Giải pháp giảm nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh thành phố Huế (Trang 74 - 75)

5. Kết cấu đề tài

3.2.5.Giải pháp giảm nợ quá hạn, nợ xấu

Nâng cao hiệu quảkiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay

Kiểm tra, kiểm soát việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, giúp đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Công tác thẩm định là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay, vì nếu nó được tiến hành một cách chính xác với chất lượng cao đảm bảo cho chi nhánh lựa chọn được những khoản tín dụng vừa được đảm bảo an toàn vừa đảm bảo việc sinh lời. Để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay cần nghiên cứu kỹ thông tin, dữ kiệu khách hàng cá nhân trước khi tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu lựa chọn khách hàng có lịch sửvay vốn tốt uy tín, tìm hiểu rõ mục đích vay vốn, khả năng đảm bảo các khoản vay đểcó chất lượng tín dụng tốt nhất.

Cán bộ cần phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo và kiểm tra bất nhờ các khách hàng để thông tin được chính xác, trung thực. Trong quá trình cho khách hàng vay, cán bộtín dụng phải thường xuyên theo dõi khách hàng trảnợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cần có biện pháp xửlý kịp thời với các khách hàng không trảnợ đúng hạn. Bên cạnh đó, cũng cần có các khoản trích dựphòng rủi ro, quản lý nợquá hạn, nợxấu.

-Trích dựphòng rủi ro, quản lý nợquá hạn, nợ xấu

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định và hợp lý đảm bảo chi nhánh luôn chủ động trong việc xử lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý các khoản nợ quá hạn, nợxấu đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng KHCN cho ngân hàng.

Trong công tác xử lý các khoản nợ quá hạn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp xửlý cụthểcho từng đối tượng khách hàng cá nhân.

Lập ban thu hồi nợ quá hạn, phân công trách nhiệm cho những thành viên xử lý đối với từng khoản nợ cụthể. Phải phân tích chi tiết từng khách hàng, từng khoản nợ, lãi treo, đề ra phương án xử lý nợ cụ thể với từng đặc điểm của khách hàng cá nhân, tích cực bám sát khách hàng, những khoản nợ có khả năng xửlý nhanh phải

ưu tiên nguồn lực để xử lý dứt điểm, tạo điều kiện và kinh nghiệm trong xử lý khoản nợtiếp theo.

Hiện nay, DongA Bank đang áp dụng 2 biện pháp rất tốt trong việc giảm nợ xấu, nợ quá hạn là trích dự phòng rủi ro và bảo hiểm rủi ro. Hai biện pháp này đã góp phần giảm nợxấu, nợquá hạn cho ngân hàng. Đối với khách hàng có nguồn thu nhưng cố tình không trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành khời kiện ra tòa án, phối hợp chặt chẽvới các cơ quan chức năng tổchức cưỡng chế, kê biên, phát mại tài sản thu hồi nợ theo quy định pháp luật và các điệu kiện đã ký kết.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh thành phố Huế (Trang 74 - 75)