Hệ thống giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 77 - 88)

Về việc khai thác

1/ Tiếp tục chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò. Hiện tại các mỏ dầu mới ở Việt Nam đƣợc phát hiện với điều kiện địa chất khá phức tạp, với khả năng công nghệ và vốn của riêng Việt Nam thì không thể đáp ứng cho nhu cầu khai thác dầu các mỏ mới ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế vẫn cần có sự có mặt của các công ty dầu khí quốc tế.

Tuy nhiên đồng thời với việc mời gọi các công ty dầu khí quốc tế, tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng nên chú trọng đến việc học tập các công nghệ mới, thông qua các công ty dầu khí quốc tế để trang bị cho nền dầu khí Việt Nam các công nghệ hiện đại, thực hiện chuyển giao công nghệ dần dần. Từ đó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô của Việt Nam, giảm dần sự phụ thuộc vào các công ty dầu khí quốc tế và làm giàu nội lực đủ để tham gia vào thị trƣờng thế giới bằng các hợp đồng xuấ khẩu dịch vụ dầu khí hoặc thăm dò, khai thác ở nƣớc ngoài.

2/ Áp dụng một số biện pháp kĩ thuật mới nhất để nâng cao hệ suất thu hồi dầu thô hiện nay, cụ thể nhƣ:

- Áp dụng giải pháp bơm ép: Để nâng cao hệ số thu hồi dầu, lần đầu tiên mỏ Bạch Hổ đã áp dụng giải pháp bơm ép nƣớc duy trì áp suất vỉa Công nghệ khai thác thứ cấp (bơm ép nƣớc) đã cho phép gia tăng đáng kể thu hồi dầu so với khai thác sơ cấp đơn thuần chỉ sử dụng năng lƣợng tự nhiên của vỉa. Thời gian sắp tới nên đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ này tại các mỏ khác.

- Áp dụng công nghệ thu nổ, xử lý, minh giải tài liệu địa chấn 3D để làm rõ cấu trúc địa chất của các đối tƣợng thăm dò. Đó chính là chìa khóa cho sự thành công trong thăm dò gia tăng trữ lƣợng trong tƣơng lai.

- HiỆn nay chúng ta đã áp dụng hệ thống khai thác nổi di động cho một số mỏ nhƣ Mỏ Đại Hùng. Tuy hệ thống này có tính linh hoạt và đƣa mỏ vào khai thác nhanh, song công việc sửa chữa, bảo dƣỡng trong giếng gặp nhiều khó khăn hơn, chƣa kể cả các rủi ro tiềm ẩn về an toàn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các giàn cố định bảo đảm khai thác mỏ an toàn hơn mà vẫn kinh tế ngay cả ở độ sâu nƣớc biển đến trên 200 m. Bởi vậy trong tƣơng lai cần cân nhắc giữa giải pháp giàn cố định và giàn nổi (bán chìm) để phát triển khai thác các mỏ có độ sâu nƣớc tƣơng tự mỏ Đại Hùng ở bể Nam Côn Sơn.

- Để có thể giữ ổn định trong thời gian dài mức khai thác khoảng 50 đến 60 nghìn tấn/ngày (400 đến 450 nghìn thùng/ngày) đang đẩy mạnh phát triển các mỏ đang khai thác và sớm đƣa các mỏ đang khai thác và sớm đƣa các mỏ mới vào khai thác.

- Trong tƣơng lai khai thác dầu ngoài khơi ở Việt Nam số lƣợng mỏ nhỏ, hay còn gọi là mỏ biên trên góc độ kinh tế ngày càng tăng. Để khai thác hiệu quả các mỏ này, cần nghiên cứu

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 77

áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “thiết bị/giàn tối thiểu” với các kiểu giàn nhẹ đầu giếng và một tàu nổi có công suất thích hợp cho chứa/xử lý/xuất dầu. Đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp tăng cƣờng thu hồi dầu sau khi đã áp dụng khai thác thứ cấp, đặc biệt đối với các đối tƣợng móng nứt nẻ trƣớc Đệ Tam của các mỏ dầu ở bể Cửu Long đang là vấn đề cực kỳ cấp thiết khi sản lƣợng các mỏ này bắt đầu suy giảm nhanh.

- Các giải pháp vi sinh – hóa – lý đã đƣợc áp dụng cho đối tƣợng Miocen dƣới từ 2007 đến 2009 cũng cho kết quả tốt và đang đƣợc nghiên cứu, mở rộng, áp dụng trong thời gian tới. 3/ Tài nguyên dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên vô tận của một quốc gia, chính vì thế trong tƣơng lai Việt Nam nên tiếp tục phát triển hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô ở nƣớc ngoài để đảm bảo nguồn cung dầu thô cho Việt Nam, phục vụ ngành công hiệp lọc dầu đang bƣớc đầu phát triển.

Tuy nhiên hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô vẫn luôn là một hoạt động có nhiều rủi ro, và nếu nhƣ là thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài thì rủi ro này càng cao hơn nữa. Vì thế trong hoạt động thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài, Việt Nam nên thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ đa dạng, từ cơ cấu cho đến hình thức (hợp đồng thăm dò, hợp đồng khai thác, hợp đồng mua mỏ v.v…) chứ không tập trung vào một lĩnh vực nào cả.

Về việc xuất khẩu dầu thô sang nƣớc ngoài

Nhƣ đã phân tích ở trên, ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của Petrovietnam, hƣớng phát triển cho PV sẽ trở thành “ kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chi phối hoàn toàn tình hình xuất khẩu dầu thô tƣơng lai. Cũng vì lý do đó, chúng em nhận thấy muốn thúc đẩy cho xuất khẩu dầu thô Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất thì điều kiện tiên quyết là phải có đề xuất biện pháp cho việc hoàn thiện hoạt động của PV từ khâu khai thác đến khâu xuất khẩu. Qua nghiên cứu phân tích đã thực hiện cũng nhƣ tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng em xin đề xuất một vài giải pháp trọng điểm cho tổng công ty Petrovietnam cùng các thành viên nói riêng và toàn ngành dầu khí Việt Nam nói riêng nhƣ:

1/ Petrovietnam cần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu dầu thô một cách hợp lý nhất. Vấn đề xuất khẩu dầu thô hợp lý ở đây có nghĩa là: Việt Nam vẫn phải có những biện pháp tăng cƣờng xuất dầu thô nhƣng xuất một lƣợng phù hợp đảm bảo an ninh năng lƣợng cho quốc gia, sau khi đã xuất một lƣợng phù hợp cho hoạt động tại các nhà máy lọc dầu đặc biệt là Dung Quốc. Nguyên nhân là do dầu Việt Nam có chất lƣợng tốt, xuất đƣợc giá rất cao ra các thị trƣờng nƣớc ngoài trong khi trên thực tế nguồn nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy lọc dầu nội địa không phải hoàn toàn cần một lƣợng dầu chất lƣợng cao nhƣ thế. Việc chú trọng đƣa dầu vào nhà máy Dung Quất sẽ ảnh hƣởng đến các thị trƣờng nói chung và các thị trƣờng chủ lực nói riêng, chính vì thế chúng ta cần có các định mức đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc, càng chính xác càng tốt, tránh tình trạng lỡ hẹn với bạn hàng làm mất uy tín của Petrovietnam. Việt Nam với đại diện chính trong lĩnh vực này là PV nên có biện pháp điều chỉnh một

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 78

công thức phù hợp với lƣợng dầu thô chất lƣợng cao từ Việt Nam xuất vào các nhà máy lọc dầu, nhập một lƣợng cần thiết dầu chất lƣợng thấp hơn pha trộn nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng thành phẩm, việc sản xuất bằng 100% dầu chất lƣợng tốt của Việt Nam tại các nhà máy lọc dầu nhƣ Dung Quốc hiện nay là rất phí phạm. Thêm một lý do khác là PV không thể và cũng không nên hoàn toàn giảm xuất khẩu dầu thô sang các thị trƣờng nhập khẩu hiện nay của Việt Nam. Việc làm này khiến Việt Nam có thề mất luôn những thị trƣờng nhập khẩu dầu thô vốn có. Trong tƣơng lai, khi ngành khai thác phát triển, sản lƣợng khai thác tăng cao thì Việt Nam không còn thị trƣờng để xuất đi thì thật đáng tiếc.

2/Thêm vào đó, phía Việt Nam với đại diện chính là Petrovietnam nên tập trung hỗ trợ, khuyến khích các nhà thầu dầu khí nƣớc ngoài thực hiện chƣơng trình công tác và giải ngân theo các hợp đồng đã ký.

3/ Petrovietnam với chức trách là ngƣời đại diện duy nhất của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí nên thƣờng xuyên làm việc với nhà thầu dầu khí để rà soát và có giải pháp kịp thời bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản lƣợng khai thác dầu khí cũng nhƣ là giám sát và hỗ trợ các nhà thầu bảo đảm tiến độ phát triển các mỏ. Tập đoàn Petrovietnam phải có biện pháp nhằm chỉ đạo vận hành an toàn và hiệu quả Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Phú Mỹ; vận hành an toàn Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.

4/Các công ty dầu khí mà đại diện chính là Petrovietnam nên phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam huy động cao nhất công suất của các nhà máy điện. Ðồng thời vận hành hiệu quả, an toàn các đƣờng ống dầu khí và đẩy nhanh tiến độ triển khai phƣơng án nhập khẩu khí để cung cấp lâu dài, ổn định nguồn khí cho các hộ tiêu dùng trong nƣớc.

5/Riêng đối với Petrovietnam vì hoạt động dƣới cơ cấu nhiều thành viên nên các nhà lãnh đạo công ty phải chỉ đạo quyết liệt và sử dụng cao nhất các dịch vụ trong nội bộ tập đoàn, giữa các đơn vị thành viên trên tinh thần hợp tác hiệu quả...

6/ Trong thời kì kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng nhƣ hiện nay, Việt Nam nên có những biện pháp kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng và tập trung nguồn lực hƣớng vào hoàn thành đúng tiến độ các dự án trọng điểm nhƣ Nhà máy lọc dầu Dung Quất; chuẩn bị cơ sở hạ tầng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đạm Cà Mau và đẩy nhanh việc triển khai các dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn, Xơ sợi Ðình Vũ... sớm đƣa vào hoạt động, có sản phẩm đầu ra phục vụ nền kinh tế, đón đầu khi thị trƣờng thế giới phục hồi.

7/Trƣớc thực trạng mất dần thị trƣờng trọng điểm nhƣ hiện nay thì ngành dầu khí Việt Nam nói chung và các công ty xuất khẩu dầu thô nói riêng ( đại diện chính là PV Oil) cần tổ chức rà soát các dự án đình, giãn tiến độ trong những năm qua đánh giá phân loại và sắp xếp thứ tự ƣu tiên từng thị trƣờng không quá đẩy mạnh vào những thị trƣờng vốn không tiềm năng hay có chính sách cắt giảm nhập khẩu dầu thô Việt Nam từ chính phủ nƣớc đó nhƣ: Nhật, Úc, hay có khó khăn về khoảng cách địa lý, về vận chuyển, giá bán không đƣợc cao, rủi ro về thanh toán v…thay vào đó là phải tận dụng cơ hội thị trƣờng

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 79

tại những thị trƣờng tiềm năng phù hợp để xuất khẩu sao cho đạt giá trị cao nhất và ít rủi ro nhất. Hiện nay các thị trƣờng chính của Việt Nam là Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia. Trong đó chúng ta nên tập trung vào các thị trƣờng có điều kiện địa lý gần gũi, giá cao, nghiệp vụ thanh toán an toàn. Không khuyến khích Việt Nam tiếp tục xuất khẩu tràn lan dầu thô của mình ra bất kì thị trƣờng nào có nhu cầu. Nhóm chúng em xin đề xuất ý kiến về việc lựa chọn thị trƣờng chủ lực nhƣ sau: Dầu thô Việt Nam nên tập trung vào thị trƣờng Singapore, Malaysia, Trung Quốc, trong đó đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc do những nguyên nhân chính nhƣ sau:

- Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay cũng nhƣ những dự báo tƣơng lai (đƣợc tiến hàng từ 8/2010) thì Trung Quốc đang và sẽ là nƣớc tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ1. Lƣợng nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng không ngừng bởi nhu cầu tiêu dùng của nƣớc này và chiến lƣợc xây dựng dự trữ dầu. Theo IEA, tổng số năng lƣợng mà Trung Quốc tiêu dùng trong năm 2009 tƣơng đƣơng với 2,252 tỷ tấn dầu thô; Con số này cao hơn xấp xỉ 4% so với mức tiêu hao năng lƣợng của Mỹ2

.

- Xét theo khoảng cách địa lý thì Trung Quốc - Việt Nam rất gần nhau so với các nƣớc xuất khẩu chính dầu thô sang Trung Quốc hiện nay đặc biệt là Ả Rập Saudi. Sự gần gũi về địa lý này sẽ tạo đà thuận lợi cho hoạt động xuất dầu thô sang Trung Quốc do chi phí vận chuyển và bảo hiểm thấp hơn. Thêm vào đó, Việt Nam chuyển hƣớng sang xuất dầu thô vào Trung Quốc sẽ làm cải thiện hơn các cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc do hiện nay hàng Trung Quốc đang tràn ồ ạt sang Việt Nam.

8/Nguồn tài chính cho Petrovietnam cần phải đƣợc xem xét cẩn thận. Việc phụ thuộc lớn vào vốn từ đối tác Nga sẽ vô hình chung làm tăng quyền quyết định của Nga trong việc quyết định xuất nhập khẩu dầu thô của Petrovietnam, mà rộng ra hơn là toàn ngành xuất khẩu dầu thô ( do hiện nay theo quy định chính phủ mọi công tác xuất khẩu dầu thô đều phải thông qua PV Oil – thuộc Vietnampetro). Muốn tăng nguồn lực tài chính, công ty nên triển khai tích cực các dự án đầu tƣ hiệu quả đồng thời kiên quyết dừng, giãn các dự án không đủ thủ tục, không có phƣơng án thu xếp vốn khả thi có hiệu quả. Phía Việt Nam cũng cần triển khai thận trọng việc ký kết các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò dầu khí mới ở nƣớc ngoài, ƣu tiên khai thác các cơ hội mua lại các tài sản dầu khí ở nƣớc ngoài cũng nhƣ là dành nguồn lực tài chính, tạo nguồn vốn ổn định với lãi suất hợp lý cho các dự án, theo thứ tự ƣu tiên thông qua Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí. Quan trọng hơn là PV nên có biện pháp tổ chức tiêu thụ

1Tháng 8, Trung Quốc tăng cƣờng nhập khẩu đồng, dầu thô, link:

http://tintuc.xalo.vn/00836092750/Thang_8_Trung_Quoc_tang_cuong_nhap_khau_dong_dau_tho.html?id=1cc0ea8&o=0

2

Trung Quốc thay Mỹ trở thành nƣớc tiêu hao năng lƣợng lớn nhất toàn cầu – link: http://www.baomoi.com/Info/Trung- Quoc-thay-My-tro-thanh-nuoc-tieu-hao-nang-luong-lon-nhat-toan-cau/45/4579463.epi

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 80

hết xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo giá cạnh tranh thu vốn. Thêm vào đó, PV nên thực hiện thực hiện cơ chế tài chính, quản lý vốn hiệu quả và linh hoạt, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong tập đoàn và từng đơn vị thành viên, nhằm huy động cao nhất sức mạnh tài chính của tập đoàn

9/ Trong việc xuất dầu ra nƣớc ngoài, Việt Nam từ trƣớc đến nay ít khi dành đƣợc quyền vận tải, chúng ta chủ yếu vẫn xuất theo điều kiện FOB. Nguyên nhân chủ yếu là các đội tàu Việt Nam không đủ điều kiện để chuyên chở dầu. Việc chuyên chở dầu cần các loại tàu đặc biệt có thùng chứa đặc dụng. Trong thời gian tới trong việc xuất khẩu đến các thị trƣờng chủ lực với khoảng cách địa lý gần, chúng ta có thể cố gắng cải thiện tình hình này bằng cách chủ động kí hợp đồng theo các điều kiện nhóm C hoặc D. Để làm đƣợc điều này chắc chắn cần có sự phối hợp của ngành vận tải biển.

Về việc đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ dầu khí

1/ Tiếp tục duy trì sự đoàn kết của các công ty thành viên của tập đoàn dấu khí Việt Nam để gia tăng thị phần của các công ty này trong thị trƣờng ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam. Từ đó dần dần bồi dƣỡng năng lực, trƣởng thành hơn về mặt nghiệp vụ, về chuyên môn khoa học kĩ thuật.

2/ Đầu tƣ đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ (đàm phán, thƣơng lƣợng hợp đồng; chuyên môn kỹ thuật,…) cho các nhân viên của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Cử các nhân viên đi đào tạo tại Nga thông qua đơn vị Vietso petro và tại một số quốc gia khác có ngành dầu khí phát triển mạnh nhƣ Malaysia, các quốc gia OPEC v.v…

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)