- Hệ thống thông tin liên lạc:
2.2 Điều kiện thổ nhưỡng
Đất là môi trường sống trực tiếp ảnh hưởng nhiều mặt đến sự tồn tại và phát triển của thực vật. Vì thế đất trồng đối với cây cao su là rất quan trọng. Đặc điểm của đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất mủ, tuổi thọ của cây cao su.
Đất trồng cao su phải tơi xốp màu mỡ, tầng đất canh tác phải sâu từ 2 m trở lên. Vì cây cao su là loại cây công nghiệp lâu năm nên có bộ rễ khỏe, phát triển tốt và ăn sâu tới 2 m. Đồng thời đất trồng cao su phải có khả năng thấm nước và giữ nước tốt mà không được úng hoặc lầy.
- Đặc tính hóa học:
Để cây cao su phát triển tốt và cho năng suất cao, đất trồng cao su phải có những tiêu chuẩn hóa học như :
+ Độ PH thích hợp : 3,5- 5,5.
+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng : N ( 0,15- 0,25%), P2O5 ( 0,08 – 0,15% ), K2O ( 0,1- 0,18%). Và các chất này phải ở dạng dễ tiêu thì mới có ý nghĩa.
Cây cao su nếu được trồng trên nền đất tốt và chăm sóc đúng kỹ thuật không những sẽ sinh trưởng tốt cho năng suất cao mà còn có thể kéo dài tuổi thọ của cây. Dưới tác động của điều kiện nham thạch, khí hậu, con người và sự chi phối của địa hình huyện Hương Khê có thổ nhưỡng khá phong phú và đa dạng, với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 127809,09 ha trong đó có 106.767,86 ha diện tích đất nông nghiệp.
Nhìn chung đất đai của huyện Hương Khê nhiều vùng có độ phì tự nhiên khá, vùng đất bằng chủ yếu là đất đai ven các con sông được bồi đắp hằng năm nên có độ màu mỡ khá cao. Vùng đất đồi núi chủ yếu là đất feralit có tầng đất dày, được che phủ bởi các thảm thực vật. Còn các vùng không có thảm thực vật che phủ thì bị rửa trôi mạnh và trở nên bạc màu, ngoài ra còn có đất glây hóa chua ở các vùng thung lũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.