0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đặc điểm các nhóm đất trên địa bàn huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU HUYỆN HƯƠNG KHÊ- HÀ TĨNH (Trang 33 -38 )

- Hệ thống thông tin liên lạc:

2.2.1 Đặc điểm các nhóm đất trên địa bàn huyện Hương Khê

Trên địa bàn huyện Hương Khê có 6 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ, nhóm đất phù sa, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, nhóm đất dốc thung lũng, nhóm đất xám.

-Nhóm đất đỏ

Tổng diện tích là 101778,7 chiếm 75,4% tổng diện tích các nhóm đất của huyện. Nhóm đất đỏ hình thành do sự phong hóa của các loại đá mẹ macma bazơ, trung tính,

thường xuất hiện trên các dạng địa hình đồi núi thấp và có độ dốc thoải. Do hình thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm nên quá trình phân hóa mẫu chất và biến đổi khoáng sét xảy ra nhanh và kiệt, đến mức các khoáng dường như không còn khả năng phong hóa được nữa, các khoáng thứ sinh còn tồn tại trong đất chủ yếu là: Kaolinit, và các khoáng Secquyoxit, đồng thời các quá trình rửa trôi và tích tụ Al+3. Fe+2 xảy ra tương đối mạnh mẽ, tạo ra các loại đất này có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng đặc trưng, tầng đất dày và khá đồng nhất.

+ Đất đỏ vàng trên đá granit( Fa)

Thuộc loại đất thịt tầng đất dày < 1m, dộ dốc lớn trên 250, diện tích khoảng 20.000 ha, chiếm 15,6% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn thuộc địa bàn các xã: Hòa Hải, Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Trạch.

 Tính chất lý, hóa học:

Đất có thành phần cơ giới nhẹ và rất chua (pHKCL :3.88- 4.18). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt đất nghèo 0.86%, đạm tổng số nghèo 0,084%, lân tổng số trung bình 0,057%, kali tổng số nghèo 0,49%, lân và kali dễ tiêu nghèo ( tương ứng 3,2 mg/100 g đất và 6,1gm/ 100g đất ). Tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 1,9đl/ 100 g đất . Dung tích hấp thụ ( CEC: 4.53 ldl / 100 g đất).

Đá mẹ hình thành đất chủ yếu là granit là loại đá giàu SiO2 nên đã hình thành nên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (< 1m), đất chua, nghèo mùn, đạm, lân và hàm lượng kali kém hơn so với trên đá sét và đá biến chất. Đất có hàm lượng cấp sét thấp < 20% vì thế dung tích hấp thụ thấp, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng kém. Đồng thời loại đất này lại phân bố ở những nơi có địa hình dốc nên xói mòn mạnh, một số nơi khai thác lâu ngày bị trơ sỏi đá, mất sức sản xuất.

Do vậy nhìn chung loại đất này không thích hợp để trồng cao su. Hướng sử dụng loại đất này là tùy theo độ dốc, nơi có địa hình bằng phẳng đất tầng khá dày có thể trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Nơi nào bị xói mòn mạnh tầng đất mỏng cần trồng cây lâm nghiệp hạn chế xói mòn đất.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)

Nhóm đất này chiếm diện tích lớn nhất khoảng 70.000 ha, chiếm 54.8 % diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên sườn, đỉnh Trà Sơn, và chân dãy Trà Sơn thuộc địa bàn các

xã như: Hương Long, Hà Linh, Hương Thủy, Hương Giang, Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Liên, Hương Lâm, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Vĩnh.

 Tính chất lý, hóa học:

Thuộc loại đất thịt trung bình, tầng đất dày, độ dốc khoảng 150, Tầng đất dày > 2m, đất có phản ứng chua đến ít chua( pHKCL :3.35- 4.25). Cation trao đổi và dung tích hấp thụ thấp( tương ứng 770ldl/100 g đất) và < 9,00 ldl/100 g đất). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt đạt từ trung bình tới khá. Đạm tổng số từ trung bình đến khá (từ 0,169- 0,263% và 9,70- 18,6 mg/100g đất ), kali tổng số nghèo (1,29- 2,22% và 4,3- 8,2 mg/ 100g đất ), lân tổng số nghèo từ (0,06- 0.08%.). Đất tơi xốp có khả năng giữ nước và hấp thụ nước tốt.

Đây là loại đất có đặc tính lý hóa rất tốt, so sánh với các yêu cầu của đất trồng cao su trên ta thấy đất đỏ trên đá sét gần như đáp ứng mọi yêu cầu về đặc tính lý hóa của đất trồng cao su.

Nhìn chung loại đất này rất thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm như: cao su, chè, …Tuy nhiên nhóm đất này có phản ứng chua nên khi trồng cao su trên loại đất này cần phải bón vôi để giảm độ chua… Đồng thời với điều kiện là lượng mưa tập trung theo mùa, thảm thực vật còn ít thì sẽ xảy ra hiện tượng xói mòn đất làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp hơn mức trung bình. Do vậy cần phải có các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát ( Fq)

Nhóm đất này có diện tích tự nhiên khoảng 11.778,7 ha, chiếm 9,2% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở địa bàn các xã Hòa Hải, Hương Lâm, Hương Xuân, Hương Vĩnh.

 Tính chất lý, hóa học:

Thuộc loại đất thịt nhẹ, tầng đất dày trên 70 cm, chua ( pHKCL :3.38- 4.22). Đất phân bố chủ yếu ở những vùng có độ dốc < 150. Hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình 1,55%, đạm tổng số trung bình (tương ứng 0,177- 0,56%.), kali tổng số nghèo 0,56%, lân và kali nghèo đến mức trung bình (tương ứng 6,80mg/ 100 g đất - 8,12 mg/ 100g đất, ) tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 300 lđl/ 100 g đất. Dung tích hấp thụ ( CEC: 6,62 lđl / 100 g đất),đất có khả năng giữ nước và hấp thụ nước tốt.

Đất vàng nhạt trên đá cát cũng là loại đất có những đặc tính lý hóa phù hợp với yêu cầu sinh thái về đất của cây cao su. Tuy nhiên nhược điểm chính của loại đất này là tầng đất mịn hơi mỏng lại có lẫn nhiều sỏi sạn. Tầng đất mỏng và có nhiều sỏi sạn

khiến rễ cây cao su khó phát triển, vì cây cao su là cây lâu năm nên rễ thường ăn sâu > 2 m.

Như vậy để cây cao su phát triển tốt mang lại năng suất cao thì khi trồng cây cao su trên nhóm đất này thì có thể tận dụng lá của các cây xanh trồng chắn gió, lá của cây cao su để làm tạo thêm độ mùn cho đất.

- Nhóm đất phù sa

Tổng diện tích là 14.347,8 chiếm 10,6% tổng diện tích các nhóm đất của huyện. Nhóm đất này có 4 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi đắp hằng năm, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng , đất phù sa không được bồi đắp hằng năm, đất phù sa đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

+ Đất phù sa được bồi đắp hằng năm ( Pb)

Diện tích loại đất này trên địa bàn huyện Hương Khê có khoảng 6.000 ha phân bố dọc theo sông Ngàn Sâu, sông Rào Trổ và sông Tiêm thuộc địa bàn các xã như: Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh, Phúc Đồng, Hòa Hải, Hương Thủy, Hương Giang, Phú Phong.

 Tính chất lý hóa :

Đây là loại đất có phản ứng chua ( pHKCL :4, 15- 4.80). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt nghèo 0,82%- 0,92%, Đạm tổng số cũng nghèo 0,056%- 0,093%, lân và kali tổng số trung bình ( tương ứng 0.071%, -0.081 % và 1,02%- 1,46%). Lân và kali dễ tiêu nghèo ( tương ứng 4,01- 4,80 mg/100 g đất và 4,50- 4,80mg/100 g đất ). Tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 8,70- 9,20 lđl/ 100 g đất, dung tích hấp thụ ( CEC: 4,20- 6,85lđl / 100 g đất).

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng ( Pf):

Loại đất này khoảng 4.000 ha, thuộc địa bàn các xã như: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Long, Hương Bình.

 Tính chất lý, hóa học:

Đây là loại đất có phản ứng chua ( pHKCL :4, 09- 4.58). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt nghèo 0,17%- 0,57%, đạm tổng số cũng nghèo 0,056%, lân và kali tổng số trung bình ( tương ứng 0.051 và 0,84%). Lân và kali dễ tiêu nghèo ( 4,70mg/100 g đất). Lân dễ tiêu trung bình 5,80mg/100 g đất. Tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 4,6 lđl/ 100 g đất, dung tích hấp thụ ( CEC: 5,76lđl / 100 g đất).

Loại đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, thành phần dinh dưỡng tương đối khá, có độ ổn định cao, ít bị ảnh hưởng của quá trình bồi đắp sông suối, địa hình. Diện tích loại đất này khoảng 1000 ha, phân bố ở các xã như: Hương Bình, Hương Long, Hòa Hải, Gia phố,…

 Tính chất lý, hóa học

Đây là loại đất có phản ứng chua ( pHKCL :4, 61- 4.74). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt 1,32%, đạm tổng số trung bình 0,012%, lân tổng số giàu 0,158%, kali tổng số trung bình 1,01% , kali dễ tiêu nghèo ( 9,30mg/100 g đất ), lân dễ tiêu trung bình 4,70mg/100 g đất. Tổng Cation kiềm trao đổi thấp 6,10 lđl/ 100 g đất . Dung tích hấp thụ trung bình ( CEC: 12,25lđl / 100 g đất).

+ Đất phù sa đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước( FL)

Loại đất này có diện tích 600 ha, phân bố ở địa bàn các xã như: Hương Long, Phú Long, Thị Trấn Hương Khê, Gia Phố.

 Tính chất lý, hóa học

Đây là loại đất có phản ứng chua ( pHKCL :4, 52- 4.85). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt 1,32%, đạm tổng số trung bình 0,012%, lân tổng số giàu 0,073%, kali tổng số hơi nghèo 0,90%, kali dễ tiêu nghèo ( 4,40 mg/100 g đất ), lân dễ tiêu trung bình 5,20 mg/100 g đất. Tổng Cation kiềm trao đổi thấp 2,30 lđl/ 100 g đất, dung tích hấp thụ trung bình ( CEC: 6,676lđl / 100 g đất).

Nhìn chung các loại đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cây cao su, đồng thời tầng đất mỏng do vây đây là loại đất không thích hợp để trồng cao su.

Diện tích loại đất này rất thích hợp với việc trồng lúa, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu xanh, lạc, ngô,… Để phát huy được tiềm năng đất đai trong quá trình canh tác cần phải sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm tăng chất dinh dưỡng , nâng cao độ phì cho đất .

- Đất mùn vàng đỏ trên đá Macmaaxit

Diện tích khoảng 12.575,14 ha chiếm 9,3% tổng diện tích các nhóm đất của huyện. Phân bố trên đỉnh dãy Trường Sơn và dọc theo biên giới với nước CHND Lào. Thuộc địa bàn các xã: Hòa Hải, Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia.

Nhóm đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối trên 900 m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình Feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng thì nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng lên đã tạo điều kiện cho quá trình tích lũy mùn.

Đa số đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua ( pHKCL : 4,72- 4,95), hàm lượng hữu cơ tầng mặt giàu 7,76%, đạm và lân tổng số giàu tương ứng (tương ứng 0,42- 0,32%), kali tổng số nghèo 0,09%, lân dễ tiêu giàu 17,02mg/ g đất, kali dễ tiêu nghèo 5,50mg/100 g đất. Tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 3,90 lđl/ 100 g đất, dung tích hấp thụ ( CEC: 12,02lđl / 100 g đất).

Đất phần lớn được phân bố ở những nơi có độ dốc 15- 250, tầng đất dày từ 0,6- 1,2 m. Đồng thời đất có hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali đều nghèo. Mặt khác do nằm ở địa hình cao, dốc nên đất dễ bị xói mòn, Ca++ và Mg++ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua. Chính vì vậy loại đất này không đáp ứng được nhu cầu sinh thái của cây cao su do đó đây là loại đất không thích hợp để trồng cao su.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU HUYỆN HƯƠNG KHÊ- HÀ TĨNH (Trang 33 -38 )

×