Trƣớc khi đề ra bất kì giải pháp nào cho hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ định hƣớng của chính phủ dành cho các dòng sản phẩm này. Không giống các loại hàng hóa khác, dầu thô và các sản phẩm từ dầu là nhóm hàng hóa mang tính nhạy cảm cao, không phải cứ đẩy mạnh ồ ạt là tốt. Nhóm hàng hóa này vừa gắn liền với một loại tài nguyên không thể phục hồi, vừa gắn liền với an ninh năng lƣợng của quốc gia, vì thế định hƣớng phát triển cho nhóm hàng hóa này có thể khác với định hƣớng phát triển của một số nhóm hàng hóa khác.
Một điều khác cũng rất quan trọng khi đề xuất giải pháp, đó là về hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất ảnh hƣởng thế nào đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Ở đây cần định hƣớng lại một lần nữa: sản lƣợng xuất khẩu dầu thô sẽ không bị ảnh hƣởng bởi hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất vì nhƣ đã trình bày ở các phần trên, dầu từ mỏ Bạch Hổ dùng cho Dung Quất cũng phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Nhƣ vậy có nghĩa là dầu Bạch Hổ có thực sự xuất ra nƣớc ngoài hay là xuất vào Dung Quất thì cũng vẫn tính vào kim ngạch xuất khẩu. Gía cả cũng không khác biệt theo quy định của thông tƣ 98/2008/TT-BTC.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 74
Nhƣ vậy thì tại sao chúng ta lại chủ trƣơng không thực sự xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài mà lại “xuất khẩu danh nghĩa” vào Dung Quất trong khi giá thành không khác nhau, thủ tục hải quan thì vẫn phải làm. Việc này chắc chắn không phải vì Dung Quất là đặc khu kinh tế vì cho đến năm nay, 2010 thì chính phủ mới xem xét việc chuyển đổi Dung Quất thành đặc khu kinh tế. Trong một vài năm tới đây vẫn là khu kinh tế, không có sự khác biệt về biên giới kinh tế ở đây (ít nhất điều này vẫn đúng trong vài năm tới).
Sở dĩ có điều này là do một số nguyên nhân sau đây:
- Bất kì một quốc gia nào phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu đều không có lợi cho nền kinh tế của quốc gia đó. Nhất là với một quốc gia xuất khẩu dầu thô ròng nhƣ Việt Nam thì việc không có đƣợc cho riêng mình một ngành công nghiệp lọc dầu phát triển thì quả thật rất vô lý. Việc tự chủ về nhiên liệu xăng dầu là một định hƣớng đúng đắn của chính phủ ta nhằm giảm bớt những ảnh hƣởng tiêu cực thì thị trƣờng nhiên liệu thế giới.
- Hiệu quả kinh tế là một điều đáng bàn tới. Mặc dù khi khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, rất nhiều ý kiến cả trong và ngoài nƣớc đều cho rằng dự án này không khả thi. Tuy nhiên trong báo cáo Vietnam Oil&Gas report quý 3 năm 2010 đã có những nhận định nhƣ sau: Với sự gia tăng dầu thô cung cấp cho Dung Quất, sản lƣợng dầu thô Việt Nam xuất ra thế giới sẽ giảm, nhƣng đồng thời nhập khẩu xăng dầu cũng giảm theo. Ngoài ra việc pha trộn 20% dầu chua từ Venezuala cũng giúp giảm chi phí lọc dầu, giá xăng dầu trong nƣớc có thể sẽ hạ xuống.
- Ngoài ra còn có các lợi ích về kinh tế-chính trị-xã hội khác đi kèm với dự án Dung Quất. Chính vì vậy mà mặc dù xuất khẩu ra nƣớc ngoài hay xuất khẩu vào Dung Quất cũng nhƣ nhau (thực tế là tuy thông tƣ 98/2009/TT-BTC có yêu cầu giá bán cho Dung Quất bằng giá bán thị trƣờng thế giới nhƣng giá bán cho Dung Quất trong thực tế vẫn thấp hơn đôi chút) nhƣng chính phủ vẫn ƣu đãi việc xuất vào Dung Quất hơn.
Chính vì vậy cần chú ý rằng những giải pháp nhóm chúng em đƣa ra cho mặt hàng dầu thô không nhằm thúc đẩy xuất khẩu ồ ạt mà sẽ theo đúng định hƣớng của chính phủ: Giảm dần xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài. Và với mỗi lô hàng xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài, phải có những giải pháp để lựa chọn thị trƣờng, giá bán v.v…để đạt hiệu quả cao nhất.