Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 28)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam

2.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện đầy đủ và chính xác thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một giai đoạn cụ thể. Trong những năm qua (2018-2020) CGV Cinema Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong ngành khác phải đối mặt với sự khó khăn của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng từ Covid. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên, tình hình tài chính của công ty mặc dù giảm nhưng cũng đáng khích lệ so với toàn ngành. Ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí cũng như đánh giá khả năng sinh lời của CGV trong giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.4.1.1: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của công ty (triệu đồng) 2020 (Covid) 2019 2018 Chỉ tiêu TS 4,354,857 4,524,047 2,234,186 VCSH 207,885 1,010,619 879,862 DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 LNTT -728,618 315,424 140,996 LNST -741,219 304,917 119,056

Hiệu quả sử dụng tài sản Hệ số thanh toán hiện

hành 1,66 1,85 1,97 ROA -16,73% 6,97% 6,31% Vòng quay TS 0,34 0,80 1,29 Hiệu quả sử dụng vốn ROE -350,49% 31,21% 16,02% Vòng quay VCSH 7,10 3,59 3,27

Bảng 2.4.1.2: : So sánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của CGV

2020/2019 2019/2018

Hiệu quả sử dụng tài sản

Hệ số thanh toán hiện hành -0,20 -0,11

ROA -23,70% 0,66%

Vòng quay TS -46,36% -48,62%

Hiệu quả sử dụng vốn

ROE -381,70% 15,19%

Vòng quay VCSH 350,97% 32,04%

Từ bảng 2.4.1.1 và 2.4.1.2 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty qua các năm 2018-2020 như sau:

Tổng tài sản bình quân năm 2018 là 2,234,186 triệu đồng, năm 2019 là 4,524,047 triệu đồng ( tăng 2,289,861 triệu đồng so với năm 2018), năm 2020 tổng tài sản bình quân giảm 169,190 triệu đồng so với năm 2019. Doanh thu thuần năm 2018 là 2,879,594 triệu đồng giảm 751,748 triệu đồng so với năm 2019 và năm 2020 là 1,476,583 triệu đồng. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của CGV cũng có sự thay đổi cùng chiều. Năm

2018-2019, lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là 119,056 triệu đồng; 304,917 triệu đồng, năm 2020 lợi nhuận sau thuế có sự giảm sút mạnh mẽ là -741,219 triệu đồng.

Hệ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động của công ty. Quan sát bảng cho thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của CGV luôn ở ngưỡng tương đối tốt dù cho Covid có xảy ra hay không (1 < x < 2), tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn là rất tốt. Hệ số qua các năm lần lượt là 1.97;1.85;1.66. Điều đó có nghĩa là, CGV đã dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp những khó khăn do Covid gây nên và dù trường hợp xấu xảy ra, các cụm rạp phải đóng cửa, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của CGV luôn được đảm bảo.

ROA của CGV năm 2019 có chuyển biến tích cực so với năm 2018, từ 6,31% lên 6,97% và chuyển biến xấu khi Covid diễn ra là -16,73% vào năm 2020, giảm 23,70% so với năm trước đó. ROE năm 2018 là 16,02%, năm 2019 là 31,21% (tăng 15,19% so với năm 2018) và đến năm 2020 là -350,49% (giảm 381,70% so với năm 2019). Sự chuyển hướng này là do CGV bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid khiến hoạt động kinh doanh giảm nặng nề dẫn tới việc quản lý sử dụng vốn và tài sản không còn hiệu quả, minh chứng là 2 chỉ số ROA và ROE năm 2020 đều ở ngưỡng âm và giảm mạnh so với 2 năm trước.

2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó góp phần làm tiết kiệm vốn, gia tăng lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, công ty sử dụng các chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, số ngày luân chuyển vốn lưu động.

Bảng 2.4.2.1: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (triệu đồng)

2020 (Covid) 2019 2018

Chỉ tiêu

VLĐ 988,538 956,798 834,194

DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594

Vòng quay VLĐ 1,49 3,80 3,45

Số ngày luân chuyển VLĐ 244,36 96,17 105,74

Bảng 2.4.2.2: So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CGV

Chỉ tiêu

Vòng quay VLĐ -2,30 0,34

Số ngày luân chuyển VLĐ 148,19 -9,57

Vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 3.45 vòng, năm 2019 là 3.8 vòng (tăng 0.34 vòng so với năm 2018), năm 2020 vòng quay vốn lưu động giảm còn 1,49 vòng (giảm 2.3 vòng so với 2019). Điều này cho thấy CGV quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt khi chịu tác động từ dịch bệnh (năm 2020). Để thấy rõ hơn, ta đi sâu vào phân tích số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2018, số vòng quay vốn lưu động là 3.45 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 3.45 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất 105.74 ngày. Sang năm 2019 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra CGV thu được 3.8 đồng doanh thu và cứ 1 vòng quay lại mất 96.17 ngày – một tín hiệu tốt từ hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm mạnh cứ 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 1.49 đồng doanh thu và phải mất 244.36 ngày. Qua đó, doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả khi Covid diễn ra. Có được kết quả này là do sự thay đổi của vốn lưu động bình quân và doanh thu thuần qua các năm. Cụ thể:

Vốn lưu động bình quân năm 2018 là 834,194 triệu đồng, năm 2019 vốn lưu động bình quân tăng lên là 956,798 triệu đồng và đến năm 2020 con số này tiếp tục tăng lên là 988,538 triệu đồng. Khác với vốn lưu động, doanh thu thuần chỉ tăng mạnh vào năm 2019 là 3,631,342 triệu đồng ( tăng 26,11% so với 2018 và 59,34% so với 2020).

2.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 2.4.3.1: Chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng chi phí (triệu đồng)

2020 (Covid) 2019 2018 Chỉ tiêu DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 TCP 2,043,371 3,258,233 2,691,439 GVHB 1,788,823 2,520,923 1,978,008 CPBH&QL 254,548 737,310 713,431 LNTT -728,618 315,424 140,996 LNST -741,219 304,917 119,056 Tỷ suất TCP/DT 1,38 0,90 0,93 Tỷ suất GVHB/DT 1,21 0,69 0,69 Tỷ suất CPBH&QL/DT 0,17 0,20 0,25

2020/2019 2019/2018 Chỉ tiêu

Tỷ suất TCP/DT 0,49 -0,04

Tỷ suất GVHB/DT 0,52 0,01

Tỷ suất CPBH&QL/DT -0,03 -0,04

Qua bảng ta thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty qua 3 năm có sự thay đổi không ổn định, tăng đáng kể trong năm Covid. Chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí còn chưa hiệu quả đặc biệt là khi dịch bệnh diễn ra. Cụ thể, năm 2018-2019 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 69%. Tương ứng để có được 100đ doanh thu thuần thì cần công ty phải bỏ ra 69đ giá vốn hàng bán trong năm 2018-2019 trong khi muốn có được 100đ doanh thu thuần thì công ty cần bỏ ra 121đ trong năm 2020, có nghĩa công ty phải chi nhiều hơn thu. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, chiếm từ 70-80%, thể hiện sự chi phối trực tiếp của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tương đương với tỷ số chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần, tăng nhẹ vào năm 2019 và giảm mạnh năm 2020. Nhìn chung, dễ thấy rằng CGV có xu hướng tăng chi phí trong giai đoạn trước Covid do hiệu quả kinh doanh của công ty đang phát triển tốt (tăng 566,794 triệu đồng), tiêu thụ hàng nhanh và có xu hướng giảm khi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh (giảm 1,214,862 triệu đồng).

2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời là một điều quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. Thông qua phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý.

Bảng 2.4.4.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (triệu đồng)

2020 (Covid) 2019 2018 Chỉ tiêu TTS 4,354,857 4,524,047 2,234,186 VCSH 207,885 1,010,619 879,862 DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 TCP 2,043,371 3,258,233 2,691,439 LNTT -728,618 315,424 140,996 LNST -741,219 304,917 119,056 ROE -350,49% 31,21% 16,02% ROA -16,73% 6,97% 6,31% ROS -49,34% 8,69% 4,90% LNST/TCP -36,27% 9,36% 4,42%

Bảng 2.4.4.2: So sánh sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời (triệu đồng) 2020/2019 2019/2018 Chỉ tiêu ROE -381,70% 15,19% ROA -23,70% 0,66% ROS -58,03% 3,79% LNST/TCP -45,63% 4,93%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ảnh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tức 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty càng tốt. Trong những năm vừa rồi, tỷ lệ ROE có hướng tăng trước Covid và giảm trong Covid, nếu năm 2018 tỷ lệ này là 16,02% thì đến năm 2019 tỷ lệ tăng 15,19% và -350,49% vào năm 2020. Con số này phản ảnh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu là không có, thậm chí là âm. Nguyên nhân là do dịch bệnh diễn ra, CGV phải đóng cửa trong một thời gian trong khi những chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng,… vẫn cần chi trả khiến công ty bị lỗ. CGV đã quyết định không tăng vay mà sử dụng vốn chủ đề bù đắp những khoản chi phí đó trong khi doanh nghiệp không thể tạo doanh thu, dẫn tới ROE năm 2020 giảm mạnh mẽ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao (ROA) vào năm 2018-2019, còn năm 2020 thì rất thấp. Cụ thể năm 2018 tỷ suất này là 6.31% tức là cứ 100đ tài sản thì tạo ra 6.31 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 nó lại tăng lên đến 6.97% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 6.97 đồng lợi nhuận, hay tăng 0.66% so với năm 2018. Đến năm 2020, tỷ suất này là -16.73%, giảm 23.7%, giảm đáng kể so với năm 2019. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của doan nghiệp năm 2019 (trước Covid) là tốt nhất so với hai năm còn lại, riêng năm 2020 (trong Covid) tỷ suất này đã mang dấu âm. Vì vậy CGV cần có sự thay đổi trong cách sắp xếp, quản lý tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2018, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4.9 đồng lợi nhuận. Sang năm 2019 thì tỷ suất này tăng lên là 8.69% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 8.69 đồng lợi nhuận, tăng 3.97 đồng so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020, tỷ số này lại giảm mạnh còn 49.34% do tác động của Covid khiến hoạt động kinh doanh của CGV bị gián đoạn, không thể mở cửa kéo theo nhiều hậu quả nặng nề. Do vậy, để cải thiện, doanh nghiệp cần có nhiều biện

pháp để tăng cao khả năng sinh lời trên doanh thu cũng như trên tài sản và vốn chủ sở hữu, hạn chế hàng tồn kho, tăng cường công tác thu nợ, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn từ đối tác.

2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam2.5.1 Kết quả đạt được 2.5.1 Kết quả đạt được

Trước thời điểm có dịch Covid-19, kết quả kinh doanh của CGV Việt Nam tăng trưởng rất ổn định, quản lý tài sản, nguồn vốn có hiệu quả cao. Tiêu biểu là ROE:

31,21%; ROA: 6,97%; ROS: 8,69%. Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng 29%, lên 3.708 tỷ đồng. Đơn vị nắm khoảng 50% thị phần ngành chiếu phim tại Việt Nam báo lãi 122 tỷ đồng, cao nhất từ khi thành lập.

Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, trung bình mỗi ngày, chủ sở hữu 79 rạp chiếu phim trên cả nước lỗ hơn 2,3 tỷ đồng. Cũng do khó khăn, công ty đã phải đóng bớt một số cơ sở chiếu phim trong kỳ khiến doanh nghiệp bị lỗ nặng nề, nhưng CGV đã quyết định nói không với việc sa thải nhân viên, công ty quyết định cắt giảm số giờ làm để giảm thiểu chi phí. "Chúng tôi đang cố gắng cầm cự thông qua việc cắt giảm các chi phí không cần thiết để đảm bảo đời sống nhân viên không bị ảnh hưởng" đại diện CGV cho biết.

Hơn nữa, khi chịu tác động nặng nề từ Covid, CGV vẫn đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn khi có tình huống xấu xảy ra (Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 2020 = 1,66). Trung bình cộng của các chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên doanh thu trong 3 năm so với trung bình ngành thì tương đối tốt.

Có được kết quả như trên là nhờ sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty. CGV đã nỗ lực đáng kể để cải thiện doanh thu, lợi nhuận cũng như giảm thiểu chi phí để tăng doanh thu cho công ty mình.

2.5.2 Những tồn tại còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, sau khi phân tích tài chính công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, CGV vẫn còn tồn tại một số bất cập như:

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khá cao so với trung bình ngành. Đây là chi phí gián tiếp, không góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty, CGV cần xem xét để tiết kiệm chi phí hơn.

Trước khi Covid xảy ra, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) tăng chậm, trong khi tỉ suất sinh lời trên doanh thu và vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi so với năm trước. Điều này có nghĩa hiệu quả sinh lời chưa cao hay quản lý sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Đối với hàng tồn kho: Do lượng dự trữ hàng tồn kho những năm vừa rồi khá cao trong khi đều là những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn ( ngô, bơ, syrup,…), dễ gây tình trạng ứ đọng vốn nhất là năm 2020 vì vậy công ty cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dự báo chính xác nhu cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.

Chương III: DỰ BÁO, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

3.1 Phương hướng hoạt động công ty trong thời gian tới

Do tác động tiêu cực từ Covid, CGV đã gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh, thiếu vốn để hoạt động . Tuy nhiên, không vì lí do đó mà CGV ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường đầu tư phát triển chiều sâu để nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng thời, để thích nghi với hoàn cảnh, CGV từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức “giao bỏng online” để cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Do đặc điểm kinh doanh, đồ ăn kèm khi xem phim cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho CGV, vì thế theo phương thức này, CGV có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, vì thế có thể coi đây là mục tiêu chiến lược trong thời gian tới. Thêm vào đó, CGV sẽ tích cực hơn trong việc tìm nguồn cung cấp sản phẩm phù hợp, giá rẻ để hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Đối với nhà nước

Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp, ổn định nền kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Đồng thời, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh

Bên cạnh đó, trong thời kì dịch bệnh Covid khó khăn như hiện nay, nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ vốn, đảm bảo lãi suất vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay cốn để giúp công ty duy trì hoạt động, tránh dẫn tới phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư và phát triển công nghệ, trang bị máy móc,…

Ngoài ra, cũng cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)