguyên của huyện Chiêm Hóa

4.1.1. Cơ cấuđàn trâu tại 3 xã

Để thấy được tình hình chăn nuôi trâu của 3 xã mà Dự án triển khai. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tổng đàn trâu tại 3 xã, để đánh giá quy mô và phân bố đàn trâu tại các xã là Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang thuộc huyện Chiêm Hóa.Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa năm 2019

Tổng trâu

(con)

Trâu đực Trâu cái

Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Vinh Quang 742 211 28,44 531 71,56 Hòa Phú 968 362 37,40 606 62,60 Yên Nguyên 712 159 22,33 553 77,67 Tính chung 2422 732 30,22 1690 69,78

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tại thời điểm năm 2019 tổng đàn trâu của 3 xã tương đối lớn, trong đó lớn nhất là Hóa Phú có 968 con, rồi đến Vinh Quang là 742 con và thấp nhất là Yên Nguyên là 712 con. Như vậy, đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa có sự phân bốkhông đồng đều trong ba xã. Sự phân bố không đều này còn được thể hiện rõ hơn về tính biệt. Nhìn chung đàn trâu của cả 3 xã đều có ti lệ trâu cái nhiều hơn trâu đực, do tập quán canh tác vừa sử dụng trâu sinh sản kết hợp cày kéo, lao tác trong sản xuất. Theo tính biệt thì trâu đực tại xã Hòa Phú được nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,40%, sau đó là xã

Vinh Quang 28,44% và thấp nhất là xã Yên Nguyên 22,33%. Ngược lại đối với trâu cái thì xã Yên Nguyên có tỉ lệ cao nhất, số trâu cái chiếm đến 77,67% số trâu trong 3 xã. Hai xã còn lại có tỉ lệ thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong toàn đàn của xã, các tỉ lệ lần lượt là xã Vinh Quang 71,56% và thấp nhất là xã Hòa Phú 62,60%. Tỉ lệ chênh lệch giữa trâu đực và trâu cái có tỉ lệ cao, cao nhất là xã Yên Nguyên chiếm đến 55,34%, thấp nhất là xã Hòa Phú chỉ chiếm 25,20% là xã nuôi trâu đực nhiều phục vụ cho công tác sản xuất, lễ hội và nuôi lấy thịt.

4.1.1.1. Cơ cấu đàn trâu của 10 thôn tại 3 xã triển khai dự án

Trên cơ sở điều tra tại ba xã, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn có trâu được bố trí thí nghiệm nuôi trong nông hộ. Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2: Sốlượng trâu có trong 10 thôn STT Thôn Tổng

trâu

(con)

Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Vinh Quang Vĩnh Bảo 77 16 20,78 61 79,22 2 Tiên Quang 2 49 24 48,98 25 51,02 3 Phố Chinh 27 3 11,11 24 88,89 4 Hòa Phú Đèo Chắp 124 73 58,87 51 41,13 5 Lăng Khán 57 6 10,53 51 89,47 6 Lăng Cuồng 68 20 29,41 48 70,58 7 Đồng Mo 106 32 30,19 74 69,81 8 Yên Nguyên Loong Coong 53 11 20,75 42 79,25 9 Làng Tói 26 6 23,07 20 76,92 10 An Bình 28 7 25,00 21 75,00 Cộng 615 198 32,19 417 67,81

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tổng số trâu là 615 con, số trâu cái 417 con, trâu đực là 198 con; được nuôi trong 10 thôn,số trâu nuôi tại các thôn trong xã chênh lệch tương đối lớn. Tại xã Vinh Quang ở thôn Vĩnh Bảo có số lượng trâu lớn nhất là 77 con, thôn Phố Chinh có sốlượng trâu thấp nhất chỉ có 27 con. Tỉ lệ giữa trâu cái và trâu đực trong các thôn của xã cũng có sự chênh lệch lớn, ở thôn Vĩnh Bảo có 61 trâu cái chiếm 79,22% số trâu của cả thôn, thôn Phố Chinh có sự trênh lệch tính biệt rất lớn số trâu cái chiếm tỉ lệ 88,89% khi trâu đực chỉ có 11,11%, tính biệt có sự cân bằng ở thôn Tiên Quang 2 số trâu cái có 25 con và trâu đực là 24 con. Xã Hòa Phú các thôn đều có sốlượng trâu lớn, thôn Đèo Chắp có sốlượng lớn nhất trong 4 thôn với 124 con, sau đó đến thôn Đồng Mo là 106 con, rồi đến thôn Lăng Cuồng là 68 con và thấp nhất là thôn Lăng Khán chỉ có 57 con. Thôn Đèo Chắp có tỉ lệ trâu đực lớn hơn trâu cái với 73 con trâu đực chiếm tỉ lệ 58,87% số trâu của cả thôn, trâu cái chỉ chiếm 41,13%, các thôn khác đều có tỉ lệ trâu cái lớn hơn lần lượt là Lăng Khán 89,47%, Lăng Cuồng 70,58%, Đồng Mo 69,81%. Xã Yên Nguyên số trâu trong 3 thôn có sự chênh lệch lớn, thôn Loong Coong có số trâu nhiều nhất là 53 con, sau đó đến thôn An Bình là 28 con và thấp nhất là 26 con ở thôn Làn Tói, tỉ lệ trâu cái ở cả 3 thôn đều lớn, tỉ lệ con cái ở 3 thôn lần lượt là Loong Coong 79,25%, Làng Tói 76,92%, An Bình 75%.

Nhìn chung, trong 10 thôn thì tỉ lệ trâu cái lớn chiếm 67,81% tổng số trâu của 10 thôn, tỷ lệ trâu cái ở các thôn biến động từ 41 - 89%, trong đó trâu cái thấp nhất ở thôn Đèo Chắm và Tiên Quang 2 thấp nhất từ 41 đến 51% còn lại các thôn đều có số trâu cái lớn hơn 65%.Trâu đực chỉ chiếm 11 - 58,87%. Trong đó, chỉ có duy nhất Thôn Đèo Chắp có 124 con trâu là thôn con có số trâu nhiều nhất trong 10 thôn và cũng là thôn duy nhất có số trâu đực nhiều hơn trâu cái, có tỉ lệ trâu đực là 58,87%, sau đó đến thôn Tiên Quang 2 là 48,98%, còn các thôn còn lại sốlượng trâu đực chỉdao động từ11 đến 30%.

4.1.1.2. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi

Để thấy được sự phân bố đàn trâu theo các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn trong 3 xã theo lứa tuổi. Kết quảđiều tra số liệu sốtrâu theo độ tuổi được trình bày tại bảng 4.3, 4.4, 4.5.

 Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh Quang

Bảng 4.3: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh quang Tháng

tuổi

Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) SS - 6 13 8,50 5 3,27 8 5,23 6 - 12 16 10,45 7 4,57 9 7,19 12 - 24 8 5,23 4 2,61 4 2,61 24 - 36 17 11,11 4 2,61 13 8,50 36 - 48 16 10,46 7 4,57 9 5,88 48 - 60 26 16,99 6 3,92 20 13,07 >60 57 37,25 10 6,53 47 30,72 Cng 153 100 43 28,10 110 71,89

Kết quả bảng 4.3 cho thấy nghé được sinh ra tỉ lệ khá cao và ổn định nhưng số trâu trên 60 tháng chiếm tỉ lệ lớn, đàn trâu đang bị già hóa. Trong khi đó ở khoảng từ 12 - 24 tháng tuổi thì lại không có do trao đổi buôn bán làm giống, làm thịt, chất lượng thịt ở giai đoạn này đạt chất lượng tốt. Điều kiện quản lí giống không tốt sẽ dẫn đến giảm khả năng tăng đàn. Cụ thể là: nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 5 con đực chiếm 3,27%, 8 con cái chiếm 5,23%, tổng số nghé đực và cái giai đoạn này có 13 con, chiếm 8,50%. Nghé từ 6 - 12 tháng có 16 con, chiếm 10,45 % (trong đó có 7 nghé đực, 9 nghé cái, chiếm 4,57 % và 7,19%). Giai đoạn từ 12 - 24 tổng đàn có 8 con, chiếm tỷ lệ

5,23% (trong đó có 4 nghé đực, 4 nghé cái, cùng chiếm 2,61%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 17 con chiếm 11,11% (có 4 nghé đực, 13 nghé cái, chiếm 2,61 % và 8,50%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có sốlượng là 16, 26 và 57 con, tương ứng với tỷ lệ là 10,46; 16,99 và 37,25%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, sốtrâu đực có số lượng là 7, 6 và 10 con, tương ứng với tỷ lệ là 4,57; 3,92 và 6,53%; số trâu cái có sốlượng là 9, 20 và 47 con, tương ứng với tỷ lệ là 5,88; 13,07 và 30,72%. Kết quả này cũng cho thấy, số trâu đực trưởng thành và trâu cái trong độ tuổi sinh sản chiếm tỉ lệ lớn, số trâu này vẫn đang sinh sản ổn định, hỗ trợ trong sản xuất, những con cái không có khảnăng sinh sản nữa đều được người dân loại thải.

Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú

Bảng 4.4: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú Tháng

tuổi

Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) Sốlượng (con) Tỉ lệ (%) SS - 6 25 7,04 12 3,38 13 3,66 6 - 12 24 6,76 10 2,82 14 3,94 12 - 24 44 12,40 22 6,20 22 6,20 24 - 36 55 15,49 18 5,07 37 10,42 36 - 48 22 6,19 17 4,79 5 1,41 48 - 60 86 24,22 32 9,01 54 15,21 >60 99 27,89 20 5,64 79 22,15 Cng 355 100 131 36,90 224 63,10

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 25 con chiếm 7,04% (có 12 nghé đực chiếm 3,38%, 13 nghé cái chiếm 3,66%). Nghé từ 6 - 12 tháng tuổi có 24 con, chiếm 6,76%; trong đó có 10 nghé đực (chiếm

2,82%), 14 nghé cái (chiếm 3,94%). Giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi tổng đàn

Một phần của tài liệu Khoá luận tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)