Về sản xuất nông nghiệp:

Một phần của tài liệu phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su huyện hương khê- hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2012 đạt 632.462,6 tỷ đồng, đạt 185,07% so với năm 2005. Trong đó nông nghiệp chiếm 85,5% (trồng trọt: 72%, chăn nuôi: 28%), lâm nghiệp 13,43%, thuỷ sản 1,07%; giá trị thu nhập/diện tích canh tác 32 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực năm 2012 đạt 23.500/25.000tấn, so với năm 2005 sản lượng tăng 4.127,2 tấn, bằng 121,3%.

+ Trồng trọt: Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, chuyển giao áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp (năm 2005 có 17 máy làm đất tăng lên 530 máy vào năm 2012), năng suất một số cây trồng chính tăng: lúa tăng 0,5tạ/ha, ngô tăng 0,7tạ/ha,đậu tăng 3,2tạ/ha, lạc tăng 3,8tạ/ha, … đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân.

Tập trung triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chú trọng các dự án về phát triển cây bưởi Phúc Trạch, ... hàng năm cây ăn quả đã đem lại thu nhập khá lớn cho nhân dân, đến năm 2012. Bưởi Phúc Trạch diện tích 1000 ha, giá trị đạt 30 tỷ đồng, so với năm 2005 diện tích tăng 5,3%, giá trị tăng 150%, cam các loại diện tích 780ha, giá trị đạt 13 tỷ đồng so với năm 2005 diện tích tăng 14,7%, giá trị tăng 4,3%, chè 200ha/220ha, cao su 4.451 ha, sản lượng đạt 2.500 tấn. Phong trào kinh tế vườn, kinh tế trang trại được quan tâm, ngày càng phát triển, đa dạng về quy mô, loại hình sản xuất.

+ Chăn nuôi: Thực hiện Nghị quyết 03 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển chăn nuôi, công tác lãnh đạo chỉ đạo được tập trung, tạo được chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tập trung chỉ đạo sind hóa đàn bò, cải tạo và nâng cấp chất lượng đàn lợn nái, xây dựng mô hình trồng cỏ VA06,.... công tác tiêm phòng, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh xẩy ra đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt hiệu quả cao,... xuất hiện nhiều mô hình, điển hình trong chăn nuôi.

Năm 2010 tổng đàn trâu, bò có 39.000 con, đàn lợn 37.000 con, đàn gia cầm 430.000 con. Sản lượng thịt hơi 4.500 tấn, cá 330 tấn, trứng các loại 2.600.

+ Lâm nghiệp: Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường và ngày càng đi vào nề nếp, xử lý có hiệu quả các vụ việc tồn đọng kéo dài về tranh chấp rừng và đất lâm

nghiệp, phối hợp với các ngành cấp tỉnh rà soát đất ở các chủ rừng giao cho dân sản xuất, xây dựng và triển khai chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng nên đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra. Phong trào trồng rừng trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, độ che phủ rừng đạt 64,5%, tăng 21,7% so với năm 2005, hiệu quả kinh tế lâm nghiệp ngày càng rõ nét. Khoanh nuôi bảo vệ 86.432ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 100.607 ha rừng, tăng 7% so với năm 2005, trồng rừng tập trung 7.327 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.465 ha, tăng 646,2% so với năm 2005 (trong đó: hộ gia đình 2.327ha, doanh nghiệp 5.000ha); hàng năm phát động trồng trên 15 vạn cây phân tán các loại, tương đương với 100 ha. Sản lượng gỗ khai thác 185.000 m3, bình quân mỗi năm khai thác 37.000 m3(gỗ rừng trồng 4.592m3, gỗ rừng tự nhiên 32.437m3); xử lý 1.142 vụ vi phạm lâm luật, thu nộp ngân sách trên 8,5 tỷ đồng

Trong quản lý kinh doanh lâm nghiệp, huyện đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển trồng rừng nguyên liệu và khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên.

+ Nuôi trồng thủy sản: Đang từng bước được quan tâm chú trọng bằng việc tận dụng nguồn nước mặt ao hồ để nuôi cá, mô hình nuôi cá lồng đang được nhân rộng quy mô lớn trên địa bàn huyện. Sản lượng cá năm 2010 đạt 330 tấn; đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân.

1.2.3.3 Cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông.

Trong những năm qua, cùng với nguồn vốn từ chương trình 135/ CP của Chính phủ và các nguồn vốn khác cùng với sự đóng góp của nhân dân, mạng lưới giao thông trên địa bàn ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa trong vùng với các địa phương khác ngoài vùng.

Các tuyến đường giao thông lớn: Đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện 41 km, quốc lộ 15, tỉnh lộ 18, 22,..là những huyết mạch nối giữa các huyện, các vùng, các tỉnh và các địa phương, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Hiện nay các xã trong huyện đều có đường bê tông ( công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm).

b. Thuỷ lợi

Trong huyện có 72 công trình hồ đập, 12 trạm bơm, có diện tích tưới thiết kế 8.720 ha.Trên thực tế, tổng diện tích tưới của các công trình chỉ đạt được 33,8 % năng lực thiết kế. Trong khi đó diện tích tưới thiết kế của hồ đập: 5.247 ha, thực tế chỉ đạt

37,9% năng lực thiết kế, diện tích tưới bằng máy bơm toàn vùng đạt trên 89% năng lực thiết kế.

Các hồ đập, trạm bơm toàn vùng chủ yếu phục vụ tưới cho lúa, chưa tận dụng được hiệu suất của các hồ chứa, trạm bơm dùng để tưới cho các cây trồng khác, nhất là cây trồng cạn. Các công trình lớn có trên địa bàn như : Đập Làng, tràn sông Tiêm,... là những công trình trọng điểm hiện đang được khai thác và sử dụng.

c. Hệ thống điện, thông tin liên lạc

- Hệ thống điện:

Thực hiện công tác điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, đến nay toàn huyện đã có điện đến tận thôn bản. Dân cư dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đã được cấp điện quốc gia thông qua lưới điện 35 KV, 110 KV từ các trạm biến áp trung gian Linh Cảm và Thạch Linh. Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có khoảng 99% số hộ sử dụng điện, 100% số xã, thị trấn có đường điện quốc gia tính đến trung tâm.

Qua một thời gian dài sử dụng, nhiều tuyến đường dây, trạm biến áp đã xuống cấp. Do vậy, trong những năm qua đã nâng cấp và xây dựng, thay thế các trạm biến áp cũ, hỏng, công suất nhỏ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su huyện hương khê- hà tĩnh (Trang 27 - 29)