Các khoản vay ( Danh mục B):

Một phần của tài liệu TRẠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBAN (Trang 29 - 33)

III. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG KHE HỞ KỲ

2. Các khoản vay ( Danh mục B):

Sau khi đã sử dụng hết vốn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khác hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toàn và chi của khách hàng, các NHTM có thể đi vay NHTW , ở các NHTM khác ,vay trên thị trường tiền tệ, vay các tổ chức ngoài nước… Vốn đi vay chỉ chiếm một tỷ trọng có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

2.1. Các hình thức đi vay:

- Vay từ ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu câu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ ( thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay Ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được ngân hàng thương mại chiết khấu trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước) tăng lên. Ngân hàng Nhà nước điều hành vay mượn một cách chặt chẽ; ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kì. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.

- Vay từ các tổ chức tín dụng khác:

Đây là nguồn vốn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu đó có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Quá trình vay mượn rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay thông qua ngân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng Nhà nước). Khoản vay có thể ko cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và ngân hàng đi vay tăng lên.

- Phát hành giấy tờ có giá:

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. Trong hình thức này, Ngân hàng chủ động phát hành chứng từ có giá theo đợt để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mà chủ yếu là vốn trung và dài hạn.

* Kỳ phiếu ngân hàng : Là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (khoảng 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn, vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.

* Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng

Quản trị ngân hàng thương mại GV. Lê Thị Hồng Phượng

khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu các NHTM chịu sự quản lý của NHNN, các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán. * Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ của khách hàng ở ngân hàng, người chủ sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn.

2.2. Thực trạng nguồn vốn đi vay của ngân hàng Techcombank năm 2010 :

- Thực trạng nguồn vốn đi vay của Ngân hàng Techcombank năm 2010:

Trong quá trình kinh doanh của NHTM đôi khi có tình trạng tạm thời thiếu vốn, đó là khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, thiếu vốn ngắn hạn để thanh toán, hoặc người gửi rút tiền trước thời hạn, trong khi đó vốn vay chưa đến thời hạn thu hồi. Khi đó các NHTM đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. NHTM có thể vay vốn ở các NHTM khác, tổ chức tín dụng hoặc vay vốn ở NHNN.

Đến cuối năm 2010, tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng tăng mạnh với tỷ lệ 168,5% so với năm trước, lên mức 27.783 tỷ đồng và là một nguồn huy động quan trọng cho ngân hàng, trong đó 1.745 tỷ đồng (quy đổi) là vốn vay dài hạn từ các tổ chức quốc tế. Vốn thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh ở mức 198,3%, từ 5.036 tỷ đồng lên 15.024 tỷ đồng, bao gồm 5.251 tỷ đồng có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và 7.404 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Tháng 12/2010, Techcombank đã kí kết thành công hợp đồng vay vốn dài hạn thứ 2 với Proparco trị giá 15 triệu USD. Số tiền này sẽ được Techcombank sử dụng cho việc tài trợ cho các khách hàng vừa và nhỏ đủ điều kiện tại Việt Nam. Các hợp đồng vay vốn trung và dài hạn với các thể chế tài chính đa phương quốc tế khác cũng tiếp tục được thực hiện một cách hiệu quả trong năm vừa qua.

Tỉ trọng cho vay/ Tổng nguồn vốn của năm 2010 là 25,4 % tăng 9% so với năm 2009 là 16,4%, trong đó bao gồm:

- Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam (8.091316 triệu VNĐ), - Vay các tổ chức tín dụng khác (5.583.136 triệu VNĐ) ,

- Các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ tài chính khác (52.888 triệu VNĐ) ,

- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro (6.641.090 triệu VNĐ),

- Phát hành giấy tờ có giá (15.024.217 triệu VNĐ) - Các khoản nợ khác (2.758.676 triệu VNĐ)

Tiền vay từ các tổ chức khác:

Tiền vay Năm 2010 Năm 2009

Tiền vay bằng VNĐ 240.000 386.040 Tiền vay bằng ngoại tệ 5.343.136 2.253.080 Tổng tiền vay 5.583.136 2.639.120

(Số liệu từ Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng Techcombank) * Ngoại tệ :

Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn đi vay thì đồng ngoại tệ luôn chiếm tỉ trọng cao và tăng mạnh qua các năm. Cụ thể là, năm 2010 đạt 5.343.136 triệu VNĐ, tăng 3.090.056 triệu VNĐ so với năm 2009 là 2.253.080. Đồng ngoại tệ chủ yếu là USD.

* Nội tệ:

Đồng nội tệ có xu hướng giảm qua các năm, năm 2009 là 386.040 triệu VNĐ, đến năm 2010 giảm xuống còn 240.000 triệu VNĐ.

Phát hành giấy tờ có giá:

Giấy tờ có giá đã phát hành phân loại theo kỳ hạn như sau:

31/12/2010 31/12/2009 Triệu VNĐ Triệu VNĐ

Dưới 12 tháng 2.370.035 686.565 Từ 12 tháng đến 5 năm 7.403.559 4.350.000

Trên 5 năm 2.250.623 -

Phát hành trái phiếu chuyển đổi 3.000.000 -

15.024.217 5.036.565

(Số liệu từ Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng Techcombank)

Ngày 28/12/2010, Techcombank đã phát hành thành công 30 triệu trái phiếu chuyển đổi, tương đương 3.000 tỷ VNĐ. Thành công này có ý nghĩa quan trọng khẳng định sự tin tưởng, đánh giá cao của các cổ đổng đối với chiến lược phát triển kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2010 – 2014. Việc phát hành trái phiếu cũng đã giúp củng cố thêm sức mạnh tài chính của ngân hàng và tăng tỷ lệ an toàn vốn, nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Cuối năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Techcombank đã vượt mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đạt 13,1% so với mức 9,6% vào cuối năm 2009.

Quản trị ngân hàng thương mại GV. Lê Thị Hồng Phượng

Quản lý nguồn vốn phi tiền gửi:

Khe hở vốn = Cho vay, đầu tư hiện tại và dự tính – Dòng tiền gửi hiện tại và dự tính = (4.316.209+2.752.952+46.831.156+488.186+52.316.862+31.044.804+69.645) - (140.902.054) = -3082240

(Số liệu từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng Techcombank năm 2010)

 Khe hở vốn Ngân hàng âm cho thấy các nghiệp vụ bên Tài sản của ngân hàng sử dụng ít hơn phần huy động được. Ngân hàng sẽ tăng phần sử dụng vốn  tìm kiếm thêm khách hàng.

Một phần của tài liệu TRẠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBAN (Trang 29 - 33)