Về khai thác

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 67 - 69)

Các yếu tố về sản lƣợng khai thai sẽ ảnh hƣởng chung đến cả hoạt động xuất khẩu dầu thô lẫn hoạt động lọc dầu tạo ra xăng dầu các loại.

3.1.1.1 Điểm mạnh

Nhà nƣớc đã có chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng.

Sự gia tăng của các công ty (independent oil companies) đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực khai thác và sản xuất tại Việt Nam đã đẩy mạnh sự phát triển vƣợt bậc của ngành dầu khí. Nhƣ đã đề cập thì mọi hoạt động xuất khẩu dầu thô tại Việt Nam của bất kỳ công ty nào đều thông qua PV OIL nên phía Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát hoạt động xuất khẩu dầu thô từ các công ty dầu khí tự do để các hoạt động của các công ty này không tác động tiêu cực cho Việt Nam. Thêm vào đó, các công ty này với nguồn vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm do thƣờng là các công ty có nguồn gốc từ nƣớc ngoài sẽ giúp phát triển ngành dầu khí Việt Nam nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng tại Việt Nam.

Vietsopetro, đơn vị khai thác dầu thô hàng đầu của Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng thành công nhiều công nghệ khai thác độc đáo dầu trong đá móng nứt nẻ mà cả thế giới còn rất ít kinh nghiệm:

- Hầu hết các mỏ dầu đã và đang đƣợc thiết kế khai thác ban đầu theo chế độ năng lƣợng tự nhiên đàn hồi của dầu và khí hòa tan. Để nâng cao hệ số thu hồi dầu, lần đầu tiên mỏ Bạch Hổ đã áp dụng giải pháp bơm ép nƣớc duy trì áp suất vỉa ở cả hai đối tƣợng cát kết Miocen, Oligocen và đặc biệt móng nứt nẻ trƣớc Đệ Tam. Công nghệ khai thác thứ cấp (bơm ép nƣớc) đã cho phép gia tăng đáng kể thu hồi dầu so với khai thác sơ cấp đơn thuần chỉ sử dụng năng lƣợng tự nhiên của vỉa, hệ số thu hồi dầu cuối cùng có thể đạt tới 0,35 – 0,4 theo các phƣơng án phát triển mỏ Bạch Hổ đã đƣợc phê duyệt và triển khai.

- Bên cạnh đó các giải pháp nâng cao “hệ số bao trùm của bơm ép” (hệ số quét) thông qua điều chỉnh áp suất bơm; phƣơng thức bơm; khoảng cách giữa các đới bơm ép, khai thác và số lƣợng các giếng bơm ép cũng nhƣ nâng cao “hệ số bao trùm thu hồi “(tích của hệ số bao trùm thu hồi theo diện tích và theo chiều dày) thông qua đan dày một cách hợp lý mạng lƣới giếng khai thác kết hợp với điều chỉnh chế độ bơm ép và khai thác cũng nhƣ làm sạch vùng cận đáy giếng… đã góp phần không nhỏ trong kết quả sản xuất của Vietsovpetro.

Ngoài ra, Vietsovpetro còn có rất nhiều thế mạnh khác: là Liên doanh dầu khí hoạt động đa ngành, hiện đại, có sự đóng góp quan trọng vào ngành dầu khí Việt Nam (do là tập đoàn liên doanh giữa Zarubezhneft với Petrovietnam); cùng với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao,

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 67

giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sƣ, công nhân với độ dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực Địa chất, Địa Vật lý giếng khoan, khai thác, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí biển, …

3.1.1.2 Điểm yếu

Hiện nay ngành công nghiệp Việt Nam chƣa có cơ sở sản xuất đƣợc những thiết bị liên quan đến khâu thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu thô. Toàn bộ trang thiết bị đều nhập từ nƣớc ngoài (tiêu biểu là đƣợc cung cấp từ Nga). Điều này làm tăng tính phụ thuộc của ngành dầu khí trong nƣớc vào các công cụ, thiết bị tiên tiến nhập khẩu. Đây không chỉ là trƣờng hợp riêng của Việt Nam mà của khá nhiều các quốc gia khai thác dầu khí (ngoại trừ các cƣờng quốc về dầu mỏ - các nƣớc khối OPEC, …). Một minh chứng cụ thể nhất cho tác hại của sự phụ thuộc công cụ ngoại nhập này có thể đề cập đến là khủng hoảng giá dầu 2008, ngay trong thời điểm giá dầu tăng cao, mọi hoạt động khai thác dầu sẽ trở nên sôi nổi trên toàn thế giới, kéo theo đó là sự tăng giá của các trang thiết bị liên quan đến ngành dầu khí đặc biệt là trang thiết bị khai thác dầu thô. Các công ty dầu khí gặp khó khăn nghiêm trọng khi nhập trang thiết bị trong thời gian này, mọi hoạt động đầu tƣ trong thời gian này phải cân nhắc lại. Việc nhập khẩu trang thiết bị thời điểm này có chi phí cao làm chi phí sản xuất tăng, nhƣng chỉ thu đƣợc lợi nhuận ngắn trong cơn sốt giá, khi giá dầu trên thị trƣờng bình ổn thì hoạt động đầu tƣ này sẽ bị lỗ nặng.

3.1.1.3 Cơ hội

Khu vực vỉa Sông Hồng đã có những phát hiện dầu khí mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế trung bình đến cao.

Sự tham gia đầu tƣ của các công ty dầu khí quốc tế trong những năm gần đây, đặc biệt là các công ty dầu khí quốc tế đến từ khu vực Châu Á nhƣ Nhật, Malaysia, Hàn Quốc v.v…

Cơ hội kí kết các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ớ nƣớc ngoài, trong đó đặc biệt chú ý tới khu vực Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Indonesia.

3.1.1.4 Thách thức

Các diễn biến về thời tiết trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp gây khó khăn cho các dàn khoan ngoài biển của Việt Nam trong việc khai thác dầu thô.

Tất cả trữ lƣợng dầu của các mỏ đƣợc phát hiện cho đến thời điểm hiện tại đều ở thềm lục địa dƣới 200 m nƣớc. Vì vậy việc phát triển và khai thác các mỏ ngoài khơi đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong thăm dò, thẩm lƣợng, phát triển và khai thác mỏ.

Mỏ dầu chính của Việt Nam là mỏ Bạch Hổ đã qua đỉnh khai thác từ năm 2004, vì thế càng những năm về sau này sản lƣợng càng giảm. Những mỏ mới phát hiện lại khó triển khai khai thác do điều kiện địa chất phức tạp và trữ lƣợng thấp không đạt hiệu quả kinh tế cao.

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 68

Việc khai thác ở nƣớc ngoài để bổ sung cho sản lƣợng trong nƣớc dùng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất trong hiện tại và bù đắp thụt giảm sản lƣợng trong dài hạn gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn dự tính. Đã có một số hợp đồng thu về kết quả không đƣợc nhƣ mong đợi.

Một phần của tài liệu tiểu luận các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)