Phương pháp xác định đặc tính sinh học của virus dịch tả vịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo tồn quỹ gen virus cường độc dịch tả vịt (Trang 32 - 33)

2.3.3.1. Phương pháp xác định khả năng thích ứng và ổn định của chủng virus dịch tả vịt trên phôi vịt.

- Chuẩn bị trứng: Trứng vịt 11 ngày tuổi, soi trứng, chọn những phôi khoẻ mạnh, đánh dấu buồng hơi, đánh dấu vị trí đầu phôi, sát trùng bằng cồn 700 xung quanh vỏ trứng, sát trùng vị trí buồng hơi bằng cồn Iod 5%.

- Chuẩn bị giống virus: Giống virus khi dùng đem pha với nước muối sinh lý 0,9% thành huyễn dịch 10-2.

- Bố trí thí nghiệm: Mỗi lần cấy truyền dùng 30 phôi, virus được tiêm vào xoang niệu mô, mỗi phôi được tiêm 0,2 ml. Trong mỗi lần cấy truyền sử dụng 5 phôi làm đối chứng, không tiêm virus.

- Tiến hành: Sau khi sát trùng vỏ trứng, dùng dùi đục vô trùng đục 1 lỗ trên đỉnh buồng hơi; sử dụng seringer 1 ml để tiêm. Khi tiêm đưa kim qua lỗ đã dùi chếch một góc 450 sâu 1,5-2 cm, đầu kim hướng về phía đầu phôi, rồi bơm 0,2 ml giống virus vacxin đã pha. Lấy paraphin gắn kín lỗ tiêm lại, để trứng nằm trên khay trứng và cho vào tủ ấm 370C ấp tiếp. Theo dõi sau khoảng thời gian từ 1- 6 ngày. Nếu thai chết, cho vào tủ lạnh 40C trong 12 giờ để mạch máu co nhỏ lại tránh xuất huyết, rồi mổ trứng, thu nước trứng và kiểm tra bệnh tích của phôi. Những phôi làm đối chứng không tiêm virus và cũng cho vào tủ ấm ấp. Theo dõi cùng với phôi thí nghiệm ở các khoảng thời gian từ 1 - 6 ngày rồi đánh giá kết quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

2.3.3.2. Phương pháp xác định chỉ số ELD50 (liều gây chết 50% phôi) của

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo tồn quỹ gen virus cường độc dịch tả vịt (Trang 32 - 33)