Điều kiện nguồn nước

Một phần của tài liệu phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su huyện hương khê- hà tĩnh (Trang 52 - 55)

- Đất xám bạc màu trên đá Macmaaxi t( Ba)

c. Gió Tây Nam khô nóng

2.4 Điều kiện nguồn nước

Cùng với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Cao su là loại cây chịu hạn khá tốt nhờ có bộ rễ phát triển và ăn sâu vào trong lòng đất. Tuy nhiên nhu cầu về nước của

cây cao su trong 5 năm đầu cũng khá cao cao su cần 5000-8000m3 nước / ha. Cây cao su cũng rất sợ nước, không chịu được tình trạng ngập úng thường xuyên.

Huyện Hương Khê có nguồn nước khá phong phú cả về nước mặt lẫn nước ngầm, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như cây cao su.

2.4.1. Nước mặt:

Hàng năm trên lãnh thổ huyện tiếp nhận lượng nước mưa khoảng 10,2* 109 m3

nước, tương đương lượng mưa 1.750 mm/năm, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn mức trung bình của vùng. Lượng nước mưa trên rải đều, nhưng có tới 90% tổng lượng mưa và 2/3 số ngày mưa trong năm diễn ra trong 5 tháng mùa mưa. Một phần lượng nước này bị bốc hơi, phần còn lại khoảng 5,5*109m3, ứng với lớp dòng chảy mặt trung bình cho toàn lãnh thổ khoảng 950 mm.

Hương Khê có 3 hệ thống sông chính chay qua là sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Nổ và có khá nhiều khe suối phân bố không đồng đều giũa các vùng trong toàn huyện.

+ Sông Tiêm: Bắt nguồn từ Ngàn Trụ ( khe Vũ Môn xã Phú Gia) chảy về phía Bắc xã Lộc Yên hợp lưu với sông Ngàn Sâu, có chiều dài khoảng 25 Km. Đây là con sông chảy qua nhiều xã ở vùng thượng lưu của huyện và có vị trí rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp.

+ Sông Nổ: Bắt nguồn từ Cuồi chảy qua phía Bắc xã Hòa Hải xuống Hà Linh hợp lưu với sông Ngàn Sâu, có chiều dài khoản hơn 30 km và có vị trí rất quan trọng đối với các xã như: Hòa Hải, Phúc Đồng, Phương Điền.

+ Sông Ngàn Sâu:

Bắt nguồn từ vùng núi ông Giao cao 1.100 m và Cù Lân cao 1.014m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tới Bái Đức Sơn với chiều dài khoảng 40 km. Đoạn từ Bái Đức Sơn đến cửa sông, dòng chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc là chủ yếu, rồi nhập vào sông Cả ở bờ phải tại Trường Xá.

Sông Ngàn Sâu là một trong những sông nhiều nước nhất trong hệ thống sông Cả, diện tích lưu vực là 810 km2. Tổng lượng nước nhiều năm tính tới cửa sông là 6.15 km3, ứng với lưu lượng trung bình năm 195m3/s và mô đun dòng chảy năm là 471 lít/s/km2

Ngoài ba sông lớn trên thì ở Hương Khê còn có nhiều suối khe nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lưới theo lưu vực các sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước tưới cho các xã.

Ngoài ra có khoảng 112 hồ chứa có khối lượng nước ước tính hàng chục tỷ m3/năm.Với các hồ đập lớn như: Đập Hầu, Trạng, Mục Bài, Cơn Song, Khe Trồi, Khe Con, Họ Võ, Khe Sắn,… Tạo thành một hệ thống dự trữ nước tốt nhất trong mùa khô.

Như vậy huyện Hương Khê có nguồn nước mặt rất dồi dào tạo điều kiện để phát triển cây cao su.

2.4.2 Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ẩm cho đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng đãng, cây trồng có thể vận chuyển và quang hợp dễ dàng. Nguồn nước ngầm ở Hương Khê còn góp phần điều hòa dòng chảy, đảm bảo cân bằng nhiệt ẩm cho đất giữa các mùa trong năm, mùa hè không bị ngập úng, mùa khô không bị khô đất. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc canh tác cây cao su trên địa bàn huyện.

Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh thì nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp. Nhưng nhược điểm là khai thác sâu và có hiện tượng cạn kiệt vào mùa khô. Do là huyện miền núi nên quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp là chính, đồng thời có diện tích rừng lớn nên nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm.

2.4.3 Thuận lợi

Nhìn chung Hương Khê có nguồn nước mặt và nước ngầm thuận lợi tạo điều kiện để phát triển cây cao su.

2.4.4 Khó khăn

Nguồn nước tập trung vào mùa hạ và mùa thu, còn về mùa đông ( chiếm 25% tổng lượng nước) thường hay bị kiệt nước, nhất là vào tháng II, III. Lượng mưa ít gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Do địa hình đồi núi dốc nên hệ thống sông suối có dòng chảy mạnh nhất là mùa mưa do đó gây ra hiện tượng lũ quét, xói mòn, rửa trôi đất. Trái lại vào mùa khô thì gây ra hiện tượng hạn hán cục bộ. Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như sản xuất nông nghiệp . Điển hình như vùng ven thấp dọc sông Ngàn Sâu từ xã Hương Trạch tới xã Phương Mỹ thì hầu như nơi nào cũng có nước lũ ngập sâu từ 1-2m .Trong khi đó vào mùa khô hạn hán, lượng nước các sông bị hạ xuống, một số sông bị khô hạn dẫn đến không cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su huyện hương khê- hà tĩnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w