Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân loại đang phải đương đầu với những vấn đề dân tộc và tôn giáo ngày càng gay gắt, thậm chí trở
2.5. Vấn đề Nam Osettia
6T
Nam Ossetia (tiếng Ossetia: Хуссар Ирыстон, Khussar Iryston; tiếng Gruzia:
სა მ ხ რე თ ოს ე თი , Samkhret Oseti; tiếng Nga: Южная Осетия, Yuzhnaya Osetiya)
là một vùng ở Nam Kavkaz, nguyên là nước Cộng hòa tự trị Ossetia bên trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Grudia, một phần lãnh thổ này đã độc lập tách khỏi Grudia kể từ khi lãnh thổ này tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Nam Ossetia trong cuộc xung đột Grudia -Nam Osetia đầu thập niên 1990. Nam Ossetia bao phủ khoảng 3.900 km2 ở phần phía nam Kavkaz, bị chia cắt bởi những dãy núi với vùng Bắc Osetia (một phần của Nga) đông đúc dân cư và trải dài về phía nam đến tận con sông Mtkvari bên trong Gruzia. Vùng này đặc biệt nhiều núi non, đa số diện tích nằm ở độ cao 1.000 m (3.300 ft) trên
mực nước biển. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dù chưa tới 10% đất đai Nam Ossetia có thể canh tác. Ngũ cốc, hoa quả, rượu là các sản phẩm chủ yếu. Công nghiệp rừng và gia súc cũng tồn tại, đặc biệt xung quanh thủ đô Tskhinvali.
6T
Về mặt ngoại giao, Liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Hội đồng Liên minh Châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tất cả các quốc gia khác trên thế giới công nhận Nam Ossetia là một phần lãnh thổ Gruzia. Tuy nhiên, trên thực tế nước cộng hòa độc lập này được cai quản bởi một chính phủ ly khai.
6T
Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với các quận phía đông và phía nam của vùng này, nơi vào tháng 4 - 2007, họ đã lập ra một Cơ quan hành chính lâm thời thực thể Nam Ossetia đứng đầu bởi người Ossetia (các thành viên cũ của chính phủ ly khai) có thê đàm phán với các chính quyền trung ương Gruzia về tình trạng cuối cùng của vùng cũng như giải pháp cho cuộc xung đột. Chính phủ ly khai đã tổ chức một cuộc trưng câu dân ý về độc lập vào ngày 12 - li -2006, sau cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên vào năm 1992 không được cộng đồng quốc tế coi là hợp pháp. Theo cơ quan bầu cử của Tskhinvali, cuộc trưng cầu dân ý kết thúc với đa số người đồng ý giành độc lập từ Gruzia với 99% người dân Nam Ossetia ủng hộ trong số 95% người đi bầu và cuộc trưng cầu này đã được giám sát bởi một đội 34 quan sát viên từ Đức, Ao, Ba Lan, Thụy Điển và các quốc gia khác tại 78 điểm bầu cử. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu này không được Liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu, OSCE, NATO và Liên bang Nga công nhận, vì thiếu sự tham gia của cộng đồng người Gruzia và cũng không được chính phủ tại Tbilisi công nhận. Liên minh Châu Âu, OSCE và NATO lên án cuộc trưng cầu dân ý. Song song với cuộc trưng cầu này, những người ly khai cũng tổ chức một cuộc bầu cử, phong trào đối lập Ossetia (Liên minh Bảo vệ Nam Ossetia) tại Kokoity, tự tổ chức cuộc bầu cử của riêng mình, trong đó cả người Gruzia và một số người Ossetia trong vùng ủng hộ Dmitri Sanakoev lên làm tổng thống Nam Ossetia. Cuộc bầu cử ủng hộ Sanakoev được tuyên bố là có sự ủng hộ hoàn toàn của sắc tộc Gruzia. Năm 2007, Dmitri Sanakoev trở thành lãnh đạo của Cơ quan quản lý lâm thời Nam Ossetia.
6T
Nam Ossetia ngày nay đã bị Nga sáp nhập năm 1801, cùng với Gruzia, và trở thành một phần của Đế quốc Nga. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười, Nam Ossetia trở thành một phần của nước Cộng hòa Dân chủ Gruzia Menshevik, trong khi miền bắc thành một phần của nước Cộng hòa Xô viết Terek. Vùng này đã trải qua một cuộc loạt các cuộc nổi dậy của người Ossetia với nhiều lần tuyên bố độc lập. Chính phủ Gruzia đã buộc tội người dân Ossetia hợp tác với những người Bolsheviks. Theo các nguồn tin của Ossetia khoảng 5.000 người Ossetia đã bị giết hại và hơn 13.000 người sau đó đã chết vì đói khát và bệnh dịch.Chính phủ Xô viết Gruzia đã được thành lập bởi Tập đoàn quân số 11 của hồng quân năm 1921 lập ra vùng tự trị Nam Osettia (như quận) vào tháng 4 -1922. Dù người Ossetia có ngôn ngữ riêng của mình (tiếng Ossetia), tiếng Nga và tiếng Grudia là các ngôn ngữ hành chính. Dưới sự cai trị của chính phủ Gruzia thời Xô viết, vùng này có được khá nhiều quyền tự trị gồm cả việc sử dụng và giảng dạy bằng tiêng Ossetia tại các trường học. Những căng thẳng trong vùng đã bắt đầu nảy sinh trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia ở cả người Gruzia và người Ossetia năm 1989. Trước đó, hai cộng đồng của Vùng tự trị Nam Ossetia của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Gruzia đã chung sống hòa bình với nhau ngoại trừ trong các sự kiện 1918-1920. Cả hai sắc tộc đều đã có sự tương tác cũng như hôn nhân với nhau ở mức độ cao.
6T
Mặt trận Nhân dân Nam Ossetia (Ademon Nykhas) có nhiêu ảnh hưởng được thành lập năm 1988. Ngày 10 tháng 11 năm 1989, hội đồng vùng Ossetia yêu cầu Xô viết Tối cao Gruzia cho vùng này được nâng cấp thành "nước cộng hòa tự trị". Năm 1989 Xô viết Tối cao Gruzia đã xóa bỏ tiếng Gruzia với tư cách ngôn ngữ chủ yếu trên khắp quốc gia.r
6T
Xô viết Tối cao Gruzia đã thông qua một luật ngăn cấm các đảng khu vực vào mùa hè năm 1990. Hành động này bị người Ossetia coi là một động thái chống lại Ademon Nykhas và khiến người dân Ossetia tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Xô viết với đây đủ chủ quyền bên trong Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Người dân Ossetia đã tẩy chay cuộc bâu cử nghị viện Gruzia sau đó và tổ chức cuộc bầu cử của riêng mình vào tháng 12. Chính phủ Gruzia dưới sự lãnh đạo của Zviad Gamsakhurdia đã
tuyên bố cuộc bầu cử này là bất hợp pháp và xóa bỏ vị thế tự trị của nó vào ngày 11 - 12- 1990.
6T
Xung đột vũ trang bùng phát hồi cuối năm 1991 trong đó nhiều làng mạc Nam Ossetia đã bị tấn công và đốt phá tương tự như nhiều ngôi nhà và trường học của người Gruzia tại Tskhinvali, thủ đô của Nam Ossetia. Hậu quả, xấp xỉ 1.000 người chết và khoảng 100.000 người Ossetia đã phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ Gruzia, đa số qua biên giới vào Bắc Ossetia. Khoảng 23.000 người Gruzia khác cũng đã phải rời bỏ Nam Ossetia và định cư tại những khu vực khác ở Gruzia. Nhiều người dân Nam Ossetia đã tái định cư tại những vùng không có người sinh sống ở Bắc Ossetia nơi người Ingush đã bị Stalin trục xuất năm 1944, dẫn tới những cuộc xung đột giữa người Ossetia và người Ingush về quyền sinh sống tại lãnh thổ cũ của người Ingush.
6T
Khi Liên bang Xô viết giải tán, chính phủ Hoa Kỳ công nhận các biên giới thời trước Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1933 của nước này (chính phủ Franklin D. Roosevelt đã thiết lập các quan hệ ngoại giao với Kremlin ở thời điểm cuối năm đó). Vì điêu này, chính quyền George H. w. Bush công khai ủng hộ sự ly khai của các nước vùng Baltic, nhưng coi các vấn đề liên quan tới các cuộc xung đột giành độc lập và lãnh thổ của Gruzia, Armenia, Azerbaijan và phần còn lại của Transcaucasus - là phần không thể tách rời của Liên bang Xô viết với các biên giới quốc tế không hề thay đổi từ thập niên 20 của thế kỷ XX - là vấn đề nội bộ của Liên Xô.
6T
Năm 1992, Gruzia bị buộc phải chấp nhận ngừng bắn để tránh sự leo thang xung đột với Nga. Chính phủ Gruzia và những người ly khai Nam Ossetia đã đạt được một thỏa thuận ngừng sử dụng vũ lực chống đối lẫn nhau, và Gruzia cam kết không sử dụng các biện pháp trừng phạt chống Nam Ossetia. Tuy nhiên, chính phủ Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với những phần nhỏ bên trong Nam Ossetia, gồm cả thị trấn Akhalgori. Một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm người Ossetia, người Nga và người Gruzia được thành lập. Ngày 6- 11 - 1992, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) thành lập một phái bộ ở Gruzia để giám sát chiến dịch gìn giữ hòa bình. Từ đó, cho tới giữa năm 2004 Nam
Ossetia nói chung ở trong cảnh hòa bình. Vào 6 -2004, căng thẳng bắt đầu tăng lên khi chính quyền Gruzia tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn lậu trong vùng. Những vụ bắt cóc con tin, bắn giết và thỉnh thoảng cả đánh bom đã khiến hàng chục người thiệt mạng và bị thương.
6T
Một thỏa thuận ngừng bắn được ký ngày 13 tháng 8 dù nó liên tục bị vi phạm.
6T
Tình hình hiện tại rất căng thẳng với mối đe dọa chiến tranh. Moskva và Tskhinvali tỏ ra thận trọng trước những hành động tăng cường lực lượng gần đây của quân đội Gruzia.
6T
Tranh cãi chính trị vẫn chưa được giải quyết và chính quyền ly khai Nam Ossetia vẫn cai quản vùng này với sự độc lập thực sự khỏi Tbilisi. Dù những cuộc đàm phán đã được tổ chức định kỳ giữa hai phía, ít có tiến bộ đạt được dưới thời chính phủ Eduard Shevardnadze (1993-2003). Người kế nhiệm ông ta Mikheil Saakashvili (được bầu năm 2004) đã coi việc đòi lại Nam Osseatia là nhiệm vụ chính trị ưu tiên. Sau thành công châm dứt nên độc lập trên thực tế của tỉnh phía tây Ajaria vào tháng 5 - 2004, ông đã hứa thực hiện điêu tương tự với Nam Ossetia. Sau những cuộc xung đột năm 2004, Chính phủ Gruzia đã tăng cường nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế với vấn đề Nam Osettia. Ngày 25 - 1 - 2005, Tổng thống Saakashvili đã đệ trình một đề xuất của Gruzia nhằm giải quyết vấn đề Nam Ossetian ra trước kỳ họp của Ủy ban Nghị viện Châu Âu (PACE) ở Strasbourg. Cuối tháng 10, Chính phủ Mỹ và OSCE bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch hành động của Gruzia được Thủ tướng Zurab Noghaideli đệ trình tại ủy ban Thường trực OSCE ở Vienna ngày 27 tháng 10 năm 2005. Ngày 6 tháng 10, Ủy ban Bộ trưởng OSCE tại Ljubljana thông qua một nghị quyết ủng hộ kế hoạch hòa bình của Gruzia. Nghị quyết này đã bị chính quyền Nam Ossetia bác bỏ.
6T
Chính phủ Gruzia phản đối sự liên tục tăng cường hiện diện về kinh tế và chính trị của Nga trong vùng và phản đối quân đội không bị kiểm soát của phía Nam Ossetia. Nước này cũng coi lực lượng gìn giữ hòa bình là không trung lập và yêu cầu thay thế. Lời chỉ trích này đã được một số người ủng hộ, như Richard Lugar, tuy nhiên vào ngày 5
tháng 10 năm 2006, Javier Solana, Cao ủy về Đối ngoại và Chính sách An ninh của Liên minh Châu Âu, đã bác bỏ khả năng thay thế binh lính gìn giữ hòa bình Nga băng lực lượng của Liên minh Châu Âu. Phái viên của Liên minh Châu Âu về Nam Caucasus Peter Semneby sau đó đã nói rằng "các hành động của Nga trong cuộc tranh cãi gián điệp Gruzia đã gây phương hại tới lòng tin cũng như tính trung lập của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở các nước láng giềng vùng Biển Đen."
6T
Ngày 13 tháng 7 năm 2007, Gruzia lập ra một ủy ban nhà nước, đứng đầu là Thủ tướng Zurab Noghaideli, để phát triển vị thế tự trị của Nam Ossetia bên trong nhà nước Gruzia. Theo các quan chức Gruzia, vị thế chính trị sẽ được đặt ra bên trong khuôn khổ "một cuộc đối thoại tất cả các bên" với tất cả các lực lượng và cộng đồng bên trong xã hội Ossetia.
6T
Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia đạt được thỏa thuận ngừng bắn và đồng ý đàm phán với sự trung gian của Nga, nhằm chấm dứt xung đột kéo dài lâu nay. Nhưng chỉ vài giờ sau, quân đội Gruzia bất ngờ tấn công Nam Ossetia bằng bộ binh, pháo hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm vùng đất này.
6T
Ngày 8 tháng 8 năm 2008, cùng thời điểm Thế vận hội mùa hè 2008 chính thức bắt đầu, chiến tranh diễn ra giữa các lực lượng Gruzia và các lực lượng ly khai Nam Ossetia. Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã nói rằng hơn 1500 thường dân và 15 lính gìn giữ hòa bình Nga đã bị giết hại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Việc tấn công tổng lực Nam Ossetia chỉ sau vài giờ kí thỏa ước ngừng bắn, thực ra là một toan tính quân sự sai lầm hơn là một bước đi chính trị khôn ngoan. Grudia hi vọng một cuộc chiến tổng lực, thần tóc sẽ chiếm trọn vẹn Nam Ossetia trong thời gian ngắn như cái cách mà Iraq chiếm toàn bộ Côoét chỉ trong vòng 12 giờ tham chiến. Một khi chiếm được Nam Ossetia, Grudia sẽ kêu gọi Mỹ và NATO hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế vào vãn hồi trật tự tại Nam Ossetia. Quốc tế hóa vấn đề Nam Ossetia là một bước đi mà chính quyền Grudia tính tới khiến cho kế hoạch sát nhập của Nam Ossetia vào Nga sẽ khó khăn lên bội phần. Tuy nhiên,
toan tính này đã sai lầm, ít nhất vào thời điểm này. Quân đội Nga đã phản ứng gần như tức thì với cuộc đánh chiếm chớp nhoáng từ Grudia. Lấy lí do Grudia tấn công lính gìn giữ hòa bình Nga, bảo vệ dân Nga đang sinh sống ở Nam Ossestia, quân đội Nga đã giáng những cú đánh chí tử vào quân đội Grudia. Xe tăng Nga rầm rập đổ bộ vào Nam Ossetia, đi kèm sự yểm trợ của không quân, đánh bom các căn cứ quân sự ở ngoại ô Tbilisi, thủ đô Grudia, khóa chặt được hàng không, đánh bom các hải cảng, căn cứ quân sự. Bên cạnh đó, tỉnh li khai Abkhadia cũng nã pháo và rốc két vào quân đội Grudia. Đúng như phóng viên CNN nói, người dân Grudia đang phải trả một cái giá quá đắt cho quyết định sai lầm của tổng thống Grudia. Trong trường hợp này, Nga hoàn toàn có thể sử dụng không quân, tầu chiến (hạm đội biển Đen ngay gần đó) và tên lửa hành trình để dọn sạch Nam Ossetia thay vì sử dụng bộ binh - tính thương vong cao và rất tốn kém. Việc chiếm đóng Nam Ossetia là một điều kiện tiên quyết để xác lập vị thế đàm phán các bên sau này. Đó cũng chính là lí do mà Grudia chơi một canh bạc mạo hiểm khi xua quân sang đánh chiếm, họ hi vọng sự có mặt kịp thời của lực lượng quốc tế sẽ khiến cho ý đồ sát nhập của Nam Ossetia sẽ phá sản. Nga đã huy động kịp thời hơn 10,000 lính dù, bộ binh nhằm "ra tay trước mọi động thái can thiệp của cộng đồng quốc tế.
6T
Phương Tây, nếu như có can thiệp mạnh nhất, có thể chỉ có Mỹ, một đồng minh đã hậu thuẫn cho Grudia về tiền bạc và vũ khí. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, Mỹ còn đang bận tâm về Iraq, Iran, Bắc Triều Tiên và cả Afganistan. Nền kinh tế Mỹ đang đi xuống, nên sẽ không có sự viện trợ ô ạt cho Grudia như họ mong đợi. Không khí chính trị Mỹ cũng không phù hợp chút nào cho một cuộc chiến mới, Tổng thống Mỹ đang chuẩn bị mãn nhiệm, và ông không muốn mang tiếng là gây ra 3 cuộc chiến chỉ trong 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình. Bầu cử Mỹ đang vào giai đoạn nước sôi lửa bỏng, và bản thân Obama cũng như Mác Cain không suy nghĩ quá đơn giản khi đem con bài chiến tranh vào chiến dịch tranh cử lúc này. Nước Mỹ đã quá nhức nhối ở Iraq. Cái mà Mỹ có thể làm cho Grudia, chỉ là những phản đối ngoại giao. Họ cũng chẳng dám mang bất kì lợi ích nào ra để mặc cả với Nga, chính họ đang rất cần vai trò của Nga trong vấn đề Iran, Bắc
Triều Tiên. Có thể nói "cuộc cách mạng" ở Grudia đã không đúng thời điểm. Có vẻ như Grudia quá sót ruột khi nhìn thấy Nam Ossestia ngày càng rời xa mình.
6T
Vậy Nam Osettia có thuộc Nga hay không? Trong tương lai gần thì khu vực này sẽ không thuộc Nga. Nước Nga đang chơi một ván bài với Grudia. Cái giá thì quá rõ ràng,