TỔNG NGUỒN VỐN 3,409,

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ FPT (Trang 49 - 52)

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

TỔNG NGUỒN VỐN 3,409,

5,346,28

0 100% 100% 1,937,060 56.8%

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 1,937,061 triệu đồng, tức là tăng 56,82%. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 3,074,380 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 4,366,815 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn đã tăng 1,292,435 triệu đồng, tức là tăng 42,04%. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 226,063 triệu đồng (tăng 33,77% so với đầu năm), giá trị hàng tồn kho cũng tăng 793,415 triệu đồng (tăng 135.75% so với đầu năm). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm đã giảm 8,5% (90,18%-81,68%)

chủ yếu là do tỷ trọng các khoản phải thu giảm 15,48%, kế đến là sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của tiền với độ giảm 2,89%.

⇒ Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên đã làm tăng mức tồn đọng tài sản lưu động. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán tức thời của Công ty hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho Công ty. Nhưng việc lượng hàng tồn kho ứ đọng quá nhiề sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Tài sản dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là

644,626 triệu đồng, tức là tăng 192.52%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng gấp đôi (9,82%- 18,32%). Trong đó tài sản cố định tăng 306,752 triệu đồng, tương ứng là tăng 102.37% so với đầu năm; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 316,400 triệu đồng (tăng 2379.69% so với đầu năm). Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng. Như vậy trong năm 2007 cơ sở vật chất của Công ty đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất kinh doanh đã được mở rộng, triệu đồng thời Công ty cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng đầu tư vào các công ty thành viên, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho Công ty.

a. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty trong năm 2007 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 1,937,061 triệu đồng, tức là tăng 56,82%, trong đó:

Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm là 1,980,466 triệu đồng, tức là tăng 26,48% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 315,423 triệu đồng, lợi nhuận chưa phân phối tăng 150,643 (42,64%), một con số hết sức ấn tượng. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào cuối năm đã giảm 8,89% so với đầu năm, sự suy giảm này chủ yếu là do tỷ trọng nợ tăng quá nhanh, vượt qua tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.

⇒ Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ Công ty hiện vẫn đang kinh doanh có hiệu quả với phần lợi nhuận để lại tương đối lớn. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu giảm thể hiện mức độ tự chủ của Công ty trong kinh doanh ngày càng giảm.

Bảng 6: phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

Nơ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của Công ty nhận được nguồn tài trợ khá

nhiều từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 triệu đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 50,46 triệu đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 triệu đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 57,55 triệu đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 7,09% so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy về giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 1,356,511 triệu đồng, tức là tăng 78,86%, một sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của sự biến động này là do:

Nguồn vốn tín dụng cuối năm tăng rất mạnh, tăng đến 67,5% so với đầu năm, trong đó chủ yếu là do Công ty tăng các khoản vay như vay ngắn hạn tăng 60,58%, nợ dài hạn tăng 58,77%, vay dài hạn cũng đã tăng từ 0 lên gần 55 tỷ. Có thể thấy nguồn vốn tín dụng của Công ty tăng cả về giá trị và tỷ trọng, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn Công ty đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho Công ty tạm thời có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu Công ty dựa vào vay quá nhiều thì sẽ phải đối mặt với rủi ro cao, có thể mất khả năng chi trả.

Nguồn vốn đi chiếm dụng cũng tăng khá nhiều, tức là tăng 91,73% so với đầu năm, và xét về kết cấu cũng tăng 5,98% (32,83% - 26,85%) trong tổng nguồn vốn, trong đó tất các các khoản mục trong nguồn vốn đi chiếm dụng đều tăng, chỉ có các khoản chi phí phải trả là giảm. 51

NGUỒN VỐN

Giá trị Tỷ trọng Chênh lệch

Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Tuyệt đối %

Nguồn vốn tín dụng 784,958 1,314,83

1 23.0% 24.6% 529,873 67.5%

Vay ngắn hạn 778,039 1,249,34

6 22.8% 23.4% 471,307 60.6%

Nợ dài hạn khác 6,919 10,985 0.2% 0.2% 4,066 58.8%

Vay dài hạn 0 54,501 0.0% 1.0% 54,501

Nguồn vốn đi chiếm dụng 915,510 1,755,312 26.9% 32.8% 839,802 91.7%

Phải trả người bán 626,707 1,060,379 18.4% 19.8% 433,672 69.2%

Người mua trả tiền trước 71,236 160,212 2.1% 3.0% 88,976 124.9%

Thuế&các khoản nộp NN 82,471 242,917 2.4% 4.5% 160,446 194.5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải trả công nhân viên 67,208 72,645 2.0% 1.4% 5,437 8.1%

Chi phí phải trả 460 78,377 0.0% 1.5% 77,917 16950.3%

Phải trả theo tiến độ hđồng 0 10,432 0.2% 10,432

Điều này chứng tỏ trong năm 2007 Công ty áp dụng triệt để việc chiếm dụng vốn của các đơn vị để bổ sung vốn kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán,đặc biệt thể hiện ở thời điểm cuối năm.

Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ FPT (Trang 49 - 52)