- Hệ thống thông tin liên lạc:
2.1.2 dốc địa hình
Xét về yếu tố độ dốc, theo kết quả điều tra về độ dốc đất đai của huyện Hương Khê được phân ra, như sau:
Bảng 2.1 : Phân loại diện tích theo độ dốc của huyện Hương Khê
Độ dốc < 8 0 Tỉ lệ diện tích (%) 14.19 8 đến 15o 34.57 15 đến 25o 26.18 > 25 o 25.06
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Hương Khê đến năm 2010)
Độ dốc là yêu cầu đặc biệt trong việc quy hoạch vùng trồng cao su, địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, khai thác, vận chuyển thuận lợi hơn nhiều so với vùng có độ dốc lớn.
Theo nghiên cứu lý thuyết đánh giá của bộ nông nghiệp độ dốc từ 00-80 là rất thích hợp để trồng cao su, từ 80- 150 thích nghi trung bình, từ 150- 250 ít thích nghi và từ 250
Hương Khê có tới 14,19% diện tích có độ dốc từ 00-80 chủ yếu là các dạng địa hình đồng bằng và thung lũng. Phần diện tích này phân bố dọc theo thung lũng giữa hai dãy Trường Sơn và Trà Sơn. Đây là diện tích rất thích hợp để trồng cao su.
Các vùng có độ dốc từ 8-150 chiếm khoảng 26,18% diện tích, đây là vùng thích nghi trung bình với cây cao su. Trong quá trình canh tác cần phải chú ý các biện pháp như: trồng cây theo đường đồng mức, hoặc kết hợp trồng thêm cây khác ,.. để tránh hiện tượng xói mòn đất.
Các vùng có độ dốc từ 15-250 chiếm 26,18% diện tích, đây là vùng ít thích nghi với cây cao su, phân bố ở các xã phía Tây Nam của huyện như: Hòa Hải, Hương Bình, Phú Gia, Hương Lâm, và các xã ở phía Đông như Hương Giang, Hương Trạch.
Cao su không được trồng ở những nơi có độ dốc trên 250 mà Hương Khê có khoảng 25,06% . Do đó đây là diện tích không thích hợp để trồng cao su. Diện tích này phân bố chủ yếu vùng cao ở phía Tây Nam bao gồm các xã của huyện như: Hòa Hải, Hương Bình, Phú Gia, Hương Vĩnh.
2.1.3 Thuận lợi
Tóm lại, địa hình của huyện Hương Khê khá thuận lợi cho việc canh tác cây cao su, tại những vùng đồi thấp, bằng phẳng là điều kiện để huyện có thể quy hoạch, phát triển thành những vùng chuyên canh cây cao su.
2.1.4 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì địa hình ở đây cũng có những mặt hạn chế nhất định cản trở sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su, đôi khi còn làm giảm năng suất và chất lượng cao su của huyện.
Tuy là một vùng núi thấp nhưng địa hình vẫn bị chia cắt bởi các dãy núi do đó đi lại gặp rất nhiều khó khăn kể cả trong vấn đề chăm sóc, khai thác cũng như vận chuyển cao su về nơi chế biến. Từ đó làm tăng chí phí trong quá trình sản xuất.
Mặt khác địa hình chủ yếu là đồi núi, lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa nên thường xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất làm cho đất bị mất hết chất dinh dưỡng từ đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su.