- Chuyên môn
TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯNƯỚC NGỒI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NƯỚC NGỒI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh Bình Dương, cùng với sự phát huy nội lực là chính, việc tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng.
Sau khi được thơng qua vào tháng 12/1987, Luật Đầu tư Nước ngồi tại Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và sau khi là thành viên của WTO, thì Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, hai Luật Đầu tư trong nước và nước ngoài được thống nhất thành một Luật Đầu tư duy nhất.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 14 KCN đang hoạt động, 4 KCN được Chính phủ cho phép và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư, đến 2010 tăng lên 22 KCN với diện tích quy hoạch 5.989ha, tỷ lệ diện tích lắp đầy 85 -90%. Trong KCN có hai loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đầu tư gồm các doanh nghiệp 100% vốn của tổ chức kinh tế nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) và tổ chức kinh tế liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngồi và nhà đầu tư trong nước, đó có thể là vốn của Nhà nước hay vốn của tư nhân Việt Nam. Đến nay, trong các KCN đã có 792 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ đô la Mỹ, doanh thu hàng năm chiếm khoảng 25% so với tổng doanh thu của Tỉnh. Doanh nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các KCN Tỉnh đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, giải quyết việc làm, phát triển khoa hoc cơng nghệ, nâng cao
trình độ quản lý và góp phần quan trọng đến cân đối tài chính, cân bằng cán cân thương mại, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh phục vụ cho xuất khẩu.
Bảng 3.1: Doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN Bình Dương
STT Nước đầu tư Số lượng Vốn đầu tư
1 Đài Loan 198 1,131,776,717 2 Hồng Kông 28 668,064,750 3 Hàn Quốc 134 418,106,150 4 Nhật Bản 66 381,877,603 5 Singapore 58 279,070,659 6 Hoa Kỳ 37 173,364,342
7 British Virgin Island 21 104,258,137
8 Đức 8 45,990,000
9 Malaysia 12 42,615,000
10 Trung Quốc 18 32,995,000
11 Các nước khác (Thái Lan, Bỉ,Tây Ban Nha...) 212 1,573,472,870
Tổng 792 4,851,591,228
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Bình Dương, KCN VSIP [26, trang 3 và phụ lục kèm theo]
Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, việc phát triển các KCN của Tỉnh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng các dự án. Số dự án đi vào hoạt động đã góp phần năng cao sản lượng cơng nghiệp, tăng trưởng kinh tế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và đổi mới chất lượng của NLĐ, làm thay đổi bộ mặt đơ thị, góp phần từng bước đưa tỉnh Bình Dương thành một tỉnh
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, có vị trí vai trị quan trọng trong nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Mục tiêu chủ yếu của tỉnh Bình Dương về kinh tế phấn đấu thời kỳ 2006 -2010 thu hút vốn đầu tư nước ngồi là 7 tỷ đơ la Mỹ, nhằm đạt tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm của thời kỳ này của Tỉnh 15%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP. Trong đó, GDP cơng nghiệp tăng 16,8%; dịch vụ tăng 15,6% và nơng nghiệp tăng 3,2%, GDP bình qn đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng.
Để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong các KCN tỉnh Bình Dương, phải tạo mơi trường hấp dẫn. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư theo quy định của Nhà nước theo ngành, theo địa bàn, theo quy mô. Chú trọng kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư, các tập đồn kinh tế lớn, các cơng ty đa quốc gia trên thế giới vào đầu tư sản xuất. Đặc biệt thu hút các dự án có cơng nghệ cao ở các lĩnh vực cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, thơng tin, điện tử và chú trọng ngành dịch vu: ngân hàng, tài chánh, logistics, chế biến sản phẩm nông nghiệp.. ….
Để phát triển kinh tế khu vực này, cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
3.1.1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, cần lập quy hoạch chi tiết về đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN phù hợp với phát triển của từng ngành, từng khu vực. Thông qua quy hoạch, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về thời gian, lĩnh vực và địa điểm cụ thể. Trên cơ sở danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN đến năm 2010 theo định hướng của UBND Tỉnh, cần cụ thể hố và cơng khai hố các thơng tin của từng dự án.
Bình Dương cũng xác định trong thời gian tới một số lợi thế của Tỉnh trong phát triển KCN sẽ mất đi. Do vậy Tỉnh đã xác định phải cơ cấu lại ngành nghề tại các KCN, chuyển từ gia công lắp ráp sang chế tạo, xây dựng các ngành phụ trợ. Giải pháp đưa công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất công nghiệp đổi mới 15-20% hàng năm. Điều này được thực hiện thì nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng đan xen với ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông trong giai đoạn 2005-2010 rất quan trọng và cấp thiết, bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, nhà quản lý doanh nghiệp, kỹ sư của các ngành,công nhân kỹ thuật, nhà nghiên cứu..
Thơng qua việc quy hoạch, định ra các hình thức ưu đãi theo quy định chung và điều kiện thực tế cho phép của Tỉnh, xác định các thông tin cơ bản như: giá thuê đất, quy mô đầu tư, nguồn nguyên liệu,… Phải tính tốn khả năng tham gia góp vốn của doanh nghiệp các thành phần kinh tế trong nước nhằm phát huy nguồn lực bên trong với việc thu hút đầu tư nước ngoài.
3.1.2 Thực hiện tốt việc phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội
Một trong những vấn đề đặt ra cho việc thực hiện thắng lợi công tác thu hút, phát triển kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung, chính là quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật về kinh tế và xã hội bên ngoài hàng rào KCN.
Việc đầu tư các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN, nhất là những KCN vừa phát triển phía Bắc của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010: KCN Bàu Bàng, Rạch Bắp, An Tây, Việt Hương II, Mai Trung, Mỹ phước III, Hoà Định, Nam Tân Uyên phải được quan tâm đầu tư hơn nữa bàng cách huy động mọi nguồn vốn vừa cải tạo, nâng cấp, vừa xây dựng mới, tạo ra bước phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại và tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên địa bàn. Có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi phát triển và thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN của Tỉnh.
Để kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN phát triển, ngoài các yếu tố vốn và cơng nghệ, cịn có sự đóng góp rất lớn về trí tuệ và sức lực của lực lượng lao động. Trong xu thế hội nhập hiện nay, bên cạnh hợp tác để phát triển, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi lợi thế ln ln thuộc doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy để doanh nghiệp phát triển tăng tính cạnh tranh, cần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật theo nhu cầu của nhà đầu tư.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà. Trong khi đó qua thống kê thực tế thì NLĐ có chun mơn 4,1% qua cao đẳng trở lên; 7,3% được đào tạo trung cấp; 39,5% qua đào tạo ngắn ngày. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế, Tỉnh phải chú trọng kết hợp nhiều hình thức đào tạo đa dạng: Nhà nước – tư nhân – nhà doanh nghiệp, đào tạo trong nước và nước ngồi. Việc hình thành hệ thống trường đào tạo của Nhà nước là quan trọng, mỗi huyện thị đều thành lập trường dạy nghề. Hiện nay mạng lưới dạy nghề trên địa bàn Tỉnh hiện có 27 cơ sở, gồm 3 cơ sở dạy nghề do trung ương quản lý, 24 cơ sở dạy nghề thuộc địa phương (trong đó có 12 cơ sở cơng lập,12 cơ sở tư nhân). Bước đầu Tỉnh cần sắp xếp đầu tư trang thiết bị để đào tạo công nhân gắn với nhu cầu lao động cung cấp cho các KCN. Mục tiêu, phương thức, nội dung đào tạo là gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khai thác tốt năng lực dạy nghề của Trung tâm Đào tạo công nhân kỹ thuật Việt Nam – Singapore, Trường đào tạo kỹ thuật Bình Dương, Trường Mỹ nghệ Bình Dương. Những năm gần đây, với tốc độ phát triển công nghiệp của Tỉnh, nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn tỷ lệ là 90%, đa số học viên sau khi học nghề đều có việc làm ổn định, có những doanh nghiệp nước ngồi đăng ký chọn ngay trong thời gian học sinh đang theo học tại trường (phỏ biến là ngành cơ khí, điện, mộc…). Khuyến khích việc các doanh nghiệp đưa cơng nhân ra nước ngồi học nghề và tổ chức dạy nghề tại các doanh nghiệp theo nhu cầu thực tế.