Các nhân tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 61 - 63)

Xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu là theo hình thức tạm nhập tái xuất. Tạm nhập tái xuất xăng dầu là việc doanh nghiệp Việt Nam mua xăng dầu của một nƣớc để bán lại cho một nƣớc khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Trƣớc năm 2003, các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu xăng dầu thực hiện theo những quy định từ “Qu y chế về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu - Ban hành kèm theo Quyết định số 1752/2003/QĐ- BTM ngày 15/12/2003”1. Nhƣng từ đầu năm 2008 trở đi, Quy chế này bị bãi bỏ, mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tạm nhập tái xuất xăng dầu thực hiện theo các quy định từ “ Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu ban hành theo Quyết định số 01/2008/ QĐ-BTM)2

Vì quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008 cũng nhƣ nhiều quy định thay đổi lớn nên nó đã tạo nhiều tác động đến hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu đặc biệt là giai đoạn cuối 2008 đầu năm 2009 nhƣ:

- Việc xuất khẩu xăng dầu không đƣợc ảnh hƣởng đến cung cầu thị trƣờng trong nƣớc và chỉ thƣơng nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mới đƣợc xuất khẩu

1

http://dichvuhaiquan.com/vbhq/Vanbanphapquy/Bo%20thuong%20mai/Quyetdinh/1752_03_QD_BTM.htm

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 61

xăng dầu. Bộ Công Thƣơng cấp phép cho thƣơng nhân xuất khẩu xăng dầu trên cơ sở cân đối nguồn hàng, giá cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, kế hoạch đăng ký tiêu thụ sản phẩm của thƣơng nhân sản xuất, chế biến xăng dầu để đảm bảo việc xuất khẩu không ảnh hƣởng đến cung cầu thị trƣờng trong nƣớc. Xăng dầu xuất khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Thƣơng nhân xuất khẩu xăng dầu chịu trách nhiệm về giá bán, bảo đảm bù đắp đủ chi phí nhập khẩu hoặc chi phí sản xuất, chế biến và phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định hiện hành. Nhà nước không bù giá.

- Thêm vào đó, thƣơng nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đƣợc kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu. Thƣơng nhân đƣợc phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa của thƣơng nhân theo đúng số lƣợng và chủng loại đã tạm nhập.

- Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu được chuyển vào tiêu thụ nội địa số xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết sau khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.

Ghi chú: Xăng dầu quy định trong Quy chế này bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hoả, dầu ma zut, nhiên liệu máy bay, các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng.

 Những quyết định này nhằm mục đích tăng sự kiểm soát đối với các hoạt động tạm nhập tái xuất của các doanh nghiệp tƣ nhân, cũng nhƣ là làm cho các hoạt động này giảm mức ảnh hƣởng đến cung cầu trên thị trƣờng trong nƣớc.

Tuy nhiên, theo các quy chế thì Nhà nƣớc chấp nhận cho các loại xăng dầu phù hợp tiêu chuẩn nội địa, hoàn thành nghĩa vụ thuế, có thể tham gia lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc nên khi thị trƣờng trong nƣớc khan hiếm, các doanh nghiệp có thể đã giữ lại 1 lƣợng tạm nhập nhƣng không tái xuất trên thị trƣờng nội địa. Nếu trƣớc năm 2008, Nhà nƣớc vẫn bù giá cho giá xăng dầu nội địa thì sau 9/2008, Chính phủ công bố không bù giá do không thể cân đối ngân sách, khiến giá xăng dầu nội địa hƣớng gần đến mức giá trên thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà xuất khầu xăng dầu Việt Nam có một lƣợng lớn xăng dầu đã tạm nhập nhƣng chƣa tái xuất có thể tham gia thị trƣờng nội địa. Nhƣng cũng chính vì thề mà lƣợng xăng dầu xuất khẩu có dấu hiệu giảm trong giai đoạn giá xăng dầu trong nƣớc lên cao. Cụ thể nhƣ tháng 2/2010, khi xăng dầu trong nƣớc đồng loạt tăng giá (khoảng 590 VND/lít)1 trong khi mức giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới giảm nhẹ thì sản lƣợng xăng dầu xuất

1 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đƣợc thực hiện theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, các văn bản hƣớng dẫn của liên bộ Tài Chính - Công Thƣơng và bám sát diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trƣờng thế giới, link: http://vtc.vn/bvntd/434-239645/bao-ve-nguoi-tieu-dung/gia-xang-tang- them-590-donglit.htm

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 62

khẩu giảm nhẹ do một số doanh nghiệp giữ xăng dầu kinh doanh nội địa vừa đáp ứng đƣợc mức giá mong đợi vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển cũng nhƣ bảo hiểm.

Dung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu: Từ tháng tám 2010, 5.800 mét khối xăng máy bay Jet A1 do nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất đã đƣợc Công ty BP Singaapore Pte.Ltd thuộc Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tiếp nhận để đƣa sang tiêu thụ tại Singapore1. Việc các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam thực hiện tự sản xuất các sản phẩm xăng dầu các loại là yếu tố thúc đẩy khối lƣợng các loại sản phẩm này của Việt Nam gia tăng từ 8/2010.

Theo các quy chế đã đề cập trên, hoạt động tạm nhập tái xuất sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cung cầu trên thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu xăng dầu Việt Nam và giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới – do Nhà nƣớc đã quy định rõ là không bù giá xuất khẩu xăng dầu. Trong giai đoạn 2009 – 9 tháng đầu 2010, sự biến động giá xăng dầu sẽ là nhân tố chính ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam. Do đó, suốt 2009, giá dầu ít biến động, chƣa vƣợt ngƣỡng 100 USD/thùng2. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới chƣa thế hồi phục trong năm 2009. Đồng nghĩa, ngành công nghiệp tại các nƣớc phát triển đang trong xu hƣớng giảm sút đáng kể. Trong đó có thể kể đến nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc là một trong những thị trƣờng tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới có dấu hiệu giảm sản lƣợng đáng kể. Tuy nhiên, những tháng đầu 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt tại những nƣớc công nghiệp phát triển, mạnh hơn so với dự đoán. Theo báo cáo hàng tháng của IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới đạt tới 86,9 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay. Chính nhu cầu tăng, làm giá xăng dầu thế giới đầu năm 2010, tƣơng đối cao hơn so với năm 2009. Từ đó, giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới đầu năm 2010 đã góp phần quan trọng trong việc nâng giá xuất khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam. Cũng từ nguyên nhân giá tăng nên dù xuất khẩu với sản lƣợng thấp hơn so với 9 tháng cùng kỳ năm ngoái, nhƣng gia đoạn đầu năm 2010, giá trị xăng dầu xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng hơn nhờ sự thúc đẩy của giá cao.

2.3. Xuất khẩu dịch vụ dầu khí của Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 61 - 63)