Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 (Trang 35 - 42)

4.2.6.1. Phân theo cơ cấu giới tính

Bảng 4.3. Bảng tình hình sốlượng lao động tại khách sạn Kaanapali

STT Bộ phận Nam Nhân viên Nữ Tổng

1 Ban Giám đốc 1 1 2

2 Kế toán 1 1 2

3 Lễ tân 2 3 5

4 Buồng 0 12 12

5 Bếp 5 8 13

6 Bảo trì và bảo dưỡng 4 0 4

7 Bảo vệ 2 0 2

8 Tổng số nhân viên KS 15 25 40

(Nguồn: Phỏng nhân sự của khách sạn)

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng số cán bộ công nhân viên

của Khách sạn Kaanapali là 40 người. Cơ cấu nam, nữ của khách sạn là tương đối hợp lý đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn. Lao động nam chiểm 37.5% trong tổng số lao động. Còn lại lao động nữ chiếm 62.5%.

Hình 4.8: Cơ cấu giới tính nhân viên khách sạn Kaanapali

Lao động buồng, bàn chủ yếu là nữ còn ở bộ phận bếp chủ yếu là lao động nam.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, khách sạn gặp không ít khó khăn nhưng đơn vị vẫn bền bỉ tiếp tục phấn đấu không ngừng trong đầu tư tìm biện pháp kinh doanh có lãi, xây dựng đi đúng hướng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày được rèn luyện lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng nhưng do dân số già nhiều mà người lao động tại khách sạn chủ yếu trên 30 tuổi.

4.2.6.2. Phân theo cơ cấu trình độ

Bảng 4.4: Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn

STT Bộ phận Tổng số lao động Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ ĐH CĐTC PT ĐH Bằng C Bằng B Bằng A Không 1 Ban Giám đốc 2 2 0 0 0 1 1 0 0 2 Kế toán 2 2 0 0 0 0 0 2 0 3 Lễ tân 5 3 2 0 1 2 2 0 0 4 Tổ buồng 12 0 8 4 0 0 1 3 8 5 Bếp 13 2 4 7 0 0 2 2 9 6 Bảo dưỡng & bảo trì 4 0 3 1 0 0 1 0 3 7 Tổ bảo vệ 2 0 2 0 0 0 2 0 0 8 Tổng cộng 40 9 19 12 1 3 9 7 20 9 Tỷ trọng (%) 100 22.5 47.5 30 2.5 7.5 22.5 17.5 50 (Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn)

Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình chất lượng lao động tại Khách sạn Kaanapali

Tổng số lao động trong khách sạn là 40 người trong đó: Lao động phổ thông 12 người chiếm 30% ở các tổ phục vụ là chiếm đa số. Lao động có trình

độ đại học là 9 người chiếm 22.5% chủ yếu là ở các bộ phận quản lý. Còn lại là lao động có trình độ Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp là 19 người chiếm 47.5% chủ yếu là ở các bộ phận phục vụ.

Tổng số lao động trong khách sạn là 40 người trong đó: Lao động có bằng Đại học ngoại ngữ là 1 người chiếm 2.5%. Lao động có bằng C là 3 người chiếm 7.5%. Lao động có bằng B là 7 người chiếm 22.5%. Lao động có bằng A là 7 người chiếm 17.5%. Còn lại chiếm 50% là không có trình độ ngoại ngữ.

Hình 4.9: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Hình 4.10: Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ

Nhìn chung, nguồn nhân lực của khách sạn có trình độ chuyên môn tương đối, đội ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Nhân viên của khách sạn thường xuyên được đào tạo qua các lớp chính quy về du lịch, kết hợp với đào tạo tại chỗ nên trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao.

4.2.6.3. Phân theo cơ cấu tuổi tác

Bảng 4.5: Độ tuổi lao động trung bình tại khách sạn Kaanapali:

STT Bộ phận Độ tuổi trung bình 1 Ban giám đốc 45 2 Kế toán 35 3 Lễ tân 24 4 Buồng 32 5 Bếp 34

6 Bảo trì –Bảo dưỡng 30

7 Bảo vệ 27

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn)

Nhận xét

Từ bảng số liệu trên cho thấy độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên tại khách sạn khá cao. Hầu hết các bộ phận trong khách sạn có độ tuổi trung bình >30 tuổi. Đây là một nhược điểm của khách sạn trong kinh doanh du lịch. Khách sạn cần phát huy được sức trẻ cũng như suy nghĩ sáng tạo trong kinh doanh.

Ở chức vụ lãnh đạo thường là những người lớn tuổi. Lao động du lịch có độ tuổi tương đối trẻ từ 30 – 40 tuổi, trong đó lao động nữ từ 20 – 30 tuổi, nam từ 40 –50 tuổi.

4.2.6.4. Phân theo bộ phận

Bảng 4.6: Nhân sự theo từng bộ phận:

STT Bộ phận Số lượng nhân viên từng

bộ phận 1 Giám đốc 2 2 Kế toán 2 3 Lễ tân 5 4 Buồng 12 5 Bếp 13

6 Bảo trì và bảo dưỡng 4

7 Bảo vệ 2

8 Tổng số nhân viên KS 40

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn)

Nhận xét: Khách sạn hiện có 8 bộ phận riêng biệt, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng

a. Giám đốc khách sạn

Là người lãnh đạo cao nhất có mọi quyền hành điều phối công việc trong khách sạn, là người có trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất kinh

doanh của khách sạn. giám đốc còn chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, là ngươi đại diện pháp nhân của khách sạn trước pháp luật.

b.Phó giám đốc ( trưởng bộ phận nhân sự)

Là người thay mặt giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng. Theo dõi quá trình làm việc của cán bộ nhân viên khách sạn để phân công việc, khen thưởng hay kỷ luật nhân viên. Ngoài ra, còn có trách nhiệm như giám đốc và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự ủy quyền và còn chịu trách nhiệm cá nhân tuyển chon phân công lao động.

c. Bộ phânlễ tân

Gồm 5 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận lễ tân.

-Trưởng lễ tân: là người đại diện cho bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ chức dịch vụ, dón tiếp, chịu trách nhiệm về các hoạt động đăng ký chỗ, thanh toán với khách hàng, phân công ca làm việc cho nhân viên và theo dõi nhân viên làm việc.

- Nhân viên lễ tân: là bộ mặt của khách sạn, có nhiệm vụ đón khách, nhận và trả phòng cho khách, là trung tâm quảng cáo, giới thiệu cho khách các sản phẩm dịch vụ mà khách cần, giúp khách sạn chọn lựa và bán các dịch vụ bổ sung như: Tham gia các tour du lịch, giới thiệu khu du lịch.

d. Bộ phận buồng

Gồm 12 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận.

- Trưởng bộ phận buồng: là người giám sát nhân viên và luôn làm cho các phòng của khách sạn cũng như các khu vực trong khách sạn gọn gàng, sạch sẽ, giải quyết các tình huống và yêu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn, phân chia ca làm việc cho nhân viên trong bộ phận.

- 3 nhân viên giặt ủi: đáp ứng đủ mọi nhu cầu giặt ủi cho khách hàng cũng như giặt ủi ga, gối,… để luôn đảm bảo sự thơm tho, sạch sẽ cho phòng ngủ của khách.

-7 nhân viên làm phòng: là người được tuyển chọn và đào tạo, có kỹ năng cao và thành thạo trong công việc dọn phòng, nắm vững nghiệp vụ, làm phòng trong khách sạn và đặc biệt là không thể thiếu đức tính cần cù, siêng năng, trung thực.

- 2 nhân viên công cộng: 1 nhận viên phụ trách chăm sóc toàn bộ cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, 1 nhân viên phụ trách dọn vệ sinh ở khu vực tiền sảnh, hành lang, cầu thang…

Tất cả các nhân viên đều dày dặn kinh nghiệm đủ để đáp ứng việc tăng năng suất buồng giường và có thể đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

e. Bộ phận bảodưỡng, bảo trì

Có 4 nhân viên có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, nước trong khách sạn, sửa chữa kịp thời các tiện nghi bị hư hỏng trong khách sạn nhằm mang tới cho du khách những dịch vụ đạt chất lượng nhất.

f. Bộ phận kế toán

Có nhiệm vụ thu nhận các báo cáo doanh thu, đề xuất mua hàng từ các bộ phận, thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các chứng từ thu chi hàng tháng, quý và năm để báo cáo cho giám đốc.

g. Bộ phận bảo vệ

Có 6 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận.

Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước ban giám độc về trật tự trong khuôn viên khách sạn, có nhiệm vụ phân ca cho nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo trật tự cho khách sạn 24/24h.

h.Bộ phận bếp

Gồm 13 nhân viên kể cả bếp trưởng. Bếp trưởng là người phụ trách mọi công việc về nhu cầu ăn uống trong khách sạn và nhà hàng.

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của người lao động ở khách sạn tương đối tốt, có trình độ tay nghề cao, tạo sự phát triển toàn diện của khách sạn.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)