3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing
Hoạt động marketing sẽ góp phần thu hút khách hàng, làm cho khách hang hiểu biết vềngân hàng cũng như lợi ích của ngân hàng mang lại cho họ.
Tuyên truyền, quảng cáo ngay tại ngân hàng bằng cách bốtrí các hình ảnh thể hiện các dịch vụcủa ngân hàng và đặtởnhững vịtrí dễquan sát.
Thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội như FB, Zalo, Istagram… ngoài ra, ta có thể thực hiện các chương trình như khách hàng trải nghiệm làm nhân viên bằng cách khách hàng mời khách hàng khác tải app và cài đặt app thì khách hàng mời và cả khách hàng được mời sẽ được một phần quà nhỏ có thể là tiền, voucher giảm giá… chương trình này có thểmang lại một hiệuứng tốt vì khách hàngđược mời sẽ cảm thấy tin tưởng hơn đối với ngân hàng.
Hằng năm, tổ chức các hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng hơn và giúp ngân hàng giải quyết những khó khăn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, nắm bắt và đánh giá được nhu cầu mới nảy sinh của khách hàng, từ đó đựa ra cách thức cung ứng sản phẩm, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động văn nghệ, hoạt động thiện nguyện,…cũng là phương thức tốt đểgiới thiệu hình ảnh của MBBank. Ngoài ra, thực hiện chương trình cho vay ưu đãi vào các dịp lễ, tết hay ngày khách hàng vay là ngày sinh nhật của họ. Tất cả các chương trình này sẽ tạo hiệuứng tốt, nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo sựlan tỏa nhiều người biết đến ngân hàng hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại là hoạt động chủ đạo và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệthống sản phẩm cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế. Chính vì thế, trong chương 3 này đẽ nêu lên định hướng phát triển và đềxuất một sốgiải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với chi nhánh.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
3.1.1. Kết quả đạt được của đềtài
Trong hoạt động cho vay, cho vay KHCN đang dần chiếm vị thếvà có vai trò quan trọng, hơn nữa hoạt động này còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Qua quá trình phân tích và tổng hợp các chương khóa luận này đã hệ thống được cơ sở lý luận về hoạt động KHCN và đồng thời phân tích thực trạng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội –Chi nhánh Huế. Từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
3.1.2. Hạn chếcủa đềtài
Do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, đồng thời hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu nên khó tránh khỏi những sai sót, nhiều vấn đề chưa phân tích hay phân tích chưa sâu, chỉtiêu phân tích rủi ro chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của quý thầy cô cũng như các anh chịtrong ngân hàng giúp tôi hoàn thiện đề tài khóa luận này hơn và hoàn thiện những kiến thức vềhoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
3.1.3.Hướng phát triển của đềtài
Thay vì nghiên cứu số liệu 3 năm như bài khóa luận này, có thểphân tích thời gian là 4 năm, 5 năm…Nếu có thểhãy thực hiện khảo sát khách hàng, mở rộng đối tượng khách hàng điều tra và phân chia theo từng nhóm hay từng phân khúc để đánh giá đúng nhu cầu khách hàng. Đồng thời có thể phát triển theo hướng phân tích quản trịrủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
3.2. Kiến nghị
Hoạt động quản lý và kinh doanh của MBBank hiện tại rất tốt nhưng cần lưuý một sốvấn đềsau:
- MBBank cần xem xét lại quy trình, các quy định cho vay nhằm đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi, gộp một số nghiệp vụ tín dụng có thể dùng chung để giảm bớt khối lượng văn bản tránh nhầm lẫn.
- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽvề lưu trữ, bảo quản hồ sơ cho vay khách hàng vì những hồ sơ này là tài sản quan trọng của ngân hàng.
- Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn hoạt động thu hút và tìm kiếm khách hàng, có những biện pháp thu hút phù hợp với từng nhóm khách hàng. Việc xây dựng cơ chế chính sách tiếp thị và ưu đãi khách hàng vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa tạo sựchủ động cho nhân viên.
- Chi nhánh nên học hỏi kinh nghiệm từ các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng MBBank, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại khác, chọn lọc những kinh nghiệm, chính sách phù hợp với chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà, 2013, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
2. Nguyễn Thị Mùi, 2008, Giáo trình Nghiệp vụ ngânhàng thương mại, NXB Tài chính.
3. Lê Thị Hải Yến, 2018, Tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển –chi nhánh Hạ Long, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
4. Đặng Quang Huy, 2018, Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế.
5. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
6. Hà Thị Thuận, 2018, Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế.
7. Trần Thị Thu Kiều, 2016, Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế.
8. Huỳnh Châu Ngân, 2016, Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, đại học Kinh tế Huế.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn bản hợp nhất Số 22/VBHN-NHNN.
11. Các trang web tham khảo khác:
-Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế:https://thuathienhue.gov.vn/
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:https://www.sbv.gov.vn/
-Website tư vấn tài chính trực truyến The bank:https://thebank.vn/
-Kênh tin tức về kinh tế, tài chính CafeF:https://cafef.vn/
- Tạp chí tài chính: http://tapchitaichinh.vn/
-Thời báo ngân hàng:https://thoibaonganhang.vn/
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: http://nfsc.gov.vn/vi/ - Wikipedia Tiếng Việt:https://vi.wikipedia.org