Nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu đề tài

1.1.3.2.1. Nguồn nhân lự c

Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thểnói nguồn nhân lực của một tổchức bao gồm tất cảnhững người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thểlực và trí lực.

Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thểlực con người còn tuỳthuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sựhiểu biết, sựtiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách... của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sựkhai thác các tiềmnăng về trí lực của con người mới cònở mức mới mẻ, chưa bao giờcạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.

1.1.3.2.2. Khách hàng

Theo Nguyễn ThịLiên Diệp (1997), doanh nghiệp cần tạo được sựtín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách

hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đềsau:

- Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền…), yếu tốmang tính xã hội, dân số(lứa tuổi, nghềnghiệp, trình độ, thu nhập, tín ngưỡng….); hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như: yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sửdụng, tính trung thành trong tiêu thụ…).

1.1.3.2.3. Đố i thủ cạ nh tranh hiệ n tạ i

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phảnứng của đối thủ?… Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủlớn là ai và tỷsuất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?

1.1.3.2.4. Đố i thủ cạ nh tranh tiề m ẩ n

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), đối thủcạnh tranh tiềmẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủnày, doanh nghiệp cần nâng cao vị thếcạnh tranh của mình, đồng thời sửdụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sựxâm nhập từbên ngoàinhư: duy trì lợi thếdo sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chếtrong việc xâm nhập các

kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽcủa các đối thủ đãđứng vững.

1.1.3.2.5. Sả n phẩ m thay thế

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), sức ép do có sản phẩm thay thếsẽ làm hạn chếtiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng.

1.1.3.2.6. Nhà cung cấ p

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (Trang 30 - 32)