5. Kết cấu đề tài
3.2.4. Giải pháp về lãi suất cho vay
Ngân hàng cần áp dụng lãi suất linh hoạt với từng khoản vay vào từng khoảng thời gian phù hợp với tình hình kinh tếxã hội của địa phương.
Cải thiện mức phí dịch vụphù hợp và cạnh tranh hơn.
Cần phát triển một sốsản phẩmđặc trưng, đưa ra các lãi suất cho sản phẩm đó cạnh tranh nhất với các đối thủ.
Lãi suất khoản vay là nguồn thu đối với ngân hàng và là chi phí với người vay vốn. Với khách hàng cá nhân, họ luôn mong muốn lãi suất này thấp nhất có thể để giảm chi phí tài chính, còn với ngân hàng thì cần một mức lãi suất thỏa đáng đểbù đắp chi phí huy động vốn và mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Do đó, việc đưa ra lãi suất phù hợp với hạn mức, thời gian và sản phẩm mũi nhọn của chi nhánh là rất quan trọng. Hiện nay các ngân hàng có các chính sách lãi suất rất đa dạng với mức lãi suất và hạn mức cực kỳhấp dẫn. Chẳng hạn, năm 2020 Ngân hàng Sacombank cho vay mua nhà với lãi suất 11%/năm với hạn mức lên đến 100% nhu cầu vốn, ngân hàng Á Châu cho vay mua ô tô với lãi suất ưu đãi 7.5% với hạn mức lên đến 80% giá trị và thời hạn vay là 7 năm, Agribank đang triển khai rất nhiều sản phẩm phục vụ cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp ví dụ như: cho vay lưu vụ, cho vay hỗtrợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết – tổ cho vay lưu động, cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh. Với lãi suất từ 11%-12%/ năm với hạn mức 100% nhu cầu vốn. Nhìn chung thì mỗi ngân hàng đều đềra cho mình những mục tiêu cũng như hướng phát triển riêng của mình với từng sản phẩm đặc trưng, DongA Bank thì nên phát triển theo hướng cho vay tín chấp với các hội phụ, hội hưu trí, các công đoàn xí nghiệp công nghiệp,… Các loại cho vay tiêu dùng này với nhu cầu vốn không quá cao, rủi ro, cũng như quy mô thị trường rộng và có tiềm năng phát triển lớn.