Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 32 - 34)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời là một điều quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. Thông qua phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý.

Bảng 2.4.4.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (triệu đồng)

2020 (Covid) 2019 2018 Chỉ tiêu TTS 4,354,857 4,524,047 2,234,186 VCSH 207,885 1,010,619 879,862 DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594 TCP 2,043,371 3,258,233 2,691,439 LNTT -728,618 315,424 140,996 LNST -741,219 304,917 119,056 ROE -350,49% 31,21% 16,02% ROA -16,73% 6,97% 6,31% ROS -49,34% 8,69% 4,90% LNST/TCP -36,27% 9,36% 4,42%

Bảng 2.4.4.2: So sánh sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời (triệu đồng) 2020/2019 2019/2018 Chỉ tiêu ROE -381,70% 15,19% ROA -23,70% 0,66% ROS -58,03% 3,79% LNST/TCP -45,63% 4,93%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ảnh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tức 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty càng tốt. Trong những năm vừa rồi, tỷ lệ ROE có hướng tăng trước Covid và giảm trong Covid, nếu năm 2018 tỷ lệ này là 16,02% thì đến năm 2019 tỷ lệ tăng 15,19% và -350,49% vào năm 2020. Con số này phản ảnh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu là không có, thậm chí là âm. Nguyên nhân là do dịch bệnh diễn ra, CGV phải đóng cửa trong một thời gian trong khi những chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng,… vẫn cần chi trả khiến công ty bị lỗ. CGV đã quyết định không tăng vay mà sử dụng vốn chủ đề bù đắp những khoản chi phí đó trong khi doanh nghiệp không thể tạo doanh thu, dẫn tới ROE năm 2020 giảm mạnh mẽ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao (ROA) vào năm 2018-2019, còn năm 2020 thì rất thấp. Cụ thể năm 2018 tỷ suất này là 6.31% tức là cứ 100đ tài sản thì tạo ra 6.31 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 nó lại tăng lên đến 6.97% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 6.97 đồng lợi nhuận, hay tăng 0.66% so với năm 2018. Đến năm 2020, tỷ suất này là -16.73%, giảm 23.7%, giảm đáng kể so với năm 2019. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của doan nghiệp năm 2019 (trước Covid) là tốt nhất so với hai năm còn lại, riêng năm 2020 (trong Covid) tỷ suất này đã mang dấu âm. Vì vậy CGV cần có sự thay đổi trong cách sắp xếp, quản lý tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2018, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4.9 đồng lợi nhuận. Sang năm 2019 thì tỷ suất này tăng lên là 8.69% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 8.69 đồng lợi nhuận, tăng 3.97 đồng so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020, tỷ số này lại giảm mạnh còn 49.34% do tác động của Covid khiến hoạt động kinh doanh của CGV bị gián đoạn, không thể mở cửa kéo theo nhiều hậu quả nặng nề. Do vậy, để cải thiện, doanh nghiệp cần có nhiều biện

pháp để tăng cao khả năng sinh lời trên doanh thu cũng như trên tài sản và vốn chủ sở hữu, hạn chế hàng tồn kho, tăng cường công tác thu nợ, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn từ đối tác.

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)