3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.3.2. Các nhân tố bên ngoài
Khách hàng
Khách hàng là người có quan hệtrực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Nếu khách hàng có khả năng chi trả thì việc cho vay sẽ được đảm bảo hơn đối với một khách hàng khả năng trả nợ thấp. Hơn nữa, tư cách đạo đức của khách hàng cũng rất quan trọng bởi trong nhiều trường hợp muốn chiếm đoạt vốn vay, không hoàn trảnợ vay, mặc dù có khả năng chi trả và điều này đã khiến cho ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro.
Môi trường kinh tế
Mỗi giai đoạn lịch sử, biến cố kinh tế đều tác động đến hoạt động của ngân hàng như lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, chính sách thuế, thay đổi tỷ giá đềuảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng (bao gồm cảhoạt động tín dụng). Nếu nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không khủng hoảng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng được tốt hơn và có khả năng hoàn trảnợvay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn nên hoạt động tín dụng của ngân hàng được phát triển, hiệu quả tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong nên kinh tế suy thoái, lạm phát cao thì hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư và tiêu dùng bị giảm sút, dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có khả năng sử dụng hiệu quả và trả nợ không đúng hạn làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, giảm sút vềquy mô và chất lượng.
Pháp luật
Mỗi khi pháp luật thay đổi đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế. Do vậy, những ảnh hưởng này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng được kí kết trước hoặc sau khi văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, nếu các hợp đồng kí kết trước khi văn bản pháp luật ban hành có những nội dung bị trái với văn bản pháp luật đó thì dễ nhận lấy rủi ro. Mặt khác các doanh nghiệp bị chi phối bởi các hành vi hợp đồng mà họ đã kí thì việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới không trả được nợcho ngân hàng.
Môi trường tựnhiên
Ngoài ra, môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Ví dụ như hạn hán, lụt lội, dịch bệnh… làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp nhiều khó khăn, làmảnh hưởng đến khả năng trảnợcủa họ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về KHCN, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và nhu cầu vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN. Có thể thấy, hoạt động cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng được chú trọng và có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
– CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội–chi nhánh Huế