Những yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Khoá luận lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)

3.3.1.1 Yêu cu tham kho t CT Ngvăn 2018

Tuy CT chưa chính thức đưa vào thực hiện cho các cấp học nhưng việc áp dụng tinh thần của CT mới là một cơ sở quan trọng cho việc thích nghi về sau. Mặt khác, là bộ phận quan trọng của học tập, việc kiểm tra - đánh giá cũng cần được đặt trong tổng thể với CT dạy học bộ môn. Do đó, việc lựa chọn VB ngữ liệu dùng trong kiểm tra - đánh giá cũng cần tuân thủ các yêu cầu lựa chọn VB ngữ liệu của CT, vì đây cũng là những VB mà HS được tiếp xúc trong quá trình học tập, thi cử.

CT GDPT môn Ngữvănnăm 2018 đã đưa ra các tiêu chí trong lựa chọn ngữ liệu để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS như sau:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát trin các phm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CT.

- Phù hp vi kinh nghiệm, năng lực nhn thức, đặc điểm tâm - sinh lí của HS ở từng lớp học, cấp học. Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từvăn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí HS.

- Có giá trđặc sc v ni dung và ngh thuật, tiêu biểu về kiểu VB và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

- Phản ánh được thành tu vềtư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Ngoài ra, CT cũng đã pháp lí hóa yêu cầu của VB ngữ liệu dùng trong kiểm tra- đánh giá là “đảm bảo đánh giá được năng lực của HS, khắc phục được tình trạng HS

Trang | 100

chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các VB ngữ liệu đã học

đểđánh giá được chính xác khảnăng ĐH và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.” CT cũng đã yêu cầu “Các đề thi, kiểm tra quan trọng cần yêu cầu HS vận dụng với tình huống và ngữ liệu mới”, “bảo đảm nguyên tắc HS được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, chất

năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹvà tư duy của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo.”50

Theo nhận xét của chúng tôi, các quan điểm này phù hợp và nhất quán với những cơ sở lí luận được trình bày tại phn 3.1.1, tạo thành cơ sở vững chắc để thực hiện việc cụ thểhóa “vùng quen thuộc” trong đề xuất yêu cầu lựa chọn VBTT trong những phần tiếp theo.

3.3.1.2 Hàm lượng khai thác yêu cầu đánh giá kiến thc Tiếng Vit - Làm văn

trong CT Ngvăn lp 9

Trong CV 4290/ GDĐT-TrH của Sở GD&ĐT Tp.HCM ngày 04 tháng 12 năm 2014 vềĐổi mới Đề thi Tuyển sinh lớp 10 từnăm học năm học 2015 - 2016 môn Ngữ văn, SởGD&ĐT đã định hướng rõ việc một trong những nhiệm vụ ĐH là “tr li các câu hi t lun ngn v tiếng Vit; gii bài tp tiếng Vit theo yêu cu”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một phạm vi cụ thể về nhóm bài tập Tiếng Việt này. Nhằm cụ thể hóa yêu cầu trên, chúng tôi dựa trên những cơ sở quan sát sau để xác định một số yêu cầu liên quan để lựa chọn được VBTT đáp ứng yêu cầu tích hợp yếu tố Tiếng Việt.

Cơ sở 1: Xác định các nội dung kiến thức tiếng Việt đã xuất hiện trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 từnăm 2009 - 2019

Với mục tiêu khảo sát rộng hơn về phạm vi các câu hỏi kiến thức Tiếng Việt đã xuất hiện trong đề thi, chúng tôi mở rộng thống kê từĐềthi năm 2009 đến nay, ở cả các giai đoạn có phần ĐH VB và phần chưa có nội dung đánh giá năng lực này. Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy rằng, trên thực tế, bên cạnh các kiến thức Tiếng Việt, Đềthi cũng khai thác cả kiến thức Làm văn, cụ thểnhư sau:

Năm Nội dung kiến thức Tiếng Việt Lớp Làm văn Lớp

2009 - Thành ngữ

- Phương châm hội thoại

7 9

Trang | 101

2010 - Thành phần biệt lập 9 2011 - Ca dao

- Phương châm hội thoại

7 9 2012 - Thành phần biệt lập 9 2013 - Phương châm hội thoại 9

2014 - Phép liên kết câu, liên kết đoạn 9

2015 - Phép liên kết câu, liên kết đoạn 9

2016 - Thành phần biệt lập 9

2017 - Phép liên kết câu, liên kết đoạn 9

2018 - Thành phần biệt lập 9

2019 - Phép liên kết câu, liên kết đoạn 9

Bng 3.15. Khảo sát các nội dung Tiếng Việt –Làm văn xuất hiện trong phần ĐH của

Đề thi Tuyển sinh lớp 10 tại Tp. Hồ Chí Minh từnăm 2009 đến nay

Tất cả các câu hỏi về các kiến thức trên đều dừng ở mức độ Nhận biết và chiếm 0.5/3.0 điểm của phần ĐH VB trong Đề thi từnăm 2014 đến nay.

Cơ sở 2: Xác định nội dung kiến thức về Tiếng Việt được học trong SGK môn Ngữvăn lớp 9 hiện hành (bộcơ bản)

Từ quan sát ởcơ sở 1, chúng tôi nhận thấy yêu cầu về phần kiến thức Tiếng Việt - Làm văn được hỏi chủ yếu tập trung trong phạm vi lớp 9. Do đó, chúng tôi hệ thống lại các kiến thức này dựa trên SGK Ngữ văn lớp 9 và CT GDPT môn Ngữ văn hiện hành. Các nội dung kiến thức Tiếng Việt - Làm văn bao gồm:

(1) Các ni dung v T vng

- Các lớp từ: Thuật ngữ, Từmượn

- Mở rộng và trau dồi vốn từ: Sự phát triển vềnghĩa, Các phương thức chuyển nghĩa của từ(phương thức ẩn dụ, hoán dụ)

(2) Các ni dung v Ng pháp

- Các thành phần câu: Khởi ngữ, Thành phần biệt lập trong câu (thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán)

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Trang | 102

- Các Phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp)

- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

(4) Các ni dung vLàm văn

Chỉ tập trung vào Những vấn đề chung về VB và tạo lập VB, bao gồm: - Phép phân tích, phép tổng hợp

- Liên kết câu và Liên kết đoạn: Phép liên kết nội dung (Liên kết chủđề, liên kết logic) và liên kết hình thức (phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế và phép nối)

Một phần của tài liệu Khoá luận lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)