7T 2.3 Vấn đề mở rộng NATO sang

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 53 - 59)

TRANH LẠNH.

7T 2.3 Vấn đề mở rộng NATO sang

2.3. Vấn đề mở rộng NATO sang phía đông 29T r r r 6T

Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc, tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi, song quan hệ Nga - Mỹ vẫn được xem là nhân tố cơ bản trong mối quan hệ quốc tế. Trong mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh này, cả hai nước đều tìm thêm sức mạnh cho mình bằng việc thiết lập các mối quan hệ với các cường quốc khác trên thế giới, tạo ảnh hưởng của mình ở các khu vực. Biểu hiện đặc biệt rõ nét của mối quan hệ này thông qua việc hai cường quốc giải quyết các vấn đề ở châu Âu và châu Á — hai châu lục có ý nghĩa "sống còn" trong chiến lược an ninh quốc gia của cả hai nước.

6T

Châu Âu là đồng minh của Mỹ, là quê hương của đại đa số người Mỹ. Hơn nữa, theo thuyết địa - chính trị của các nhà lý luận chính trị phương Tây thì châu Âu được coi là "vùng trái tim" của thế giới, ai thống trị được vùng này, người đó có thể kiểm soát được cả thế giới. Vì thế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đều ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu. Cuộc tranh giành quyền lực ở khu vực này đã đưa đến sự ra đời của hai khối quân sự đối địch nhau NATO và Varsawa.

6T

NATO là một liên minh quân sự do Mỹ chủ xướng thành lập sau bản Hiệp ước ký ở Washington ngày 4 - 4 - 1949. Ban đầu, khối này gồm 12 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Há Lan, Lurxemburg, Canada, Đan Mạch, Icerland, Na Uy, Italia và Bồ Đào Nha), về sau kết nạp thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982). Hiện nay số lượng thành viên của NATO đã lên đến 27 nước.

6T

Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, khối quân sự Varsawa cũng giải thể theo, Sự đối lập về quân sự ở châu Âu không còn nữa, NATO không có lý do gì để tồn tại. Tuy

nhiên, Mỹ không dễ dàng đồng ý với quan điểm này bởi NATO là nền tảng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, là công cụ để Mỹ khống chế đồng minh cũng như các nước khác. Việc Liên Xô tan rã, sự xuất hiện những "khoảng trống quyền lực" ở Đông Âu và trên lãnh thổ Liên Xô trước đây đã thúc đẩy giới cầm quyên Mỹ ngày càng tích cực thực hiện chiến lược can dự sâu hơn vào khu vực có tầm quan trọng đặc biệt này. Có thể nói, việc Mỹ hóa toàn bộ châu Âu đã trở thành mục tiêu chính của giới cầm quyền Mỹ, và chính sách của Mỹ đối với Nga cũng như với các nước thuộc Liên Xô trước đây đều nhằm phục vụ cho mục tiêu đó. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO là sợi dây liên hệ chính giữa Mỹ và châu Âu. Z.Brezinski cho rằng: Liên minh Đại Tây Dương đang gắn chặt ảnh hưởng chính trị và sức mạnh

6T

quân sự của Mỹ trực tiếp vào lục địa Âu - Á. Nếu không có những mối liên hệ chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương, vị thế hàng đầu của Mỹ ở lục địa Âu – Á sẽ mau chóng tàn tạ" (50, tr67,68). Mặt khác, không giống với các thể chế an ninh khác ở châu Âu, NATO có ba đặc điểm được Mỹ đánh giá cao: thứ nhất, NATO có sức mạnh quân sự hùng hậu nhất; thứ hai, vị trí Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu (SACEUR) của NATO luôn do người Mỹ năm giữ; thứ ba, NATO là cơ sở pháp lý cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu. Tất cả những điều này cho phép Mỹ phát huy ảnh hưởng của mình đối với các vấn đề an ninh, chính trị tại châu lục này. Sau khi khối Varsawa giải thể và Liên Xô tan rã, NATO cũng gặp phải nhiều vấn đề như nếu NATO tiêp tục tồn tại thì nhiệm vụ của nó sẽ là gì? NATO cần phải thay đổi như thế nào? Để giải quyết những vấn đề trên, Mỹ chủ trương củng cố, hiện đại hóa và mở rộng NATO, mở cửa đón nhận thêm thành viên mới. Chính quyền Mỹ cho rằng, việc mở rộng NATO sẽ giúp biến tổ chức này thành một công cụ hữu hiệu hơn trong việc bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích khu vực cũng như toàn cầu của Mỹ.

6T

Quá trình điều chỉnh chiến lược của NA TO bắt đầu được triển khai từ năm 1990. Tại Hội nghị thượng đỉnh London tháng 7 - 1990, NATO đưa ra lời kêu gọi thay đổi chiến lược và cơ cấu quân sự, ra tín hiệu cho Liên Xô và các Chính phủ Đông Âu rằng họ sẽ hoan nghênh các cuộc tư vấn quân sự nhằm giải quyết mâu thuẫn và giảm khả

năng xảy ra chiến tranh. Tháng 11 - 1991, tại Hội nghị thượng đỉnh Roma, NATO thông qua khái niệm chiến lược mới và thành lập Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NACC) với quyết tâm ngăn chặn sự bất ổn định vê chính trị ở Đông Âu bởi các cuộc khủng hoảng như xung đột sắc tộc Nagorno — Karabahk thuộc Azerbaijan.r

6T

Mặc dù Bush đã thuyết phục được Nga tham gia NACC nhưng đến thời Clinton lại phải đối mặt với một tình trạng phức tạp hơn về mối quan hệ lâu dài giữa NATO và Nga. Năm 1994, tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels, NATO chính thức đưa ra sáng kiến mở rộng cửa tiếp nhận thêm các thành viên mới. Mở rộng NATO không bao giờ nằm ngoài toan tính của Mỹ nhằm bao vây, thu hẹp tầm ảnh hưởng của Nga, từ đó có thể khống chế Moskva về mặt ngoại giao, dễ dàng tranh giành quyền lợi địa - chính trị và địa - kinh tế ở các nước thuộc Liên Xô trước đây.

6T

Tháng 9 - 1995, các thành viên NATO đã chuẩn y các văn kiện để làm dễ dàng cho quá trình tham gia NATO. Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher nói: "NATO đã cam kết nhận thêm thành viên mới, NATO không nên và sẽ không để các nước dân chủ đứng ở phòng chờ mãi mãi".

6T

Chính sách "hướng Đông" của NATO được bộc lộ rõ nét trong Hội nghị Mardrid vào tháng 7 - 1997 và được cụ thê hóa với việc kết nạp thêm ba thành viên mới (Ba Lan, Czech, Slovakia).

6T

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi Tổ chức Hiệp ước Wasawa (liên kết Liên Xô trước đây và các nước XHCN Đông Âu) giải tán, đã vang lên khá nhiều kiến nghị đòi giải tán cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với lý do đã không còn tồn tại thế đối đầu Đông - Tây trên "lục địa cổ" nữa. Tuy nhiên, tình hình đã không diễn ra như thế.

6T

Hiện nay, NATO vẫn giữ cho mình không chỉ quyền tồn tại, mà còn không ngừng theo đuổi những kế hoạch mở rộng biên giới NATO sang phía Đông, tới sát cửa ngõ nước Nga. Tại Bucharest lại có ba nước trên bán đảo Balkan được kết nạp làm thành

viên mới của NATO là Albania, Croatia và Macedonia. Ngày 20 - 2 - 2009, Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer nhắc lại, khối quân sự này sẽ tiếp tục mở rộng cửa chào đón Gruzia và Ukraine gia nhập tổ chức. Gruzia và Ukraine đang phấn đấu hết mình để trở thành thành viên của khối NATO từ rất lâu. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tháng 4 - 2008, khối này đã từ chối trao Quy chế Hành động thành viên (MAP) cho Gruzia và Ukraine. MAP là một chương trình của NATO, gồm các hoạt động tư vấn, hỗ trợ những nước muốn trở thành thành viên của khối cùng với sự nỗ lực của các quốc gia đã gia nhập NATO. Các nước nhận được MAP không được tham gia vào nhiều quyết định của NATO nhưng đây được coi là một bước đi cần thiết trên đường gia nhập NATO.

6T

Có một sự thật là, đối với phương Tây, dù Liên bang Xô viết đã tan rã, nhưng Moskva vẫn tiếp tục tồn tại như một nguy cơ tiềm ẩn, bất chấp những lời tuyên bố tỏ vẻ rất hữu nghị và những nụ cười tươi của các chính khách các bên khi gặp gỡ.

6T

Mặc dù các nhà lãnh đạo phương Tây không ngớt lời khẳng định rằng, việc mở rộng NATO sang phía Đông không có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích chiến lược và chiến thuật của Nga, nhưng nước Nga không bao giờ nuôi ảo tưởng này. Và Moskva dưới thời Tổng thống Putin với tiềm lực đã và đang được gia tăng đáng kể của mình, chắc chắn không chịu khoanh tay đứng nhìn.

6T

Cũng có thể hiểu được lý do của một số nước Đông Âu hay một số nước Cộng hòa từng thuộc Liên bang Xô viết trước đây đang muốn trở thành thành viên NATO. Là những quốc gia nhỏ, họ muốn thông qua NATO vừa để tìm ô bảo trợ vệ an ninh trước những đe dọa có thể có từ các nước lớn hơn trên châu lục, vừa muốn thông qua vị trí thành viên NATO tìm lôi tiếp cận với các liên minh kinh tế của phương Tây nhằm giành lấy cơ hội phát triển cho mình.

6T

Với vị thế của mình trên bản đồ chính trị châu Âu cộng thêm những yếu tố lịch sử truyền thống khác, Liên bang Nga không thể trở thành thành viên NATO.Và Moskva cũng không thể để cho mình bị lép vế trước các cường quốc phía Tây và "ngồi

khóc ở trong góc" (chữ dùng của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov) mặc cho phương Tây lôi kéo đồng minh ở khu vực vẫn được coi là không gian ảnh hưởng truyền thống của mình. Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng tuyên bố rằng, Nga "sẵn sàng hợp tác với Mỹ và NATO, song kiên quyết chống lại những âm mưu gây phương hại tới lợi ích của Nga".

6T

Mặc dù Washington và NATO biện minh và trấn an hay có những động tác như thế nào cũng không thể giảm bớt nỗi lo lắng có thực từ nước Nga. Cùng với việc NATO mở rộng sang phía Đông, lực lượng vũ trang Mỹ đang từng bước áp sát biên giới Nga, đặt Nga vào thế bị o ép, bao vây bờ biển Đen.

6T

Học thuyết quân sự và chiến lược an ninh Nga công bố năm 1999 và 2000 đều coi NATO là đối thủ quân sự chủ yếu của Nga và coi việc ngăn chặn NATO mở rộng sang phía Đông là trọng điểm chiến lược. Sự kiện mở rộng NATO cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đánh giá là "bước đi hung hăng" của NATO, đồng thời cảnh báo Nga sẽ đánh giá lại kế hoạch quân sự của mình sau "chiến lược hung hăng" của NATO.r

6T

Nhìn bề ngoài, quyết định mở rộng NATO để kết nạp Ucraina và Grudia phản ánh một đạt mở rộng quân số thông thường của NATO lần thứ ba tiếp theo sau hai đạt mở rộng kết nạp các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết trước đây sau khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hai đợt mở rộng năm 1999 và 2004 được đánh giá là thành công vì đã góp phần làm bình ổn quá trình quá độ của các nước Đông Âu sang một hệ thống chính trị và xã hội mới. Tuy nhiên, điểm mới trong đợt mở rộng kết nạp Ucraina và Grudia vào NATO lần này là ở bối cảnh chính trị của nó. Nước Nga vào những năm đầu của thế kỷ XXI khác với nước Nga trong thập niên cuôi cùng của thế kỷ XX: hùng mạnh hơn, tự tin hơn và quyết đoán hơn trong quan hệ quốc tế nhờ đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế do cải cách trong nước và giá tài nguyên tăng đột biến, đặc biệt là dầu khí. Do đó, đối với Nga, việc NATO dự định kết nạp Grudia và Ucraina - hai nước láng giềng nằm sát nách biên giới phía Đông của Nga bị

Nga coi là một hành động đe dọa an ninh đất nước mình. Qua các phát biểu của Tổng thống Putin, có thể thấy rõ sự nghi ngờ của Nga về động cơ của Mỹ và phương Tây trong việc kết nạp Grudia và Ucraina. Theo Nga, đó là hành động nhằm kiềm chế và đe dọa an ninh của Nga. Khi tới Buchares tham dự lễ bế mạc Hội nghị cấp cao NATO vào đầu tháng 4 - 2008, Tổng thống Putin đã có những lời lẽ rất rõ ràng tố cáo các nhà lãnh đạo của khối NATO đang mưu toan mở rộng liên minh này về phía Đông mà không tính đến những lợi ích của Nga. Putin nói: "Sự có mặt một khối quân sự tại các đường biên giới của chúng tôi đã được ký tại điều 6 của Hiệp ước Wasington chỉ có thể bị Nga coi là một mối đe dọa đối với nền an ninh của mình". Nhìn trên bản đồ địa - chính trị khu vực này, có thể hiểu những lo lắng của Tổng thống Putin. Với việc Ba Lan, Hungaria, Cộng hòa Czech gia nhập NATO năm 1999, quân đội của khối này đã tiến thêm về hướng Đông 650 - 750 km và về hướng Nam 500 km. Nhờ kết nạp Estonia, Latvia, Litva mà quân đội của NATO tiến thêm vê hướng Đông 300 — 500 km. Bây giờ nếu Grudia và Ucraina gia nhập NATO có nghĩa là tạo ra điểm "giáp lá cà" giữa lực lượng vũ trang Nga và NATO. Trong khi đó, có đánh giá cho rằng tiềm lực quân sự của Nga ở châu Âu kém xa NATO về vũ khí bộ binh và không quân. Đương nhiên, với Tổng thư ký NATO, Mỹ và nhiều thành viên khác của NATO, việc mở rộng NATO sang phía Đông là một bước đi tất yếu của khối này trong việc đối phó với các thách thức địa lý, các thách thức an ninh mới ngày càng phức tạp hơn và rộng hơn về tầm ảnh hưởng địa lý.

6T

Bảy nước thành viên của NATO đã không đồng tình với những lời vận động mở cửa NATO cho Ucraina và Grudia mà phía Mỹ đưa ra. Chỉ có một số nước thành viên mới như Latvia, Romania, Estonia... ủng hộ đề nghị của Wasington. Tất nhiên, để an ủi những đồng minh tiềm năng ở phương Đông, NATO đã hứa hẹn với Ucraina và Grudia để hai nước này trở thành thành viên của khối. Từ lời hứa đến việc làm, như thực tế cho thấy, là một quãng đường dài. Không ngẫu nhiên mà Tổng thống Grudia Mikhail Saakasvili đã không giấu nổi nỗi thất vọng và tuyên bố rằng, nếu NATO không kết nạp ngay Grudia làm thành viên thì trong tương lai, kế hoạch này càng khó trở thành hiện thực. Có thể có ít nhất hai nguyên nhân để giải thích sự bất đồng về quan điểm kết nạp

Ucraina và Grudia vào NATO lần này. Một là, một số nước châu Âu không muốn gây bất bình với Nga vì lo ngại nguồn cung ứng dầu lửa từ Nga sẽ bị ảnh hưởng. Chiếm 1/3 trữ lượng dầu khí thế giới, Nga đáp ứng 74% nhu cầu dầu lửa của Áo, 65% của Ba Lan, 60% của Thồ Nhĩ Kỳ và 100% của Slovakia, các nước vùng Baltic và Phân Lan. Theo Eurogas, trong những năm tới, thậm chí Nga có thể đáp ứng 80% nhu cầu dầu lửa của các nước này vào năm 2030. Hai là, một số nước Tây Âu, đặc biệt là Pháp và Đức hiểu rằng sẽ rất nguy hiểm nếu đồn "chú gấu Nga" đến chân tường. Trước đó, Mỹ và Tây Âu đã có một loạt động thái làm cho Nga tức giận như ủng hộ kế hoạch độc lập của Kosovo, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa tại Cộng hòa Czech và Ba Lan. Nếu NATO cứ theo đà tiến tới và kết nạp hai nước Ucraina, Grudia sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược Đông - Tây, gây nên phản ứng tiêu cực từ phía Nga.

6T

NATO bành trướng sang phương Đông là một bộ phận cấu thành trong chiến lược toàn cầu "tham dự và bành trướng" và âm mưu thu hẹp tầm ảnh hưởng của Nga tại khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình mà Mỹ đã nêu ra và thực hiện sau Chiến tranh lạnh. Những bước tiến nhanh và dài của NATO trong thời gian qua làm cho Nga lo lắng. Nga đã dùng tất cả các biện pháp có thể để giữ chân khối này cũng như kéo các nước thành viên SNG về phía mình.

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)