Nhận xét về quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG.

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 75 - 81)

VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VẤN ĐỀ

3.1 Nhận xét về quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG.

ẢNH HƯỞNG GIỮA NGA VÀ MỸ Ở CÁC NƯỚC THUỘC SNG

VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VẤN ĐỀ

3.1 Nhận xét về quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG. nước thuộc SNG.

51T

»

Nga và Mỹ là hai cường quốc, mối quan hệ giữa hai nước này luôn chi phối cục diện thế giới. Trong những năm qua, cả Nga và Mỹ không ngừng tìm cách củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở mọi khu vực trên thế giới. Mỗi nước có những bước đi riêng để khẳng định tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Tham vọng của cả hai nước là rất rõ ràng, do đó quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở khu vực SNG sẽ còn nhiều phức tạp.

Có thể khẳng định rằng, quan hệ Nga - Mỹ giờ đây không còn coi nhau như "kẻ thù" song cũng chưa phải là "đồng minh" bởi cả hai vẫn còn rất nhiều bất đồng và nghi ngờ lẫn nhau. Nga muốn xây dựng với Mỹ quan hệ bạn bè, đối tác bình đẳng. Song điều này không dễ gì được Mỹ chấp nhận. Nếu xét về thực lực, Nga giờ đây ngoài sức mạnh hạt nhân khiến Mỹ e ngại, không còn sức mạnh nào tương đương với Mỹ để được chấp nhận là một đối tác bình đẳng.

Thứ nhất, trong thời gian qua, cạnh tranh Nga - Mỹ ở khu vực SNG luôn có những diễn biến thăng trầm. Có những lúc dường như Nga đã đánh mất "sân sau" của mình khi Mỹ liên tiếp có những hành động "lấn sân" như đóng quân tại các nước Trung Á, tiến hành cách mạng màu sắc tại một số nước SNG. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước Nga sau khi lấy lại vị trí của mình trên trường quốc tế đã có những hành động "đáp trả" lại, có những chính sách cứng rắn đối với các nước SNG có ý đồ ngả về phía Mỹ và phương Tây. Ngay cả các nước SNG cũng có những hành động không nhất quán trong chính sách đối với hai cường quốc này. Trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremli vào đầu tháng 11 - 2008, Uzbekistan và Nga đã kí kết Hiệp ước Phòng thủ song phương. Ngay sau lê kí kết, tổng thống Uzbekistan Islam Karimov phát biểu : "Bằng cách kí hiệp ước này ... một lần nữa, chúng tôi đã xác định người sẽ cùng

chúng tôi xây dựng nên tương lai của đất nước. Nga là đối tác, đồng minh đáng tin cậy nhất của chúng tôi." Lời phát biểu của tổng thống Islam Karimov hoàn toàn trái với tình hình cách đây vài năm, khi mà Mỹ mới chính là "người bạn quốc tế tâm đầu ý hợp nhất" của Uzbekistan và mối quan hệ với Nga, "ông chủ cũ" có vẻ lạnh nhạt hơn.Thái độ thay đổi của Uzbekistan đã phản ánh rát rõ cục diện ảnh hưởng chung của Mỹ và Nga.

Đáp lại việc Mỹ ra sức lôi kéo các nước láng giềng của Nga về phía mình, năm 2008, Nga đã thực hiện chiến lược thọc sâu vào "sân sau" của Washington. Có lẽ chưa bao giờ, giới chức Nga lại đẩy mạnh hợp tác về mọi mặt với "sân sau" của Mỹ như hiện tại. Có thể nói quan hệ giữa Nga và Mỹ La-tinh chưa bao giờ nồng ấm như hiện nay. Những tuyên bố thể hiện 35Tsự 35Tđánh giá cao vai trò của nhau được đưa ra, nhiều văn kiện hợp tác được ký kết. Thủ tướng Putin tuyên bố sẽ đưa quan hệ với Mỹ La-tinh trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga. "Mỹ La-tinh là mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thế giới đa cực đang hình thành", ông Putin từng nói như vậy trong cuộc gặp Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, đồng minh chiến lược mới của Nga. Cùng với việc Venezuela "trải thảm đỏ" đón Tổng thống Medvedev, các tàu chiến Nga hiện diện oai phong trên biển Caribe chuẩn bị cho cuộc tập trận chung với hải quân nước này. Tháng 9-2008, Nga đã đưa hai máy bay ném bom chiến lược TU-160 tới Venezuela, đánh dấu 35Tsự 35Ttrở lại Tây bán cầu lần đầu tiên của chiến đấu cơ Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Điều làm Washington hết sức lo ngại là Nga không loại trừ khả năng thiết lập căn cứ quân sự ở Venezuela và tái hiện diện quân sự tại Cuba. Sự biểu dương sức mạnh này phải chăng là "sự trả đũa" đối với việc Washington đang "lấn sân" tại khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga? Nhân chuyến thăm Nga của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, lãnh đạo hai nước cam kết họp tác chặt chẽ hơn, thông qua việc ký kết một số thỏa thuận, trong đó có việc Nga cho Venezuela vay 1 tỷ USD để mua thiết bị quân sự, thành lập một tổ hợp liên doanh Nga - Venezuela giữa công ty năng lượng PDVSA (Petroleos De Venezuela) và các tập đoàn năng lượng của Nga như Gazprom, Rosneft, TNK-BP, Surgutneftegaz và Lukoil để

phát triển các mỏ dầu ở Venezuela trong bối cảnh Nga đang tìm cách tiếp cận các thị trường năng lượng của Mỹ. Đây là chuyến thăm Nga thứ hai của ông Chavez chỉ trong vòng hai tháng. Chuyến công du của Tổng thống Hugo Chavez diễn ra trong bối cảnh tàu chiến Nga đang hướng tới bờ biển Venezuela để chuân bị cho cuộc tập trận hải quân. 4 tàu Nga cùng 1 .000 binh sĩ đã tham gia cuộc diễn tập hải quân chung với Venezuela tại các vùng lãnh hải của Venezuela trên biển Caribe từ ngày 10 đến 14 - 1 1 - 2008. Bên cạnh đó, Nga cũng thắt chặt quan hệ với một số quốc gia Mỹ La-tinh khác như Bolivia, Nicaragua, Ecuador... Nicaragua là quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Nga công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Giới quan sát cho rằng, cuộc tập trận này sẽ đánh dấu hành động đầu tiên của Nga tại "sân sau" của Mỹ, kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Động thái này cũng chứng tỏ sự thất vọng ngày càng lớn của Nga trước điều mà họ đang chứng kiến, đó là sự can thiệp của Mỹ vào "sân sau" của Nga, như Gruzia và vị trí của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ gần biên giới Nga.

Nga đang thực hiện hàng loạt biện pháp về tổ chức kinh tế và tài chính để củng cố ảnh hưởng của mình tại không gian SNG. Điều này thể hiện rõ qua những tuyên bố của Tổng thống Dmitri Medvedev cùng những hành động của Điện Kremli. Đây là những tín hiệu khẳng định ưu tiên đặc biệt với không gian SNG trong chính sách đối ngoại mà Nga sẽ tích cực triển khai trong bối cảnh các nước phương Tây đang từng bước mở rộng hiện diện ở khu vực không gian hậu Xô viết.

Ngoài việc thành lập Cơ quan Liên bang Nga về SNG, bố trí tổng thể đại sứ quán Nga tại các nước SNG, đáng chú ý là đầu tháng 7 - 2009, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã chỉ đạo chiến dịch chung lần đầu tiên mang tên "Thiện chí - 2009" nhằm ngăn chặn hoạt động tội phạm ở khu vực biên giới của cộng đồng. Đây là kết quả của cuộc gặp Hội đông Tham mưu lực lượng biên phòng các nước SNG vừa kết thúc trên đảo Xakhalin ở vùng Viễn Đông (Nga). Cùng với những bước đi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau cuộc xung đột quân sự với Grudia tại Nam Osetia, việc Nga xúc tiến hàng loạt hoạt

động hợp tác trong không gian được coi là truyền thống của mình cho thấy, Moskva đang quyết giành lại thế chủ động trong ván bài địa - chính trị với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực này. Đây cũng là những nước "phản pháo" đây hiệu lực trước phương Tây sau29Tt 29T36Tf

những động thái ân dưới hình thức chương trình "Đối tác phương Đông", nhằm cản trở sự hỗ trợ giữa các đối tác trong SNG khi toan tính tạo lập "vành đai chống Nga".

Rõ ràng, cuộc tranh giành ảnh hưởng tại không gian SNG đang bước vào giai đoạn mới. Ở đó, phương Tây tiếp tục theo đuôi chính sách phân hóa cô lập Nga và làm tan rã SNG vốn bị chia rẽ sâu sắc theo hai xu hướng thân Nga và gần gũi phương Tây. Giành được khu vực xung yếu chiến lược này, ngoài mục đích khép một thế "gọng kìm" bao vây Nga, kiềm chế Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên, phương Tây hy vọng kiểm soát được cả một hành lang năng lượng khổng lồ đáng tin cậy. Còn về phía Nga, trong bối cảnh đã vượt qua các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống sau khi Liên Xô sụp đổ và giành lại địa vị vốn có trên trường quốc tế, nước Nga không còn bất lực đứng nhìn những bước đi công khai của Mỹ và EU nhằm giành ảnh hưởng tại khu vực an ninh truyền thống. Một chiến lược đài hạn để chèo lái đất nước đã được Moskva xây dựng và điều chỉnh dựa trên vị thế mới. Theo đó, Nga không thể bỏ qua những con chủ bài vốn phát huy sức mạnh hiệu quả trong thời gian qua, đó là mối quan hệ truyền thống trong không gian hậu Xô-viết; một tiềm lực quân sự; nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào và một nền kinh tế đang khởi sắc dù không tránh khỏi những tác động tiêu cực của "bão" tài chính toàn cầu. Vì thế, dù khẳng định theo đuôi một chính sách đối ngoại "có lý trí, thực dụng" và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới, Moskva cũng không ngại ngần tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự đê bảo vệ quyền lợi quốc gia.

Có thể thấy rằng, trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với phương Tây hiện nay, nước Nga không chỉ dựa vào con bài kho vũ khí hạt nhân của thời Chiến tranh lạnh, mà còn tin vào sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của mình.

Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng, việc Moskva vận dụng linh hoạt các

ván bài quân sự, kinh tế và năng lượng là một lựa chọn đúng đắn, một chiến lược dài hạn để tạo đà phát triển bên vững cho đất nước, đồng thời bảo đảm an ninh trong khu vực ảnh hưởng truyền thống.

Cuộc tranh giành ảnh hưởng Mỹ - Nga đang bước vào giai đoạn mới và có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới bố cục chiến lược của châu Âu thời gian tới. Sau khi đưa hầu hết các nước Đông Âu và 3 nước Baltic (Litva, Estonia, Latvia) vào NATO và EU, Mỹ và phương Tây đang nhòm ngó vào các nước SNG và ngay cả Liên bang Nga. Họ ra sức thúc đẩy cái gọi là cuộc cách mạng màu sắc, khuyên khích phe đối lập chống Nga trong các nước SNG nổi lên lật đổ chính quyền thân Nga, thành lập chính quyền thân phương Tây. Bằng cái gọi là các cuộc cách mạng: "hoa hồng" ở Grudia, "da cam" ở Ucraina và "hoa tuylíp" ở Kyrgyzstan, Mỹ và phương Tây đã giáng những đòn mạnh vào sự toàn vẹn của khôi SNG. Việc Ucraina và Grudia xin gia nhập NATO (được Tổng thống Bush công khai ủng hộ) là động thái và hệ quả chính sách từ lâu của Mỹ. Trong cuốn sách Ván cờ lớn (1997) z. Brezinski, nguyên cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ (1978-1981), đánh giá về tầm quan trọng của Ucraina như sau: Để mất Ucraina, Nga không còn là một nền kinh tế công nghiệp giàu tiềm năng; mất địa vị ưu thế chiến lược ở Biển Đen, không còn là cường quốc Âu - Á và sẽ chỉ còn là một cường quốc ở châu Á. Hiện nay, Mỹ và phương Tây đang ra sức ủng hộ phái chống đối ở Belarus nổi dậy chống chính quyền và ủng hộ việc thiết lập một liên minh chống Nga trong tổ chức Hiệp ước an ninh chung (GUUAM) do Ucraina đề xướng, bao gồm Grudia, Ucraina, Uzbekistan, Ajerbaijan và Moldova. Tổ chức này đang định lôi kéo thêm 3 nước Baltic và Ba Lan. Ngoài ra, họ còn tìm cách lôi kéo thêm các nước thành viên SNG rời bỏ Nga để gia

nhập tổ chức trên, nhằm đạt được mục tiêu làm tan ra SNG và tạo ra một thế lực châu Âu "mới" thân Mỹ tại Đông Âu.29Tr \

Tuy nhiên, do còn phải phụ thuộc vào Nga, nhất là dầu khí, nên nội bộ các nước trên bị chia rẽ thành hai phái, thân Nga và thân phương Tây. Thực lực của hai phái này tương đương nhau. Thêm vào đó, do Mỹ vẫn chưa đủ nguồn nhiên liệu cung cấp cho họ, nên các nước Đông Âu và nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cho dù tách khỏi Nga, cũng vẫn rất thận trọng trong chính sách đối với Nga.

Thứ hai, trong thời gian tới, cạnh tranh Nga - Mỹ ở không gian SNG sẽ còn diễn ra gay gắt. Nguyên nhân là do mâu thuẫn mục tiêu chiến lược và mâu thuẫn lợi ích kinh tế, chính trị giữa hai nước ở khu vực. Mục tiêu lâu dài của Mỹ đối với Nga là kiềm chế Nga, không cho phép nước này trở thành cường quốc có khả năng đe dọa bá quyền Mỹ. Trong khi đó, Nga không từ bỏ ý đồ xây dựng địa vị nước lớn. Hai mục tiêu trái ngược này kéo chính sách đối ngoại của hai nước theo hai hướng khác nhau. Mặt khác, mâu thuẫn chiến lược đó còn là nguồn gốc của mâu thuẫn lợi ích địa - chính trị và địa - kinh tế giữa Nga và Mỹ. Về mặt địa - chính trị, khu vực này là một trọng điểm chiến lược trên bàn cờ Âu - Á mà Mỹ không thể bỏ qua trên con đường tìm kiếm bá quyền toàn cầu. Khống chế được khu vực này, Mỹ nắm được một mắt xích quan trọng nhất trong vành đai chiến lược bao vây "chú gấu trắng Bắc Cực".29Tr

Còn đối với Nga, đây được coi là sân sau, là vùng đệm an ninh bất khả xâm phạm.

Thứ ba, quan hệ Nga - Mỹ ở khu vực SNG diễn ra trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Với xu thế phát triển của thời đại, Nga và Mỹ cần phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề trong không gian SNG nói riêng và các vấn đề toàn cầu nói chung. Ông Sergey Lavrov rất có lý khi nhận xét rằng, thời kỳ cứng nhắc, không khoan nhượng, dựa trên nguyên tắc các khối... đã qua, thế giới hiện đại cần áp dụng nền ngoại giao linh hoạt và mềm dẻo, có thể thay đổi tùy thuộc vào tùng hoàn cảnh. Ngoài ra, cả hai nước đều nhìn thấy những "cái

được" khi hợp tác với nhau. Những diễn biến trong cuộc chiến Nga - Grudia vào tháng 8 - 2008 cho thấy rằng, dù rất "khó chịu" khi Nga tấn công Grudia nhưng Mỹ vẫn phản ứng rất thận trọng, luôn tìm những biện pháp giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại. Tuy nhiên, sự hợp tác đó cũng không thể che giấu được mâu thuẫn giữa hai nước về những lợi ích trong khu vực. Xét về phương diện chiến lược, Nga và Mỹ đang là những siêu cường quân sự hàng đầu thế giới. Trong không gian Á - Âu, sự va chạm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai bên là đương nhiên. Từ Đông Âu đến Trung Đông, từ Trung Á đến vùng Kavkaz, mỗi nước cờ của bên này ngay lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến toan tính chiến lược của bên kia. Không những thế, những động thái của mỗi bên cũng sẽ ảnh hưởng tới cục diện kinh tế, chính trị thế giới.

Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, cũng phải thấy rằng quan hệ giữa hai nước giờ đây có nhiêu ràng buộc hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nga và Mỹ không còn trong tình thế đối đầu về ý thức hệ. Lợi ích kinh tế đan xen buộc cả Washington và Moskva phải có cái nhìn hiện thực và kiềm chế trong hành động để không đẩy căng thẳng đi quá xa. Đơn cử việc Nga hiện nay là nước xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ hàng đầu thế giới, trong khi Mỹ là nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lửa lớn nhất thế giới. Đó là còn chưa kể đến những quan ngại chung như nguy cơ khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và trước mắt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)