Lí thuyết về “vùng phát triển gần”

Một phần của tài liệu Khoá luận lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

Trong số các công trình nghiên cứu về tâm lí học xã hội - văn hóa, Lev Vygotsky, nhà tâm lí học người Nga, đã phát triển một lí thuyết có tính áp dụng cao trong giáo dục, đó là lí thuyết về vùng phát triển gần (The Zone of Proximal Development). Quan điểm này của Vygotsky được đề xuất để hiểu rõ hơn về quá trình học tập và phát triển nhận thức của HS. Theo lí thuyết của ông, vùng phát triển gần được minh họa trong hình vẽ48 sau:

Để hiểu rõ hơn về vị trí của vùng phát triển gần, ta cần chú ý thêm về: ❖ Vùng phát trin hin ti (Level of Actual Development):

Những vấn đề nằm ở vùng này được học sinh giải quyết một cách độc lập dựa trên những kiến thức có sẵn, do đó, quá trình học tập kiến thức mới của người học không được diễn ra và cũng không có sựgiúp đỡ của người hỗ trợ.

Vùng phát trin tiềm năng (Level of Potential Development):

Khu vực này thường không nằm trong khảnăng tự giải quyết của học sinh. Khi gặp phải vấn đềở vùng này, HS sẽ cần có được sựhướng dẫn từngười có chuyên môn cao hơn như GV hoặc được sự hỗ trợ từ các bạn đồng trang lứa để giải quyết. Quá trình học tập và tích lũy kiến thức mới của học sinh sẽđược diễn ra ở vùng này.

Vùng kiến thức học sinh chưa có khảnăng tiếp cận, kể cả với sự hỗ trợ

Như vậy, thuật ngữ“vùng phát trin gnđược xác định là phạm vi ở giữa vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển tiềm năng. Ở vùng phát triển gần, học sinh sẽ phát triển khả năng giải quyết vấn đề dựa vào sự hỗ trợ từngười có chuyên môn hoặc bạn

Trang | 85

bè, nhưng các em vẫn chưa thể tự giải quyết độc lâp. Từkhóa “gần” (proximal) được sử dụng để nhấn mạnh mức độ tiệm cận của một cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nhưng đồng thời vẫn cần sự hướng dẫn và rèn luyện để có thể độc lập giải quyết một vấn đề dựa trên kiến thức, kỹnăng đã có và/hoặc được hỗ trợ.

Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của lí thuyết về vùng phát triển gần đó là phương pháp Scaffolding (Kỹ thuật giàn giáo). Khi HS đang ở vùng phát triển gần thì sự hỗ trợ cùng với các công cụđược cung cấp là những yêu cầu thiết yếu đểthúc đẩy quá trình học tập nâng cao kỹnăng của HS. Nói cách khác, sự tương tác giữa người học và người hướng dẫn, người hỗ trợ (có thể là GV hay bạn cùng học) được diễn ra thông qua các công cụ (hoạt động, kĩ thuật, tài liệu, v.v) đóng vai trò như là “giàn giáo” để nâng cao kiến thức của người học. Kỹ thuật trên sẽtác động đến việc hình thành và tốc độ phát triển của học sinh nhằm hướng đến mục tiêu HS có thể độc lập và linh hoạt sử dụng những công cụấy vào việc giải quyết yêu cầu thực tế.

Ngoài ra, khi HS được hướng dẫn mở rộng kiến thức và kỹnăng, vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần của các em sẽ không ngừng phát triển. Hiểu được điều này, GV có thể nâng cao kỹ năng của các em bằng cách cung cấp những tài liệu mở rộng, đòi hỏi sự vận dụng và suy luận từ kiến thức đã sẵn có kết hợp với những kiến thức đã từng được hỗ trợ. Từđây các em có thể học hỏi và bổ sung những tri thức cần thiết để áp dụng vào những vấn đềtương tự mà ít phụ thuộc dần vào sự trợ giúp từngười hướng dẫn, người hỗ trợ (GV, bạn cùng học).

Từ lí thuyết của Vyogotsky, đối chiếu vào việc lựa chọn VB trong kiểm tra - đánh giá, chúng tôi xác định cần hiểu rộng hơn về sự hỗ trợ rằng đây là những kiến thức, kỹ năng được GV hướng dẫn trên lớp, hoặc kết hợp với việc thực hiện cùng bạn học những nhiệm vụ trong quá khứ trước khi HS thực hiện nhiệm vụ trong bài kiểm tra - đánh giá. Mặt khác, hệ thống VB trong SGK và CT hiện tại cũng có thể xem là một trong những công cụ hỗ trợ học sinh khi các em ởgiai đoạn phát triển gần. Cùng với sựhướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ hình thành khảnăng đọc hiểu và xử lí độc lập các vấn đềđược đặt ra từ VB.

Như vậy, lí thuyết vùng phát triển gần và kỹ thuật Scaffolding sẽ là cơ sở để chứng minh tầm quan trọng của việc áp dụng công cụvà đồng hành cùng HS trong giai đoạn học tập và xây dựng kiến thức. Trong giai đoạn này, HS sẽ tăng khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập dựa vào các công cụ được cung cấp mà ít dần sự phụ

Trang | 86

thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, khi HS tham gia các kỳ thi nhằm kiểm tra được hiệu quả học tập và sự linh hoạt trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế, HS không được nhận thêm những sự hỗ trợ mới mà chỉ có thể vận dụng những sự hỗ trợ được tích lũy từtrước.

Do đó, từ lí thuyết trên, đểđảm bảo tính thống nhất về kiến thức và khảnăng vận dụng, VB được sử dụng trong đề thi cần phải có tính tương đương với những tình huống HS đã giải quyết trong quá trình học tập. Đồng thời, bằng việc kết hợp hệ thống lại những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, áp dụng hướng dẫn tích lũy được khi học tại lớp, các em mới có khảnăng tự giải quyết vấn đềtương tựđặt ra trong đề thi một cách hiệu quả. Điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu “la chn nhng ng liu nm trong vùng phát trin gn của HS”. Như vậy, nhiệm vụ của GV trong dạy học và kiểm tra - đánh giá không chỉ là xác định được vùng phát triển hiện tại mà cần phải nhận thức được vùng phát triển gần của người học. Ngoài ra, cần nắm vững mức độ có thể phát triển được của HS đểkhông đưa ra những tình huống nằm trong vùng chưa có khảnăng tiếp cận kể cả khi có sự hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Khoá luận lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)