TRANH LẠNH.
2.2. Cách mạng màu sắc
6T
Những năm gần đây, trong từ vựng chính trị quốc tế cũng như trên các phương tiện chúng ta thường thấy xuất hiện các cụm từ đồng nghĩa như cách mạng nhung, cách mạng da cam, cách mạng hoa hồng, cách mạng hoa tulip.. ..Những cụm từ trên tuy khác nhau về tên gọi, nhưng chúng đều chỉ các cuộc "cách mạng màu sắc". Cách mạng màu sắc đã xuất hiện từ lâu, song đến khi nó gây ra cơn chấn động tại không gian hậu Xô viết thì người ta bắt đầu chú ý đến loại hình cách mạng này một cách đặc biệt
6T
Cách mạng màu sắc là hành động nhằm lật đổ chế độ đang tồn tại một cách bất hợp pháp của những lực lượng đối lập dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ toàn diện của Mỹ và phương Tây. Từ năm 2000, Mỹ và một số nước phương Tây đã thực hiện thành công cuộc cách mạng màu sắc tại ba quốc gia: Nam Tư (2000), Grudia (2003), Ucraina (2004). Nhưng trên thực tế, âm mưu tiên hành cách mạng màu sắc đã được những nước này thử nghiệm tại Ba Lan (1981) và Tiệp Khắc (1989).
6T
Tìm hiểu các sự kiện trong những năm qua có thể thấy rằng, mục đích của Mỹ và phương Tây tiến hành cách mạng màu sắc nhằm lật đổ chính quyền ở các nước mà họ cho là không thân thiện, đồng thời tạo dựng một chính quyền có thể dễ bề thao túng để thực hiện mưu đồ dân chủ hóa, phương Tây hóa. Vì vậy Mỹ và một số nước phương Tây vừa trực tiếp xây dựng kịch bản lật đổ, vừa đạo diễn cuộc cách mạng màu sắc. Grudia, Ucraina và Kyrgystan lần lượt thay đổi chính quyền qua cuộc "cách mạng hoa hồng", “cách mạng màu cam", "cách mạng hoa Tulíp". Khi cục diện chính trị của Kyrgystan đột ngột thay đổi, phe đối lập của Kazakhstan, Uzbekistan nổi dậy và bắt chước, hô khẩu hiệu lật đổ chính quyền hiện hành. Ở Belarus, phe đối lập tổ chức mít tinh yêu cầu Tổng thống Lukashenko trao lại chính quyền.
6T
Cách mạng màu sắc, ở phần lớn các trường họp, là giai đoạn cuối cùng của quá trình "diễn biến hòa bình". Trong sự phối hợp ngày một chặt chẽ hơn của Mỹ và phương Tây
với các phe đối lập ở những nước đã diễn ra kiểu cách mạng này, lộ trình tiến tới cách mạng màu sắc thường gồm các bước sau:
6T
Bước thứ nhất, Mỹ và phương Tây thông qua các "công cụ mềm" như kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tôn giáo và sau đó là chính trị, tác động đến nước
6T
"đối tượng", tạo ra một môi trường thuận lợi để tiếp tục gây ảnh hưởng sâu rộng, tuyên truyền các giá trị của mình; nỗ lực một cách liên tục bằng các phương tiện truyền thống nhằm thay đổi cách nhìn nhận của người dân về tương lai, từ đó định hướng hành vi cho đông đảo dân chúng, đồng thời tạo cho dân chúng tâm lý hoài nghi đối với chính quyền hiện hành.
6T
Bước thứ hai, xác định và bồi dưỡng thủ lĩnh, tạo dựng "ngọn cờ" để tập hợp lực lượng. Trong trường hợp nếu chưa có một thủ lĩnh thật đáng tin cậy thì sử dụng "thủ lĩnh tình thế" để tiến hành cách mạng và sau đó sẽ thay thế bằng người của mình (trường hợp Nam Tư là một ví dụ). Để thực hiện bước đi này, những lớp bồi dưỡng cho các "nhà lãnh đạo tương lai" đã được tổ chức. Tại Hunggari, lớp "bồi dưỡng chống đối phi bạo lực" (tháng 3-2000) đã truyền kinh nghiệm tiến hành cách mạng màu sắc cho hơn 20 nhân vật chống đối của Nam Tư, Sakashvili cũng đã đến Nam Tư học tập phương pháp đảo chính phi bạo lực để rồi sau đó trở thành Tổng thống Grudia. Các loại "Văn phòng thúc đẩy dân chủ" đã được thành lập ở nhiều nước: Nam Tư năm 2000, Grudia năm 2003, và sau đó là Ucraina và Kyrgyzstan...
6T
Bước thứ ba, chọn thời cơ đột phá, phát động "cách mạng đường phố".
6T
Qua các cuộc cách mạng màu sắc gần đây ở một số nước, có thể thấy thời điểm thích họp thường là lúc diến ra bầu cử. Kịch bản "bầu cử" được phối hợp thực hiện rất chặt chẽ, nội công, ngoại kích. Bên ngoài, các thế lực ủng hộ phe đối lập gây ảnh hưởng tối đa lên nước "đối tượng" bằng những tuyên bố, phát biểu, hứa hẹn: - nếu thủ lĩnh phe đối lập lên nắm chính quyền thì đất nước sẽ được viện trợ lớn từ phương Tây; - nếu phe đối lập thắng cử, lệnh cấm vận sẽ được dỡ bỏ; - nếu chính quyền đương nhiệm không bảo đảm
được những chuẩn mực dân chủ, thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ (kiểu tuyên bố này cùng với các công cụ kinh tế đã góp phân tạo ra hàng rào bảo vệ cho các hoạt động của phe đối lập);... Bên trong, các cuộc biểu tình được phát động triền miên, gây nên một tình trạng mất ổn định xã hội, bầu cử diễn ra trong tình trạng lòng dân hoang mang, lực lượng an ninh và quân đội hầu như đứng ngoài các biến động. Nếu tất cả những hoạt động này không mang lại thắng lợi cho phe đối lập thì giai đoạn hai sẽ được tiến hành với lý do có sự "gian lận bầu cử". Phủ nhận kết quả bầu cử và bầu cử lại, là mục tiêu tiếp theo của phe đối lập. Trong các cuộc bầu cử lại ở Kyrgystan hoặc Ucraina, phe đối lập đã lật ngược được thế cờ và giành chính quyền qua bầu cử. Tuy nhiên, tại một số nước khác, tình hình không thuận lợi đối với phe đối lập, họ thất bại ngay cả trong lần bầu cử lại, đến lúc này, phe đối lập dùng bạo lực đường phố để cướp chính quyền.
6T
Giai đoạn thực hiện can thiệp, lật đổ: Giai đoạn này sẽ được tiến hành khi lực lượng chính trị trong nước đã được tổ chức, các hoạt động tuyên truyền gây dư luận được tiến hành rất mạnh mẽ với việc sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông nhằm gây sức ép trên nhiều lĩnh vực đối với chính quyền đương nhiệm. "Cách mạng màu sắc" nổ ra ở các nước SNG vừa có vai trò của thế lực bên ngoài, cũng có nguyên nhân trong nội bộ chính những nước đó. Các quan chức chính phủ tham ô hủ bại, kinh tế lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn V.V.. là nguyên nhân dẫn tới "cách mạng màu sắc". Sau khi tiến hành "Tây hóa" Liên Xô và Đông Âu, Mỹ và các nước lớn phương Tây khác đã triển khai một cuộc tiến công "dân chủ" mới đối với các nước Liên Xô cũ đang trong thời kỳ chuyển đổi mô hình, dự định thông qua tiến trình "tái Tây hóa" để phân hóa SNG, cô lập và kiềm chế Nga. Cơ hội để thực hiện giai đoạn này thường xuất hiện khi chính quyền đương nhiệm xuất hiện một số vấn đề làm mất lòng nhân dân, như tham nhũng, vi phạm nhân quyền, xuất phát từ những sai lầm của chính quyền các nước về đường lối đối nội và đối ngoại khiến cho người dân ngày càng mất lòng tin vào đảng cầm quyền, vào sự điều hành của Chính phủ và người đứng đầu đất nước. Điểm chung đối với tất cả các nước thành viên SNG là cơ cấu chính trị kém phát triển và thiếu vắng cơ cấu đảng phái hiệu quả, các vấn đề nghiêm trọng trong việc thực hiện nhân quyền cũng như mức độ tham nhũng cao trong
các tổ chức quyền lực. Tất cả những điều đó tạo điều kiện cho sự bùng nổ những cuộc cách mạng màu sắc có sự giúp đỡ tích cực từ bên ngoài. Thời điểm nổ ra các cuộc cách mạng màu sắc thường được chọn khi diễn ra các cuộc bầu cử.
6T
Trong thời gian nước sở tại tiến hành bầu cử, các lực lượng đối lập sẽ có những hành động can thiệp như tuyên truyền kích động dân chúng đi biểu tình phản đối chính quyền, mua cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên đối lập, thăm dò dư luận ngay tại các điểm bầu cử với tỉ lệ ủng hộ luôn nghiêng về ứng cử viên đối lập. Nếu xuất hiện kết quả bất lợi cho ứng cử viên được Mỹ hậu thuẫn thì dân chúng sẽ được kích động xuống đường biểu tình phản đối với lý do có gian lận và không minh bạch trong bầu cử, đòi hủy bỏ kết quả bầu cử, đòi những người lãnh đạo chính quyền đương nhiệm phải từ chức, thậm chí lực lượng đối lập còn ngang nhiên tuyên bố thắng cử và người đứng đầu lực lượng đối lập tự tuyên bố là Tổng thống hoặc Thủ tướng. Khi chính quyền còn chưa kịp có biện pháp đối phó thì Mỹ và các đồng minh nhanh chóng công nhận chiến thắng của phe đối lập và hậu thuẫn cho ứng cử viên đối lập lên nắm quyền, đồng thời tuyên bố các biện pháp răn đe, trừng phạt nêu chính quyền đương nhiệm không công nhận kết quả thắng cử.
6T
Các cuộc "cách mạng đường phố", hay "cách mạng màu sắc" đã thành công ở một số nơi, nhưng cũng nếm mùi thất bại tại không ít nước. Kiểu cách mạng này đã thất bại tại Ajerbaijan, Uzbekistan, Belarus... Còn tại Kyrgyzstan, mặc dù chính quyền thay đổi, song đường lối vẫn thiên về Nga, tức là phương Tây không giành được thắng lợi tuyệt đối tại nước này. Vậy điều gì quyết định sự xuất hiện và thành bại của những cuộc cách mạng màu sắc?.
6T
Trước hết, yếu tố nội tại mang tính chất quyết định. Xuất phát từ những sai lầm của đảng cầm quyền, của chính quyền trong quá trình chỉ đạo, điều hành đất nước, các thế lực đối lập đã tạo ra được môi trường nhen nhóm, tổ chức lực lượng, phát động quần chúng.'
6T
Có thể thấy, hầu hết các cuộc "cách mạng màu sắc " thường diễn ra tại những nước mà công cuộc cải cách kinh tế đang được tiến hành, tuy nhiên, kết quả của công cuộc cải cách chưa được khẳng định chắc chắn, lạm phát chưa bị kiềm chế, trong khi đó sự phân
hóa giàu nghèo đã trở thành một thực tế hiển hiện, gây nên sự bất mãn trong quần chúng nhân dân. Ở các nước hậu Xô viết, nơi xảy ra cách mạng màu sắc, nền kinh tế nhìn chung vẫn lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân xuống cấp, hàng hóa, thực phẩm khan hiếm.
6T
Các sai lầm do sự yếu kém trong lãnh đạo đất nước của chính quyền làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền ngày càng tích tụ và bị bên ngoài lợi dụng. Thêm vào đó, đảng cầm quyền đã chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh. Hiện tượng bố trí sai cán bộ trong hệ thống lãnh đạo là khá phổ biến, cán bộ mắc khuyết điểm nặng, cán bộ thoái hóa, biến chất, vẫn được sắp xếp vào những vị trí quan trọng. Tình trạng hối lộ, tham nhũng, lợi dụng chức quyền làm giàu cho bản thân đã lên tới mức báo động. Uy tín của chính quyền và đảng cầm quyền "tụt dốc", khó có thể kìm hãm.
6T
Tình trạng tản quyền cũng là một yếu tố làm suy yếu nhanh chóng chính quyền trung ương. Mặt khác, lực lượng quân đội, lực lượng an ninh và tình báo bị đặt ra ngoài lề cuộc sống chính trị, tạo ra một trạng thái ảo về việc sử dụng lực lượng vũ trang: "có mà không" - khi lực lượng vũ trang không chịu sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của đảng cầm quyền và của nhà nước. Đây cũng là sự nhầm lẫn chết người về khái niệm quốc phòng - an ninh, khi đồng nhất tuyệt đối quốc phòng - an ninh với chống ngoại xâm. Các trường hợp ở Uzbekistan, Ajerbaijan, Kazakhstan... cho thấy cách mạng màu sắc đã thất bại hoặc bị ngăn chặn từ trong trứng nước khi đảng cầm quyền và nhà nước sử dụng lực lượng quân đội, an ninh và tình báo đúng lúc. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc sử dụng lực lượng vũ trang, cần lưu ý đặc biệt tới tình trạng không phân rõ ranh giới giữa nhân dân bị lợi dụng và các phần tử gây bạo loạn trong các cuộc biểu tình. Tại các cuộc cách mạng màu sắc vừa qua, phần lớn nhân dân tham gia biểu tình chỉ vì muốn thoát ra khỏi cuộc sống khó khăn và phản ứng lại những hiện tượng tiêu cực của xã hội, chứ không ý thức được một cách sâu sắc về vai trò chính trị mà mình đang đóng. Giữa một đoàn biểu tình đầy kích động, khó có thể phân biệt được đâu là người bị xúi giục, đâu là kẻ chủ mưu, nếu không có tin tức tình báo. Như vậy, nếu sử dụng lực lượng vũ trang để giải tán đoàn biểu
tình, thì dễ bị rơi vào tình trạng "ta đánh ta", ở đây cần có sự tác động tích cực của các tổ chức quần chúng, do đảng cầm quyền chỉ đạo, ngay trong lòng các cuộc biểu tình.
6T
Yếu tố ngoại lai, là yếu tố tác động từ bên ngoài, nó quan trọng như "giọt nước làm tràn ly" đối với các cuộc cách mạng màu sắc. Thực tế cho thấy, không một cuộc cách mạng màu sắc nào mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cựu Tổng thống Kyrgyzstan Ashka Akaev (bị lật đổ ngày 24-3-2005, hiện cư trú chính trị tại Nga) khi trả lời phỏng vấn báo Độc lập (Nga) nhân một năm sau sự kiện "cách mạng hoa tuylíp", đã khẳng định: Phe đối lập được các thế lực bên ngoài hậu thuẫn. Tiền là thứ quan trọng nhất để tiến hành mọi việc và họ đã có được thứ đó. Ông cũng nói rằng: Kyrgyzstan phụ thuộc vào vốn của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới nên đã bị trói tay đối với hoạt động của các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ của mình. Tình hình tại Ucraina cũng chẳng khác bao nhiêu, trước khi bùng nổ cuộc cách mạng da cam, tại Ucraina đã có hơn 400 tổ chức quốc tế, 421 quỹ tài trợ quốc tế hoạt động.
6T
Sự hỗ trợ từ bên ngoài được thể hiện trên mọi mặt có liên quan đến cách mạng màu sắc. Về mặt tài chính, Mỹ và phương Tây thông qua các tổ chức quốc tế, các loại quỹ quốc tế, một số tổ chức phi chính phủ để chuyển Tiền viện trợ cho phe đối lập, tạo điều kiện vật chất cho các hoạt động chống đối. Mặt khác, nhằm thúc đẩy "tự do, dân chủ" và nền kinh tế tự do, đồng thời "trói tay", không cho chính quyền nước "đối tượng" ngăn cản hoạt động của phe đối lập, Mỹ đã có một chiến lược viện trợ thuộc lĩnh vực đối ngoại. Một trong những khoản viện trợ năm trong chiến lược lớn là, chẳng hạn, theo Randall B. Ripley và James M. Lindsay: "Viện trợ phát triển theo Đạo luật hỗ trợ dân chủ ở Đông Âu (SEED) năm 1989 và một số khoản của chương trình IMET (Chương trình giáo dục và huấn luyện quân sự) đã bắt đầu được rót vào Đông Âu từ năm tài chính 1990. Cho tới năm 1993, viện trợ SEED cho Đông Âu hằng năm đã đạt tới mức 400 triệu USD. Tuy nhiên, viện trợ cho các nước thuộc Liên Xô, bắt đầu từ năm 1992, mới gây ấn tượng hơn cả". Nhìn chung, viện trợ là một phương tiện rất thuận lợi trong việc chi phối đầu tư, nó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân để khu vực này ngày càng lấn át
kinh tế nhà nước, trên cơ sở đó, từng bước đưa kinh tế tư nhân đi vào quỹ đạo của Mỹ và phương Tây.
6T
ổ chức, huấn luyện nhân sự nòng cốt chuẩn bị cho bạo loạn chính trị và hoạt động truyền thống cũng là một khâu quan trọng, không thể thiếu sự giúp đỡ và tài trợ từ bên ngoài. Như đã nói ở trên, rất nhiều loại cơ quan mang tên "Văn phòng thúc đẩy dân chủ..." đã mọc lên tại những nước có cách mạng màu sắc. Đây là nơi lãnh đạo phong trào một cách thống nhất. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, trong mấy năm vừa qua, các phe phái đối lập tại nhiều nước thuộc Đông Âu, Liên Xô, đã hợp nhất lại trong một tổ chức, tạo thành lực lượng lớn, đủ sức tiến hành "cách mạng", ví dụ tại Nam Tư, hàng chục đảng đối lập đã thống nhất lại trong một tổ chức lớn mang tên "Liên minh các đảng đối lập". Để tiến hành kích động quần chúng, bôi nhọ lãnh đạo, bằng phương tiện truyền thống, các phe