Một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 36)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

3.2 Một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp nào đặc biệt là trong thời kì khó khăn như hiện nay. Việc xây dựng, huy động và sử dụng vốn là quan trọng và rất cần thiết.

Vốn với vốn cố định, CGV cần theo dõi và kiểm tra trạng thái tài sản cố định của công ty, cần xem xét tài sản cố định nào hoạt động có hiệu quả, cái nào kém hiệu quả, tài sản nào không thể sử dụng được nữa để đưa ra các giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường công tác quản lý các tài sản cố định, cần xác định đúng nguyên giá, khấu hao của tài sản cố định, chú trọng đến công tác tính toán tài sản cố định, tránh nhầm lẫn vì nó sẽ ảnh hưởng đến các chi phí khác, do đặc thù kinh doanh mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của CGV. Việc khai thác tốt và hợp lý các tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tránh gây lãng phí, không đúng công suất, không sử dụng cho mục đích cá nhân. Ngoài ra, trong thời kì dịch bệnh, việc đầu tư máy móc, đổi mới trang thiết bị hiện đại là khó có thể xảy ra, tuy nhiên CGV vẫn cần chú trọng đến việc sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra định kì các máy móc,… thanh lý các tài sản không sử dụng được nữa.

Đối với vốn lưu động, CGV cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, phân loại khách hàng, tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán online để phù hợp với xu hướng thị trường. Hàng tồn kho cần được quản lý tốt, hàng hóa nên sắp xếp theo khu vực để dễ tìm kiếm và quản lý, giảm thiểu chi phí lưu kho. Do đặc thù của ngành, hàng tồn kho của CGV chủ yếu là ngô, nước đóng chai, bơ, đường, syrup,… các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, vì thể quản lý hàng tồn kho tốt là một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Công ty cần bảo quản tốt hàng trong kho, thường xuyên kiểm tra hàng hóa, công tác theo dõi thị trường cần được quan tâm, điều chỉnh kịp thời việc nhập hàng hóa trước sự biến động của thị trường.

3.2.2 Sử dụng tiết kiệm chi phí

Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí. CGV cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh như tìm kiếm các nhà cung ứng ổn định với mức giá cả cạnh tranh, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, công ty đó, công ty cần quản lý tốt tài sản, máy móc, trang thiết bị nhằm giảm bớt chi phí mua sắm, sửa chữa chỉ khi cần thiết.

Đối với chi phí lao động, do ảnh hưởng tiêu cực từ Covid, tuy nói không với sa thải nhân viên, CGV cần xem xét hợp lý việc cắt giảm bớt ca làm của nhân viên. Cắt giảm đúng và đồng đều, tránh thiên vị, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm của nhân viên. Mặc dù chịu nhiều tác động từ đại dịch nhưng doanh nghiệp không được xem nhẹ việc đào tạo đội ngũ nhân lực. Cần nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên để chuẩn bị quay lại đấu trường khi dịch bệnh kết thúc. CGV có thể mở các buổi huấn luyện, nói chuyện nhằm nâng cao trình độ và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên hoặc tổ chức các cuộc thi phục vụ nhằm nâng cao kĩ năng bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

3.2.3 Tăng cường các dịch vụ cộng thêm

Khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay, GCV nên kiếm doanh thu từ các nguồn thu nhập khác. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên tạo cho mình những kế hoạch mới, để tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp như:

Mở dịch vụ thuê phim: Khi khách hàng không thể tới tận rạp để xem những phim điện ảnh mới nhất, CGV có thể triển khai dịch vụ cho thuê phim với giá tương đương với giá vé, hoặc có thể rẻ hơn cho một lần xem.

Giao đồ ăn kèm khi xem phim đến tận nhà: Hiện nay, các dịch vụ giao hàng tận nhà như Grap, Nowship,… rất phát triển, đặc biệt trong thời kì Covid, mọi người không muốn ra đường. Cùng với dịch vụ cho thuê phim, CGV có thể nhận giao bỏng, nước đến tận nhà nhằm mang đến trải nghiệm giống như ở rạp cho khách hàng, tuy nhiên chất lượng luôn cần phải đảm bảo.

Tăng cường bán các combo, đẩy mạnh khuyến mãi, tích điểm: Những dịch vụ này thường đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho người mua, không những tăng doanh thu mà CGV còn khiến khách hàng hài lòng, giữ chân khách hàng cũ lâu dài và thu hút khách hàng mới.

Kết luận

Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và CGV Cinema Việt Nam nói riêng và thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, tiểu luận đã đề ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CGV trong thời gian tới. Các giải pháp đã trình bày trong luận án có tính khả thi không chỉ đối với CGV mà còn có thể mở rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành này của cả nước như Lotte Cinema, Galaxy Cinema. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu cho thấy: không thể chối bỏ vai trò của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của CGV Cinema Việt Nam nói riêng, của các doanh nghiệp nói chung. Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau:

1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong CGV Cinema Việt Nam nói riêng

2. Trên cơ sở các lý luận chung, tiểu luận đã trình bày thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp và đưa ra các đánh giá hợp lý.

3. Đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp để góp phần đảm bảo các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh có tính khả thi cao.

4. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các CGV Cinema Việt Nam.

Dù bài nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn còn chủ quan mà chưa có cơ sở vững chắc. Sở dĩ, xuất hiện tình trạng này là do xuất phát từ một căn nguyên cơ bản chính là phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh chưa thực sự phù hợp. Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, chủ yếu là phương pháp so sánh, với phương pháp này không thể xác định bản chất sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mà chỉ có thể quan sát được thay đổi bề ngoài. Hơn nữa, do hạn chế về thời gian và không gian, tiểu luận chưa thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động của CGV do chưa nắm được số liệu lao động cụ thể qua các năm, đồng thời chưa thể đi sâu phân tích vào báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp cũng như do mẫu nghiên cứu chỉ là 1 doanh nghiệp khiến chưa thể dùng các phần mềm phân tích như SPSS, Eview để phân tích cho toàn ngành. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận mới chỉ là những đóng góp rất nhỏ trong một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp như phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chắc chắn với thời gian và trình độ còn hạn chế, những nỗ lực trong quá trình nghiên cứu hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam còn nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý thầy cô, những người quan tâm để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, Hà Nội, Nxb Tài chính.

2. Vũ Đình Bách và Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững , Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Chủ biên Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Lê Quang Bình, Phan Quang Niệm, Nguyễn Thị Lời (2007), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Hà Nội, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Ngô Thế Chỉ và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Hà Nội, Nxb Tài chính.

7. Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985), Hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Hà Nội.

8. Ngô Đình Giao (2009), Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Hà Nội, NXB Lao động.

9. Nguyễn Ngọc Huyền (2000), Phương pháp phân tích và quản trị chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội. 10. Nguyến Tấn Bình (2011), Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất

bản Tổng hợp.

11. Nguyễn Xuân Kiểm (2002), Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

Hà Nội, Nxb Thống kê.

II. Tài liệu tiếng Anh

12. Hope, John Arnold and Tony (1990), Accounting for management decisions, Prentice Hall.

13. N., G. D. (1998), Basic econometrics, FETP.

14. R.Zeitun, G.G.Tian (2007), “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan”, Australasian Accounting, Business and Finance Journal.

15. John Rand and Finn Tar (2002), SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Goverment Support Matter?

Phụ lục

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐẦY ĐỦ CỦA CGV CINEMA VIỆT NAM

2020 2019 2018

(Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn 2,494,708 2,077,011 1,697,032

Tiền và khoản tương đương tiền 959,422 1,052,774 886,239

Tiền 680,938 351,664 185,333

Tương đương tiền 278,484 701,110 700,906

Các khoản phải thu ngắn hạn 1,479,842 949,056 696,770

Phải thu khách hàng 1,223,131 848,075 630,664 Phải thu ngắn hạn khác 358,261 161,049 125,218 Dự phòng phải thu khó đòi (101,550) (60,068) (59,112)

Hàng tồn kho 16,206 21,571 18,772

Thành phẩm 10,433 12,502 10,433

Đang sản xuất 2,163 2,814 3,142

Nguyên vật liệu thô 5,246 7,909 5,197

Tài sản ngắn hạn khác 76,726 105,721 186,698

Chi phí trả trước ngắn hạn 37,488 52,111 91,447

Thuế GTGT được khấu trừ 39,238 53,610 95,251

Tài sản dài hạn 1,860,149 2,447,036 537,154

Các khoản phải thu dài hạn 86,972 129,037 118,273

Phải thu khách hàng dài hạn 56,819 74,603 68,129

Phải thu dài hạn khác 30,153 54,434 50,144

Tài sản cố định 1,745,910 2,284,870 396,585

Tài sản cố định hữu hình 1,544,379 1,993,971 273,238

Giá trị hao mòn lũy kế (273,532) (861,930) (56,605) Tài sản cố định vô hình 201,531 290,899 123,347

Nguyên giá 241,052 336,281 160,164

Giá tri hao mòn lũy kế (39,521) (45,382) (36,817)

Tài sản dài hạn khác 27,267 33,129 22,296 TỔNG TÀI SẢN 4,354,857 4,524,047 2,234,186 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 4,146,972 3,513,428 1,354,324 Nợ ngắn hạn 1,506,170 1,120,213 862,838 Phải trả người bán 651,076 481,256 317,774

Thuế phải nộp Ngân sách Nhà

nước 125 31,665 25,505

Phải trả người lao động 18,893 20,498 21,599

Chi phí phải trả 866 1,268 4,613 Phải trả ngắn hạn khác 250,219 301,884 237,469 Vay ngắn hạn 584,991 283,642 255,878 Nợ dài hạn 2,640,802 2,393,215 491,486 VỐN CHỦ SỞ HỮU 207,885 1,010,619 879,862 Vốn cổ phần 53,789 270,369 111,808 Cổ phiếu quỹ 387,951 111,963 649,020

Quỹ đầu tư phát triển 507,364 323,370 -22

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

-741,219 304,917 119,056

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẦY ĐỦ CỦA CGV VIỆT NAM

2020 2019 2018

(Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1,942,279 3,769,356 3,214,387

Các khoản giảm trừ doanh thu 465,696 138,014 334,793 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1,476,583 3,631,342 2,879,594

Giá vốn hàng bán và dịch vụ

cung cấp 1,788,823 2,520,923 1,978,008

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ -312,240 1,110,419 901,586

Doanh thu hoạt động tài chính 354,548 637,310 813,431

Chi phí tài chính 253,580 132,819 422,840

Trong đó: Chi phí lãi vay 161,830 57,685 47,159

Chi phí bán hàng 161,830 57,685 47,159

Chi phí quản lý doanh nghiệp 175,345 378,295 342,158

Thu nhập khác 32195 94351 86521

Chi phí khác 133,163 598,842 477,112

Lợi nhuận kế toán trước thuế (728,618) 315,424 140,996

Chi phí thuế TNDN hiện hành 12,601 10,507 21,940

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)