Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 34)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

2.5Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam

2.5.1 Kết quả đạt được

Trước thời điểm có dịch Covid-19, kết quả kinh doanh của CGV Việt Nam tăng trưởng rất ổn định, quản lý tài sản, nguồn vốn có hiệu quả cao. Tiêu biểu là ROE:

31,21%; ROA: 6,97%; ROS: 8,69%. Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng 29%, lên 3.708 tỷ đồng. Đơn vị nắm khoảng 50% thị phần ngành chiếu phim tại Việt Nam báo lãi 122 tỷ đồng, cao nhất từ khi thành lập.

Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, trung bình mỗi ngày, chủ sở hữu 79 rạp chiếu phim trên cả nước lỗ hơn 2,3 tỷ đồng. Cũng do khó khăn, công ty đã phải đóng bớt một số cơ sở chiếu phim trong kỳ khiến doanh nghiệp bị lỗ nặng nề, nhưng CGV đã quyết định nói không với việc sa thải nhân viên, công ty quyết định cắt giảm số giờ làm để giảm thiểu chi phí. "Chúng tôi đang cố gắng cầm cự thông qua việc cắt giảm các chi phí không cần thiết để đảm bảo đời sống nhân viên không bị ảnh hưởng" đại diện CGV cho biết.

Hơn nữa, khi chịu tác động nặng nề từ Covid, CGV vẫn đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn khi có tình huống xấu xảy ra (Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 2020 = 1,66). Trung bình cộng của các chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên doanh thu trong 3 năm so với trung bình ngành thì tương đối tốt.

Có được kết quả như trên là nhờ sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty. CGV đã nỗ lực đáng kể để cải thiện doanh thu, lợi nhuận cũng như giảm thiểu chi phí để tăng doanh thu cho công ty mình.

2.5.2 Những tồn tại còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, sau khi phân tích tài chính công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, CGV vẫn còn tồn tại một số bất cập như:

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khá cao so với trung bình ngành. Đây là chi phí gián tiếp, không góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty, CGV cần xem xét để tiết kiệm chi phí hơn.

Trước khi Covid xảy ra, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) tăng chậm, trong khi tỉ suất sinh lời trên doanh thu và vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi so với năm trước. Điều này có nghĩa hiệu quả sinh lời chưa cao hay quản lý sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Đối với hàng tồn kho: Do lượng dự trữ hàng tồn kho những năm vừa rồi khá cao trong khi đều là những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn ( ngô, bơ, syrup,…), dễ gây tình trạng ứ đọng vốn nhất là năm 2020 vì vậy công ty cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dự báo chính xác nhu cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.

Chương III: DỰ BÁO, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

3.1 Phương hướng hoạt động công ty trong thời gian tới

Do tác động tiêu cực từ Covid, CGV đã gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh, thiếu vốn để hoạt động . Tuy nhiên, không vì lí do đó mà CGV ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường đầu tư phát triển chiều sâu để nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng thời, để thích nghi với hoàn cảnh, CGV từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức “giao bỏng online” để cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Do đặc điểm kinh doanh, đồ ăn kèm khi xem phim cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho CGV, vì thế theo phương thức này, CGV có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, vì thế có thể coi đây là mục tiêu chiến lược trong thời gian tới. Thêm vào đó, CGV sẽ tích cực hơn trong việc tìm nguồn cung cấp sản phẩm phù hợp, giá rẻ để hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Đối với nhà nước

Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp, ổn định nền kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Đồng thời, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh

Bên cạnh đó, trong thời kì dịch bệnh Covid khó khăn như hiện nay, nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ vốn, đảm bảo lãi suất vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay cốn để giúp công ty duy trì hoạt động, tránh dẫn tới phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư và phát triển công nghệ, trang bị máy móc,…

Ngoài ra, cũng cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô. Đặc biệt là ở những vùng cao, cần mở rộng hệ thống viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận với người dùng.

3.2.2 Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch mở rộng thị trường, luôn sẵn sàng quay trở lại khi dịch bệnh kết thúc. Trong thời gian đó, công ty cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp, tạo lập nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hơn trong mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, cải thiện quá trình cung cấp dịch vụ, bổ sung thêm các dịch vụ khác, hoàn thiện các chương trình chăm sóc khách hàng. CGV nên thiết kế, trang trí và sắp xếp lại các cụm rạp, thay đổi không gian, môi trường, tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng khi quay trở lại.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý kho, thường xuyên theo dõi, kiểm tra số lượng, chất lượng và vị trí của hàng hóa trong kho nhằm tránh hết hạn, hư hỏng và mất hàng.

Công ty cần đưa ra các chế độ lương thưởng hợp lý, dù Covid có xảy ra hay không nhằm nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy nhân viên làm việc. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng và đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn để tăng cường hiệu quả hoạt động.

3.2 Một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn. 3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp nào đặc biệt là trong thời kì khó khăn như hiện nay. Việc xây dựng, huy động và sử dụng vốn là quan trọng và rất cần thiết.

Vốn với vốn cố định, CGV cần theo dõi và kiểm tra trạng thái tài sản cố định của công ty, cần xem xét tài sản cố định nào hoạt động có hiệu quả, cái nào kém hiệu quả, tài sản nào không thể sử dụng được nữa để đưa ra các giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường công tác quản lý các tài sản cố định, cần xác định đúng nguyên giá, khấu hao của tài sản cố định, chú trọng đến công tác tính toán tài sản cố định, tránh nhầm lẫn vì nó sẽ ảnh hưởng đến các chi phí khác, do đặc thù kinh doanh mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của CGV. Việc khai thác tốt và hợp lý các tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tránh gây lãng phí, không đúng công suất, không sử dụng cho mục đích cá nhân. Ngoài ra, trong thời kì dịch bệnh, việc đầu tư máy móc, đổi mới trang thiết bị hiện đại là khó có thể xảy ra, tuy nhiên CGV vẫn cần chú trọng đến việc sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra định kì các máy móc,… thanh lý các tài sản không sử dụng được nữa.

Đối với vốn lưu động, CGV cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, phân loại khách hàng, tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán online để phù hợp với xu hướng thị trường. Hàng tồn kho cần được quản lý tốt, hàng hóa nên sắp xếp theo khu vực để dễ tìm kiếm và quản lý, giảm thiểu chi phí lưu kho. Do đặc thù của ngành, hàng tồn kho của CGV chủ yếu là ngô, nước đóng chai, bơ, đường, syrup,… các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, vì thể quản lý hàng tồn kho tốt là một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Công ty cần bảo quản tốt hàng trong kho, thường xuyên kiểm tra hàng hóa, công tác theo dõi thị trường cần được quan tâm, điều chỉnh kịp thời việc nhập hàng hóa trước sự biến động của thị trường.

3.2.2 Sử dụng tiết kiệm chi phí

Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí. CGV cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh như tìm kiếm các nhà cung ứng ổn định với mức giá cả cạnh tranh, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, công ty đó, công ty cần quản lý tốt tài sản, máy móc, trang thiết bị nhằm giảm bớt chi phí mua sắm, sửa chữa chỉ khi cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chi phí lao động, do ảnh hưởng tiêu cực từ Covid, tuy nói không với sa thải nhân viên, CGV cần xem xét hợp lý việc cắt giảm bớt ca làm của nhân viên. Cắt giảm đúng và đồng đều, tránh thiên vị, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm của nhân viên. Mặc dù chịu nhiều tác động từ đại dịch nhưng doanh nghiệp không được xem nhẹ việc đào tạo đội ngũ nhân lực. Cần nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên để chuẩn bị quay lại đấu trường khi dịch bệnh kết thúc. CGV có thể mở các buổi huấn luyện, nói chuyện nhằm nâng cao trình độ và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên hoặc tổ chức các cuộc thi phục vụ nhằm nâng cao kĩ năng bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

3.2.3 Tăng cường các dịch vụ cộng thêm

Khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay, GCV nên kiếm doanh thu từ các nguồn thu nhập khác. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên tạo cho mình những kế hoạch mới, để tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp như:

Mở dịch vụ thuê phim: Khi khách hàng không thể tới tận rạp để xem những phim điện ảnh mới nhất, CGV có thể triển khai dịch vụ cho thuê phim với giá tương đương với giá vé, hoặc có thể rẻ hơn cho một lần xem.

Giao đồ ăn kèm khi xem phim đến tận nhà: Hiện nay, các dịch vụ giao hàng tận nhà như Grap, Nowship,… rất phát triển, đặc biệt trong thời kì Covid, mọi người không muốn ra đường. Cùng với dịch vụ cho thuê phim, CGV có thể nhận giao bỏng, nước đến tận nhà nhằm mang đến trải nghiệm giống như ở rạp cho khách hàng, tuy nhiên chất lượng luôn cần phải đảm bảo.

Tăng cường bán các combo, đẩy mạnh khuyến mãi, tích điểm: Những dịch vụ này thường đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho người mua, không những tăng doanh thu mà CGV còn khiến khách hàng hài lòng, giữ chân khách hàng cũ lâu dài và thu hút khách hàng mới.

Kết luận

Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và CGV Cinema Việt Nam nói riêng và thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, tiểu luận đã đề ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CGV trong thời gian tới. Các giải pháp đã trình bày trong luận án có tính khả thi không chỉ đối với CGV mà còn có thể mở rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành này của cả nước như Lotte Cinema, Galaxy Cinema. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu cho thấy: không thể chối bỏ vai trò của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của CGV Cinema Việt Nam nói riêng, của các doanh nghiệp nói chung. Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau:

1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong CGV Cinema Việt Nam nói riêng

2. Trên cơ sở các lý luận chung, tiểu luận đã trình bày thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp và đưa ra các đánh giá hợp lý.

3. Đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp để góp phần đảm bảo các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh có tính khả thi cao.

4. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các CGV Cinema Việt Nam.

Dù bài nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn còn chủ quan mà chưa có cơ sở vững chắc. Sở dĩ, xuất hiện tình trạng này là do xuất phát từ một căn nguyên cơ bản chính là phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh chưa thực sự phù hợp. Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, chủ yếu là phương pháp so sánh, với phương pháp này không thể xác định bản chất sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mà chỉ có thể quan sát được thay đổi bề ngoài. Hơn nữa, do hạn chế về thời gian và không gian, tiểu luận chưa thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động của CGV do chưa nắm được số liệu lao động cụ thể qua các năm, đồng thời chưa thể đi sâu phân tích vào báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp cũng như do mẫu nghiên cứu chỉ là 1 doanh nghiệp khiến chưa thể dùng các phần mềm phân tích như SPSS, Eview để phân tích cho toàn ngành. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận mới chỉ là những đóng góp rất nhỏ trong một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp như phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chắc chắn với thời gian và trình độ còn hạn chế, những nỗ lực trong quá trình nghiên cứu hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam còn nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý thầy cô, những người quan tâm để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, Hà Nội, Nxb Tài chính.

2. Vũ Đình Bách và Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững , Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Chủ biên Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Lê Quang Bình, Phan Quang Niệm, Nguyễn Thị Lời (2007), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Hà Nội, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Ngô Thế Chỉ và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Hà Nội, Nxb Tài chính.

7. Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985), Hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Hà Nội.

8. Ngô Đình Giao (2009), Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Hà Nội, NXB Lao động.

9. Nguyễn Ngọc Huyền (2000), Phương pháp phân tích và quản trị chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội. 10. Nguyến Tấn Bình (2011), Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất

bản Tổng hợp.

11. Nguyễn Xuân Kiểm (2002), Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

Hà Nội, Nxb Thống kê.

II. Tài liệu tiếng Anh

12. Hope, John Arnold and Tony (1990), Accounting for management decisions, Prentice Hall.

13. N., G. D. (1998), Basic econometrics, FETP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. R.Zeitun, G.G.Tian (2007), “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan”, Australasian Accounting, Business and Finance Journal.

15. John Rand and Finn Tar (2002), SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV cinema việt nam thời kỳ COVID (Trang 34)