6. Cấu trúc đề tài
1.1.5.1. Môi trường bên ngoài
Những nhóm tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp cóảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học có thể kể đến như: Môi trường chính trị và luật pháp, môi trường tự nhiên và cơ sởhạtầng, môi trường kỹthuật và công nghệ...
- Môi trường chính trị và luật pháp: Sự ổn định vềchính trị hay không là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan điểm về chính trị và luật pháp có tác động trực tiếp đến mặt hàng đang kinh doanh và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Những bộ luật về lao động có quy định
rõ ràng về những gì mà người lao động hay doanh nghiệp có thể làm đã ảnh hưởng không ít đến công tác về lao động và đặc biệt là công tác tổchức lao động khoa học.
- Môi trường tự nhiên và cơ sở hạtầng: Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, hợp vệ sinh đã trở thành một nhu cầu cơ bản trong lòng cán bộ công nhân viên và người lao động. Môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, những khuôn viên tươi mát với nhiều cây xanh sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi giúp giữgìn sức khoẻ và tăng năng suất cho người lao động. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc quáồn ào hay quá ô nhiễm… nó vô tình sẽtạo ra ức chế gây ra tâm trạng dễbị nóng nảy, những mâu thuẫn nảy sinh từ đây gây ảnh hưởng đến hiệu quảtổchức lao động khoa học của doanh nghiệp.
- Môi trường kỹthuật và công nghệ: Sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ vô tình đã buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ của nó nếu muốn đạt được năng suất lao động mà doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh những người lao động bắt kịp nhanh chóng với khoa học và công nghệ thì vẫn tồn tại những người lao động tiếp thu chập làmảnh hưởng đến tổng thểphát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc sửdụng lao động như thế nào cho hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệsản xuất là nhiệm vụcủa tổchức lao động khoa học [2, Tr.22].
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất, tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tiền tệ... tác động đến cách mà doanh nghiệp sửdụng các nguồn lực của mình, qua đó ảnh hưởng đến công tác tổchức lao động khoa học của doanh nghiệp.
- Môi trường văn hoá - xã hội: Hành vi và cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường văn hóa - xã hội, nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mực mối quan hệ này thì có thể khiến người lao động làm việc tốt và ngược lại. Qua đó, công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp phải có các biện pháp phù hợp với môi trường văn hoá- xã hộiở địa phương, ởtrong ngành vàởtrên thị trường.