Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ FPT (Trang 57 - 60)

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2.3.3.2.Phân tích khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán trước mắt cũng như lâu dài. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

a. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

- Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Phần tài sản được tài trợ bởi vốn lưu động ròng thường được gọi là Tài sản lưu động thường xuyên do đây là những tài sản tuy ngắn hạn nhưng luôn nằm trong nhu cầu thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp và do đó, cần được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định.

Bảng 13: Vốn lưu động ròng của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2005

1,495,173 1,098,058 397,115

Biểu đồ 6: Vốn lưu động ròng của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Nhìn chung vốn lưu động ròng có xu hướng tăng trong 4 năm phản ánh khả năng chi trả tốt của Công ty. Năm 2007 lượng vốn này chững lại và giảm nhẹ do sự gia tăng mạnh của nợ ngắn hạn như đã phân tích ở phần trên. Song việc duy trì số lượng vốn lưu động ròng gần 1,500 tỷ là một nỗ lực lớn của Công ty trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn lưu động ròng mới chỉ là một chỉ tiêu khái quát, muốn đi sâu hơn đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, cần xem xét tiếp các chỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.

Bảng 14: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành

Biểu đồ 7: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Khă năng thanh toán hiện hành tăng liên tục trong 3 năm và sụt giảm vào năm 2007 do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh, vượt qua sức tăng tài sản ngắn hạn của Công ty. Do cùng tính toán dựa trên 2 chỉ tiêu là Nợ ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn nên Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đưa ra kết quả gần như trùng khít với Vốn lưu động ròng.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.

Bảng 15: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2004

372,681 0 756,304 1,098,058 1.03

Biểu đồ 8: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Cùng phản ánh một xu hướng như Hệ số khả năng thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán nhanh biểu thị một sự gia tăng mạnh mẽ trong 3 năm từ 2004 đến 2006, nhưng đến 2007 thì lại sụt giảm. Tuy nhiên mức độ sụt giảm mạnh hơn so với Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Điều này là dễ hiểu khi trong Hệ số khả năng thanh toán nhanh không có sự xuất hiện của một yếu tó cũng tăng đột biến trong năm 2007, đó là Hàng tồn kho.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc tương đương tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Do không có số liệu cụ thể về các khỏan nợ đến hạn tại các thời điểm cuối năm của Công ty nên ta sẽ dùng các khoản nợ ngắn hạn để thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 16: Khả năng thanh toán tức thời của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2004

372681 1098058 0.34

Biểu đồ 9: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Khác với hai Hệ số tính ở trên, Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty có sự ổn định hơn và mặc dù vẫn phản ánh xu hướng chung là sự tụt giảm khả năng thanh toán trong năm 2007, nhưng rõ ràng sự sụt giảm không quá tệ so với trước đó. Hơn nữa, trong năm 2005 hệ số này cũng đã sụt nhẹ sau đó mới phục hồi mạnh vào năm 2006. Đây có thể là một dấu hiệu ít bi quan hơn về khả năng thanh toán của Công ty. Như vậy Công ty đã có sự chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ về nhu cầu thanh toán và do đó, giảm được rủi ro trong thanh 59

toán.

Tóm lại, qua việc phân tích các Hệ số trên, ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đang bị suy giảm trong năm 2007 mặc dù trước đó là xu hướng tăng rõ nét. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn trong khi sự gia tăng tài sản ngắn hạn vẫn hết sức đều đặn và không có đột biến. Có một cách lý giải khác, đó là có thể Công ty đang cắt giảm những tài sản lưu động thường xuyên không thật sự cần thiết.

b. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn

Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ FPT (Trang 57 - 60)