Triền vọng của vấn đề:

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 81 - 92)

VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VẤN ĐỀ

3.2 Triền vọng của vấn đề:

Để trả lời cho câu hỏi "Nga hay Mỹ sẽ giành ưu thế trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng tại các nước SNG?", thiết nghĩ chúng ta cần tìm hiểu tương quan thế và lực của Nga và Mỹ.

Mỹ, quốc gia có nền kinh tế giàu nhất thế giới. Người Mỹ luôn tự hào về hệ thống kinh tế của họ, tin tưởng rằng nó đem lại các cơ hội cho tất cả mọi người để có được cuộc sống tốt đẹp. Người Mỹ cũng luôn cho rằng các giá trị dân chủ của Mỹ là ưu việt và cần được phát huy ở mọi quốc gia trên thế giới.

Tuy vậy, niềm tin của họ bị bao phủ bởi thực tế là sự nghèo đói vẫn tồn tại dai dẳng trên nhiều vùng của đất nước. Nền kinh tế Mỹ nhìn chung là thịnh vượng, nhưng một vài năm gần đây, nhất là trong năm 2008, nền kinh tê Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Dù vậy, so với Nga, đất nước này vẫn có nhiều thế mạnh: có một nền kinh tế với GDP gấp gần 10 lần Nga; sức mạnh quân sự của Mỹ hiện nay không nước nào trên thế giới có thể so sánh được. Thêm vào đó, Mỹ lại có trong tay quân sự hùng mạnh và hữu hiệu là khối NATO. Mặt khác, Mỹ đã có những bước đi ban đầu thành công ở khu Vực SNG như thiết lập được một số chính quyền thân Mỹ, đưa một số nước tham gia NATO.

Gần hai mươi năm đã qua kể từ ngày Liên bang Nga - "nước Nga mới", nước Nga hậu Xô viết - bước lên vũ đài quốc tế không chỉ với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được cộng đồng thế giới thừa nhận, mà còn với tư cách "quốc gia kế tục Liên Xô". Qua bao thăng trầm, Liên bang Nga giờ đây dường như đã hội tụ đầy đủ các yếu tố làm nên sức mạnh của một cường quốc thời kỳ hậu Xô viết. Kế thừa tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật - "sức mạnh cứng" - cùng nguồn nhân lực trình độ cao, ảnh hưởng chính trị quốc tế - "sức mạnh mềm" - của Liên Xô. Trong những năm đầu, các nhà lãnh đạo chính trị của "nước Nga mới" đã tin tưởng về một viễn cảnh tươi sáng cho nước Nga khi đoạn tuyệt "chế độ cực quyền" để xây dựng nền "dân chủ hiện đại", chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang cơ chế thị trường bằng "liệu pháp sốc" và tư nhân hóa. Các chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng phương Tây cũng ra sức cổ xúy cho "niềm lạc quan" đó bằng rất nhiều những ngôn từ "có cánh". Song, thực tiễn 10 năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, bức tranh toàn cảnh "nước Nga mới" lại ảm đạm hơn nhiều. Con đường "chuyển đổi" của nước Nga trên thực tế vô cùng khó khăn, kết quả đạt được rất hạn chế. Theo đánh giá của một học giả phương Tây năm 1998 về hiện trạng nước Nga hậu Xô viết, "Nga có xu hướng tồn tại như một chính thể đa nguyên với nền dân chủ và luật pháp yêu kém, một xã hội dân sự mới phôi thai, một

nền kinh tế dựa trên khai thác nguyên liệu thô và một dân số bần cùng hóa. Dường như trong 10 năm đó, nước Nga vẫn "quẩn quanh trong ngõ cụt", không tìm thấy lối ra. Và rồi, tình hình nước Nga đã trở nên sáng sủa hơn kể từ khi V. Pu-tin lên cầm quyền từ năm 2000. Tám năm cầm quyền của Tổng thống V. Pu-tin đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của nước Nga, đưa nước Nga hồi sinh mạnh mẽ, từng bước tái khẳng định vị thế, vai trò của một cường quốc. Kinh tế Nga trong những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 - 5,1%; 2002- 4,3%, 2003 - 7,3%, 2004 - 6,8%; năm 2005 - 6,4%; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. 6 tháng đầu năm 2006, GDP của Nga tăng 6,3%, trong đó công nghiệp tăng 4,4%, nông nghiệp 1,3% (22). Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ ƯSD, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Năm 2005 GDP đạt 1.589 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 11.100 USD. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới, với GDP khoảng 2.300 tỷ USD. Bên cạnh đó, Nga cũng có những thuận lợi nhất định: sự gần gũi vê mặt địa lý; các mối liên hệ chung, những nét chung về kinh tế, văn hóa, lịch sử giữa Nga và các nước SNG đã có từ thời Xô viết.

Trên cơ sở đó, có thể nhận định, trong tương lai gần, cạnh tranh Nga -Mỹ thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi Trung Quốc cùng với Nga đưa ra nội dung cụ thế và phương án hành động thực tế để vạch ra một lộ trình phát triển của SCO.Trong khi NATO do Mỹ cầm đầu tiêp tục thực hiện tham vọng mở rộng về phía Đông để "vươn vòi" ra toàn thế giới thì Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO),được lập ra nhăm làm đối trọng với NATO, cũng không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình. Các thành viên và quan sát viên của SCO hiện chiếm 1/4 diện tích Trái đất và gần một nửa dân số thế giới nên sẽ là đối thủ đáng gờm đối với NATO. Vì vậy, không quá lời khi gọi SCOlà "NATO phương Đông".

Không chỉ gắn bó với Nga trên con đường tạo dựng vị trí cao trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc cũng tự mình có những động thái để tự khẳng định mình, can dự vào "sân sau" của cả Nga và Mỹ. Trung Quốc đã tăng gấp đôi quỹ phát triển ở Venezuela, lên đến 12 tỷ USD, cho Ecuador vay ít nhất 1 tỷ USD đê xây dựng nhà máy thủy điện, cho Argentina vay hơn 10 tỷ USD bằng đồng nhân dân tệ và cho các công ty dầu lửa Brazil vay 10 tỷ USD. Các thỏa thuận tập trung vào các nguồn năng lượng tự nhiên như dầu lửa. Từ cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này. Kể từ năm 2000, hoạt động buôn bán của Trung Quốc với Mỹ Latinh tăng hơn gấp 10 lần và không có dấu hiệu chậm lại. Tìm kiếm khả năng tiếp cận với nguồn nhiên liệu dồi dào, nhu cầu củng cố vị thế trên trường quốc tế là mục tiêu cơ bản của những mối bang giao này. Tại khu vực từ lâu được Mỹ coi là sân sau của mình, Trung Quốc tuy không cạnh tranh với Washington về mặt chính trị và quân sự, nhưng đang có ảnh hưởng thương mại rất lớn. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh tăng 52% trong 9 tháng đầu năm 2008, đạt 111,5 tỷ USD.

Thậm chí, Bắc Kinh còn có hẳn một kế hoạch cụ thể để tiếp cận sâu hơn với Mỹ Latinh. Sách Trắng về Mỹ Latinh và Caribe được Trung Quốc công bố đã nêu rõ mục tiêu của mối quan hệ với khu vực: mở rộng hơn nữa hợp tác với mỗi quốc gia trên cơ sở tôn trọng chính sách "một Trung Quốc" cũng như với mỗi tổ chức trong vùng. Văn kiện này cũng chỉ rõ Bắc Kinh sẽ ưu tiên tăng cường trao đổi thương mại, đặc biệt trong năng lượng và khoáng sản, đồng thời thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do thương mại (FTA) với từng quốc gia. Trung Quốc đã ký hiệp định này với Chile, Peru, đang đàm phán với Costa Rica. Khác với Nga tìm cách tăng cường can dự về mặt chính trị, bao gồm việc bán vũ khí và thách thức ảnh hưởng của Mỹ, Bắc Kinh tập trung vào nông nghiệp, nguyên liệu thô và tìm kiếm thị trường cho hàng xuất khẩu. Dẫn đầu danh sách hàng nhập khẩu của Trung Quốc là đồng và sắt, những tài nguyên mà rặng Andes của Nam Mỹ rất dồi dào. Trung Quốc đang thương lượng để xây một nhà máy

cán thép trị giá 3 tỷ USD tại Brazil, nơi Ngân hàng Trung Quốc có kế hoạch mở chi nhánh vào năm 2009 với 100 triệu USD vốn cho vay ban đầu.t r

Tại khu vực SNG, đặc biệt là ở vùng Trung Á, Trung Quốc không ngừng tạo ảnh hưởng của mình để vừa có thể can dự vể chính trị, vừa tăng cường nguồn cung cáp dầu mỏ và khí đốt cho nền kinh tế không lồ của nước này. Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đường ông gas khổng lồ xuyên Trung Á, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng của nước này. Đường ống mới có chiều dài khoảng 7000km, với lưu lượng vận chuyển đạt khoảng 30 tỷ m3 gas vào năm 2010. Nga và Trung Quốc đã nhất trí đẩy mạnh chương trình hợp tác quân sự song phương, trong đó có việc tổ chức đến 25 cuộc tập trận chung trong năm 2009. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ hai bên đang tăng cường thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược.

Nhân tô thứ hai cần tính đến là sự lớn mạnh của Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, tổ chức này có 27 thành viên, là một trong những đối trọng của các nền kinh tế lớn. Năm 2007, tổng thu nhập của EU là 11,6 nghìn tỉ euro (khoảng 15.7 nghìn tỉ USD). Sự phát triển của EU hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng được cung cấp từ phía Nga. Liên minh châu Âu đang thảo luận để tiến tới xây dựng tuyến đường ông NABUCO, tuyến đường ống này bắt đầu từ biển Caspien vòng qua Nga và đến châu Âu với tên gọi "Hành lang phía Nam - con đường tơ lụa mới". Tổng thống Ucraina - Viktor Yushchenko cho rằng, dự án mới này sẽ tăng cường "an ninh năng lượng của châu Âu".

Ngày 7-5-2009, tại thủ đô Prague của Cộng hòa Czech, Chương trình "Đối tác phương Đông" (EAP) đã chính thức được khởi động. Mục tiêu của chương trình này nhằm tăng cường liên kết chính trị và kinh tế giữa 27 nước Liên minh châu Âu (EU) và 6 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là Azerbaijan, Armenia, Belarus, Gruzia, Moldova và Ucraina. Mặc dù EU khẳng định EAP không phải là "tiền đề" mở ra triển vọng cho các nước trên gia nhập khối mà chỉ là sự hợp tác qua những dự án cụ thể để giúp 6 nước SNG này từng

bước hội nhập kinh tế, luật pháp và chính trị của EU, song, không khó để nhận ra mục tiêu dài hạn của EU là mở ra con đường tiến về phía Đông của khối này. Dù EU quả quyết EAP không phải là một liên minh chống Nga, nhưng tất nhiên là Moskva không thể an tâm khi EU phình to dần và từng bước lấn vào khu vực "sân sau" của mình. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cáo buộc EU tìm cách tạo tầm ảnh hưởng mới ở "vùng đệm" chiến lược nhạy cảm này. Những diễn biến này cho thấy SNG vẫn là một trọng điểm chiến lược mà các cường quốc hướng tới.

Mặc dù có những lo ngại về sự tôn tại của SNG từ các nước bên ngoài, nhưng các thành viên SNG vẫn cố gắng để liên minh này tiếp tục phát triển. Thủ đô Kishinev của Moldova vào ngày 14 - 11 - 2008 là nơi đăng cai cho Hội nghị Thượng đỉnh của nguyên thủ các nước nằm trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), một cuộc gặp quan trọng được đánh giá là có thể trở thành một bước ngoặt trong lịch sử liên quan đến sự tồn tại của khối này. Các đối tác tham gia hội nghị đã cùng nhau phê chuẩn một chiến lược phát triển kinh tế dài hạn chung cho cả cộng đồng (đến năm 2020). Một mục tiêu quan trọng khác của hội nghị chính là những nỗ lực nhằm hàn gắn và củng cố sự gắn kết của SNG. Theo chiến lược mới này, tất cả các thành viên SNG sẽ có một thời hạn 12 năm để thực thi tất cả những gì đã được thỏa thuận từ 17 năm trở về trước, tức là kể từ thời điểm hình thành SNG. Văn kiện về chiến lươc phát triển mới này cũng xác định thành lập một khu vực thương mại tự do, xây dựng một không gian kinh tế thống nhất và các thị trường chung dành cho những sản phẩm nông nghiệp cũng như liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên nhờ một mạng lưới các hành lang vận tải tầm quốc tế.

Trên cơ sở phân tích điều kiện chủ quan và khách quan của mỗi bên, chúng ta thấy rằng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng này có thể diễn ra theo hai phương án. Tìm kiếm sự bảo trợ của các cường quốc năm ngoài khu vực hay ký kết hiệp định với Nga để có thể nhận được sự bảo đảm an ninh đó từ Nga.

Trong phương án đầu, NATO sẽ là đồng minh phù hợp nhất. Tuy nhiên, tình hình trong thời gian qua cho thấy thậm chí áp lực tối đa của Washington cũng không làm giảm sự lo ngại của các đồng minh châu Âu. Các nước lớn ở châu Âu bằng mọi giá tìm cách tránh để bị lôi kéo vào bất cứ cuộc xung đột nào vì họ sợ sự xích lại gần với Gruzia hay Ukraine sẽ là trái với ý muốn của Moskva. Sau cuộc chiến ở Nam Ossetia, tâm trạng đó sẽ chỉ tăng lên. Vì thế, Mỹ là nước duy nhất có khả năng bảo đảm an ninh (cho các nước láng giềng của Nga).

Về lý thuyết, các liên minh khu vực với sự tham gia của Mỹ, các nước châu Âu nào đó và các nước hữu quan trong số các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, có thể là sự thay thế cho NATO. Tuy nhiên, Mỹ hiện đã bị oằn lưng vì những nghĩa vụ quân sự, nhưng việc phải chứng minh mình là đồng minh của "các nền dân chủ non trẻ" cũng như vai trò cường quốc có thể buộc Mỹ hành động. Nghĩa là kịch bản đối đầu giữa Mỹ và Nga là hoàn toàn có thể xảy ra. Các nước Trung và Đông Âu, có thê cả Ucraina, bắt đầu yêu cầu điều đó.

Ngoài Ucraina rõ ràng ủng hộ Gruzia, các nước SNG khác tỏ ra im hơi lặng tiếng trong những diễn biến trên. Việc họ không muôn bày tỏ quan điểm là dể hiểu. Một mặt, tất cả các nước láng giềng đều ướm thử hành động của Nga vào mình. Mặt khác, tuyên bố chống lại Moskva có thể làm tổn hại quan hệ, điều giờ đây được nhận thức theo kiểu đặc biệt.

Việc nhận thức tình hình mới ở khoảng không hậu Xô viết đòi hỏi thời gian nhất định. Nhiều điều phụ thuộc vào Nga. Rõ ràng là Moskva sẽ được tôn trọng hơn nhiều, điều không thể không ảnh hưởng đến việc các nước SNG soạn thảo chính sách an ninh, đến việc ra các quyết định chiến lược trong lĩnh vực năng lượng và đường lối chính trị. Trong tình huống đó, Nga phải tỏ ra đặc biệt tế nhị. Việc ép buộc đoàn kết chắc gì là phương pháp hiệu quả nhất.

Lời khuyên nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Roosevelt "hãy nói có chiếc gậy to trong tay" đã trở nên thời sự. Nếu Nga tạo nên cảm giác rằng giờ đây Nga dự

định tiến hành chính sách áp đặt đối với các nước láng giềng, sự căng thẳng ở các nước đó tiếp tục tăng và họ sẽ tìm kiếm sự lựa chọn thay thế.

Phương án thứ hai có thể đồng nghĩa với việc củng cố và mở rộng Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan) và có thể biến tổ chức này minh quân sự - chính trị thực sự. Mong muốn mở rộng ảnh hưởng của Nga ở đây có thể vấp phải sự chống đối không chỉ của Mỹ mà cả Trung Quốc, bởi Bắc Kinh có lợi ích của mình ở Trung Á. Nhân tố đột phá mà chiến dịch Grudia tạo ra cho chính sách của Nga nên được phát triển bằng các biện pháp như các dự án liên kết có lợi.

KẾT LUẬN

SNG là một khu vực địa lý đặc biệt bởi lịch sử hình thành của nó. Đây là tổ chức ra đời sau một cuộc chiến tranh mà bên thua không bị tổn thất về quân sự, kinh tế. Trong

Một phần của tài liệu quả trình tranh giành ảnh hưởng giữa nga và mỹ ở các nước thuộc sng thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)