2.2.1.1 Tình hình tài chính a. Cơ cấu của tài sản
Thông qua bảng Cân đối kế toán của CTCP X, ta xét thấy được thực trạng tài sản của công ty:
Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của CTCP X trong giai đoạn năm 2018 - 2020
(Đơn vị: đồng)
TÀI SẢN Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019
Gía trị Tỷ lệ Gía trị Tỷ lệ
I. Tài sản ngắn hạn 1.332.553.354 6,94% (1.930.447.323) -9,40%
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền (112.159.269) -2,95% 539.521.329 14,62%
2. Các khoản phải thu
ngắn hạn 468.563.654 5,25% 212.069.411 2,26%
3. Hàng tồn kho 976.148.969 15,07% (2.682.038.063) -35,99%
II. Tài sản dài hạn 6.298.897 16,24% 27.488.643 60,96%
1. Tài sản cố định (2.949.538)
2. Tài sản dài hạn khác 9.248.435 25,80% 27.488.643 60,96%
TỔNG TÀI SẢN 1.338.852.251 6,96% (1.902.958.680) -9,25%
(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)
Từ bảng 2.1 như trên, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2019, tổng tài sản tăng 6,96% so với năm 2018, tương ứng tăng 1.338.852.251 đồng. Tuy nhiên đến năm 2020, khoản mục này giảm 9,25% tương ứng với giá trị là 1.902.958.680 đồng.
Với sự biến đổi như thế, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trên tổng tài sản cũng thay đổi như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn năm 2018 -2020
(Đơn vị: %)
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 99,8% 99,78% 99,61%
Tổng tài sản 100% 100% 100%
(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)
Nhìn chung, qua ba năm TSNH chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty và TSDH không thay đổi nhiều. Cụ thể là trong ba năm, tỷ trọng của TSNH lần lượt là 99,8%; 99,78% và 99,61%. Từ đó, nhận thấy rằng trong ba năm này các khoản TSDH không được đầu tư nhiều. Để có thể thấy được sự thay đổi cơ cấu tài sản đầy đủ hơn, chúng ta phân tích TSNH và TSDH.
Tài sản ngắn hạn
TSNH chiếm phần lớn trong tổng tài sản nên sự biến động của tài sản chịu ảnh hưởng lớn bởi khoản mục này. Năm 2019, TSNH tăng 6,94%, tương ứng với 1.332.553.354 đồng so với năm 2018 và giảm 9,40% ở năm 2020.
Hình 2.2: Cơ cấu TSNH của CTCP X
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)
Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng trong ba năm lần lượt là 19,79%; 17,97% và 22,73%. Nhận thấy rằng năm 2019, khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 2,95% so với năm 2018 và ở năm 2020 thì tăng 14,62%. Nguyên nhân giảm ở năm 2019 là do một phần công ty mua để dự trữ hàng hóa ở trong kho làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đồng thời trả các khoản nợ. Để rồi đến năm
19.79% 17.97% 22.73% 46.48% 45.74% 51.63% 33.73% 36.29% 25.64% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
2020, công ty đang trữ tiền nhiều hơn hai năm trước để đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình khi cần thiết.
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản lần lượt trong ba năm là 46,48%; 45,74% và 51,63%. Ngoài ra, khoản mục này qua các năm đều có xu hướng gia tăng, năm 2019 tăng 5,25% so với năm 2018 và đến năm 2020 tăng 2,26%. Từ đó, nhận thấy rằng tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty và đồng thời công ty có thực hiện các chính sách bán chịu đối với một số khách hàng nhằm có thể gia tăng doanh thu hàng bán.
Hàng tồn kho năm 2019 tăng 15,07% so với năm 2018 và giảm mạnh 35,99% ở năm 2020. Năm 2019, công ty mua và dự trữ khá nhiều hàng bán lưu kho nhằm có thể cung cấp nhanh và đầy đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời là để dự phòng cho các trường hợp cần thiết. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, công ty cũng khó có thể nhập thêm hàng bán từ trong nước cũng như nước ngoài nên công ty phần lớn bán những mặt hàng tồn trong kho để tạo doanh thu. Vậy nên tỷ trọng của hàng tồn kho năm 2019 là 36,29% thì đến năm 2020 tỷ trọng giảm còn 25,64%.
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản của công ty, chưa đến 1%. Công ty chỉ mua TSCĐ trong năm 2018 với giá trị là 2.949.538 đồng còn hai năm sau không có hoạt động mua sắm. Ngoài ra, khoản mục tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng qua ba năm, ở năm 2019 tăng 25,8% và năm 2020 tăng 60,96%.
Như vậy, qua việc phân tích cụ thể cơ cấu tài sản của công ty, nhà quản trị sẽ có cái nhìn bao quát và tổng thể để đưa ra những phương hướng nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
I. Nợ phải trả 504.733,871 3,75% (3.618.050.712) -25,91%
Phải trả người bán
ngắn hạn (872.857.759) -38,97% 746.510.864 54,62%
Người mua trả tiền
trước ngắn hạn (22.550.000) 2.310.000
Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước (139.858.370) -16,74% 293.128.424 42,14%
Vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn 1.540.000.000 14,86% (4.660.000.000) -39,16%
II. Vốn chủ sở hữu 834.118.380 14,42% 1.715.092.032 25,91%
Vốn góp chủ sở hữu - - - -
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 834.118.380 46,75% 1.715.092.032 65,50%
NGUỒN VỐN 1.338.852.251 6,96% (1,902,958,680) -9,25%
(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)
Qua bảng 2.3, năm 2019, tổng nguồn vốn tăng 6,96% so với năm 2018 và đến năm 2020 thì giảm 9,25%.
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP X
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)
Từ hình 2.3, nợ phải trả chiếm phần lớn tỷ trọng trọng trong tổng nguồn vốn của công ty, hơn 50%. Điều này có thể giải thích rằng doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn ở bên ngoài, vẫn chưa tự chủ được nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả của công ty đang giảm dần qua ba năm từ 69,94% xuống 55,38% và nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang tăng dần. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, dần tự chủ tài chính hơn và đồng thời cũng thể hiện khả năng chi trả của công ty.
Để thấy được sự biến động một cách cụ thể hơn, chúng ta đi phân tích các nhân tố cấu thành nên nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
Về nợ phải trả
Công ty chỉ chịu ảnh hưởng của các khoản nợ ngắn hạn. Từ năm 2019, nợ phải trả tăng 3,75% so với năm 2018, tương ứng tăng 504.733.871 đồng. Đến năm 2020, khoản mục này giảm 25,91%, tương ứng giảm một mức giá trị là 3.618.050.712 đồng so với năm 2019. 69.94% 67.84% 55.38% 30.06% 32.16% 44.62% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Hình 2.4: Cơ cấu nợ phải trả trong giai đoạn 2018 – 2020
(Đơn vị: %)
Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X
Nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng lần lượt là 16,64%; 9,79% và 20,43% qua từng năm. Tại năm 2019, nợ phải trả người bán giảm mạnh với 38,97% so với năm 2018 nguyên do là công ty đã trả một phần các khoản nợ đến hạn và đồng thời công ty mua chịu ít đi so với năm trước đó. Năm 2020 là năm đầy khó khăn cũng như thách thức của của mọi doanh nghiệp nói chung và CTCP X nói riêng. Mặc dù đã dự trữ khá nhiều hàng tồn kho để bán, tuy nhiên với một số mặt hàng bán chạy, một số hàng hóa do đã để lâu bị lỗi thời…. nên công ty vẫn cần nhập hàng bán về để đẩy mạnh kinh doanh. Chính vì thế, công ty đã mua chịu hàng bán của các nhà cung cấp để phục vụ nhu cầu.
Người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả, cao nhất là 0,17% ở năm 2019. Có thể nói rằng, việc nhận ứng trước tiền của khách hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có thể một phần là chính sách hoạt động của công ty khi khách trả tiền trước và với khách hàng mới vẫn chưa tin tưởng đối với chất lượng sản phẩm của công ty, ….
16.64% 9.79% 20.43% 6.21% 4.98% 9.56% 76.98% 85.23% 69.99% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Phải trả người bán Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thay đổi biến động giảm 16,74% ở năm 2019 và cuối cùng tăng 42,14% ở năm 2020. Các khoản mục này, công ty đều thực hiện và nộp theo các quy định về thuế mà Nhà nước đặt ra.
Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 60% tổng nợ phải trả trong ba năm nên chỉ tiêu này ảnh hưởng khá nhiều đến nợ phải trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2019 tăng 14,86% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 thì lại giảm mạnh 39,16%.
Về vốn chủ sở hữu
Nguyên nhân tổng VCSH tăng qua các năm với vốn góp không đổi là 4.000.000.000 đồng tất cả là do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng 46,75% so với năm 2018 và đến năm 2020 thì tăng 65,50%. Khoản mục này phản ánh kết quả kinh doanh của công ty sau khi đã trừ đi các khoản thuế, chi phí, lỗ,…. Vậy nên từ đó, thấy được tình hình kinh doanh của công ty.
2.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
Thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, công ty cũng không khỏi tránh được những vướng mắc trong quá trình kinh doanh. Để có có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động kinh doanh, cần xem xét và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4: Tình hình biến động các khoản mục trên Bảng BCKQKD TRONG giai đoạn 2018 – 2020
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm 2019 với 2018
Chênh lệch năm 2020 với 2019
Giá trị (đồng) Tỷ lệ Giá trị (đồng) Tỷ lệ
Doanh thu thuần (49.265.491) -0,15% 6.264.579.580 19,30%
Gía vốn hàng bán (832.730.683) -3,45% 4.870.596.765 20,93%
Lợi nhuận gộp 783.465.192 9,32% 1.393.982.815 15,18%
Doanh thu HĐTC (19.786.828) -79,14% 1.393.932 26,73%
Chi phí tài chính (15.898.253) -2,44% 158.967.107 25,01%
Chi phí QLDN 980.286.248 13,39% 450.571.329 5,43%
Lợi nhuận thuần (200.709.631) -43,89% 785.838.311 306,27%
Thu nhập khác 440.659.979 73,70% (86.688.900) -8,35% Chi phí khác - - - - Lợi nhuận khác 440.659.979 73,70% (86.688.900) -8,35% LNTT 239.950.348 22,74% 699.149.411 53,98% LNST 191.960.278 22,74% 678.977.113 65,53% (Nguồn: Tính theo BCTC)
a. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
Để thấy được sự biến động của doanh thu thuần, ta phân tích hai nhân tố là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong giai đoạn năm 2018 - 2020, với thị trường cạnh tranh giữa các công ty khác đầy khốc liệt, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty thay đổi qua các năm. Cụ thể, ở năm 2019, chỉ tiêu này giảm nhẹ 0,15% so với năm 2018, tương ứng giảm 49.265.491 đồng. Đến năm 2020, tăng 19,30% tương ứng với tăng thêm 6.264.579.580 đồng so với năm 2019.
Có thể lý giải doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là sản lượng tiêu thụ và giá bán
- Sản lượng tiêu thụ: Công ty được thành lập và hoạt động trong nhiều năm nên đã có một lượng khách hàng cố định và đồng thời cũng nhận được sự đánh giá về chất lượng hàng bán, chất lượng cung cấp dịch vụ. Vậy nên từ đó công ty được các khách hàng quen giới thiệu với những người có nhu cầu. Công ty vẫn luôn nhanh nhạy trong việc nhập về những sản phẩm mới, tiên tiến để phù hợp với thị trường. Ngoài ra, việc thực hiện chiến lược bán hàng trả tiền sau là chiến lược góp phần thu hút khách hàng để gia tăng doanh thu.
- Gía bán: giá bán các sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các công ty để thu hút khách trong thị trường đầy tính cạnh tranh. Vậy nên với kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, công ty đã có những phương hướng để điều chỉnh giá bán của các sản phẩm sao cho phù hợp với giá cung cấp và giá trên thị trường. Với giá cả một số máy móc, trang thiết bị ngày càng tăng cao do công nghệ tiên tiến cũng góp phần làm gia tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
* Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh nghiệp không ghi nhận bất kỳ khoản giảm trừ doanh thu nào ở ba năm. Chứng tỏ rằng không có hàng bán nào bị trả lại và doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng khi mua hàng hóa với số lượng lớn hay cũng như các chính sách giảm giá hàng bán. Từ đó, có thể thấy được mặt tích cực là chất lượng hàng hóa đạt được tiêu chuẩn và đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó cùng tồn tại mặt hạn chế là thực hiện chiết khấu thương mại cũng như giảm giá hàng bán không hiệu quả. Điều này sẽ bị ảnh hưởng đến số lượng hàng bán ra và dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng về khi họ có những chính sách bán hàng phù hợp.
Bảng 2.5: Bảng so sánh đồng quy mô của CTCP X
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu thuần 100% 100% 100%
Gía vốn hàng bán 74,16% 71,70% 72,68%
Lợi nhuận gộp 25,84% 28,30% 27,32%
Doanh thu HĐTC 0,08% 0,02% 0,02%
Chi phí tài chính 2% 1,96% 2,05%
Chi phí QLDN 22,51% 25,56% 22,59%
Lợi nhuận thuần 1,41% 0,79% 2,69%
(Nguồn: tính theo BCTC)
Nhìn chung, GVHB năm 2019 giảm khoảng 3,45% so với năm 2018. Đến năm 2020, chỉ tiêu này 20,93% tương ứng với tăng 4.870.596.765 đồng. Trong ba năm, GVHB chiếm tỷ trọng so với doanh thu thuần khá ổn định và trên 70%.
Ở năm 2019 thì tỷ trọng GVHB so với doanh thu đã giảm xuống so với năm 2018 và đồng thời tốc độ giảm của GVHB giảm nhiều hơn so với doanh thu tiêu thụ cho thấy sự nỗ lực trong việc giảm chi phí của công ty. Tuy nhiên đến năm 2020, thì tỷ trọng GVHB so với doanh thu tăng lên do sự gia tăng đột ngột của doanh thu kéo theo sự gia tăng của GVHB. Ngoài ra cũng phải kể đến tốc độ tăng của GVHB là 20,93% và của doanh thu là 19,3% cho thấy năm 2020 công ty cần đưa ra phương án nhằm giảm thiểu chi phí.
c. Doanh thu hoạt động tài chính
Công ty có tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán. Ở trong năm 2018, một phần nhờ vào thị trường chứng khoán tăng trưởng lúc đó, công ty thu được 25.001.293 đồng. Tuy nhiên đến năm 2019, thị trường chứng khoán biến động và đặc biệt năm 2020 chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19 khiến công ty cũng khó khăn trong việc giao dịch cổ phiếu. Vậy nên doanh thu hoạt động tài chính qua 2 năm là 5.214.465 đồng và 6.608.397 đồng.
d. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của công ty thay đổi qua các năm. Chi phí tài chính năm 2019 giảm 2,44% so với năm 2018 nhưng năm 2020 lại tăng 25,01%.
e. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ năm 2018 – 2020, chi phí QLDN có xu hướng tăng dần:
- Năm 2019, tăng 13,39% so với năm 2018, tương ứng với mức tăng là 980.286.248 đồng. Không những thế, tốc độ tăng của chi phí QLDN lớn hơn so với doanh thu thuần cho thấy các khoản chi phí quản lý không được hiệu quả, chưa kiểm soát được. Công ty cần đưa ra và thực hiện các chính sách, quyết định phù hợp hơn.
- Đến năm 2020, khoản mục này tăng thêm 5,43% so với năm 2019, tương ứng tăng một mức 450.571.329 đồng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách giảm thiểu chi phí quản lý phù hợp và cùng với dịch Covid – 19 trong năm thì tốc độ gia tăng của chi phí QLDN nhỏ hơn doanh thu thuần. Từ đó, có thể nói rằng công ty đã tạm kiểm soát được khoản chi phí quản lý.