V. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG
2. Quản trị tài sản có của ngân hàng thương mại:
2.3.2. Quản lý chứng khoán
- Ngân hàng cần quan tâm tới độ an toàn và khả năng sinh lợi của chứng khoán. Bao gồm 2 nhóm:
+ Một là, các chứng khoán thanh khoản song sinh lời thấp. Loại này được nắm giữ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi trả. Chủ yếu bao gồm chứng khoán của các chính phủ, các tổ chức tài chính hàng đầu trong nước và quốc tế, và có thời gian đến lúc đáo hạn ngắn.
+ Hai là, các chứng khoán kém thanh khoản hơn song sinh lợi cao. Loại này được nắm giữ chủ yếu đáp ứng yêu cầu sinh lợi. Bao gồm chủ yếu của Chính phủ, các tổ chức tài
Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngại tệ
Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
3% 1% 4% 2%
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn 1% 1% 3% 1% NHTMCP nông thôn,
ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1% 1% 3% 1%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội
Quản trị ngân hàng thương mại GV. Lê Thị Hồng Phượng
- Ngân hàng phải thường xuyên xếp hạng chứng khoán tùy theo tính an toàn và thời gian còn lại của chúng. Ngân hàng có thể tổ chức phòng quản lý chứng khoán, hoặc phòng ngân quỹ sẽ quản lý các chứng khoán thanh khoản, còn phòng chứng khoán sẽ quản lý chứng khoán đầu cơ.
- Ngân hàng cần xem xét một số chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro và thu nhập từ chứng khoán, xu hướng vận động của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng, tỷ lệ chứng khoán thanh khoản trên ngân quỹ hoặc tiền gửi….các tỷ lệ này phản ánh chiến lược quản lý chứng khoán của ngân hàng.
- Quản lý chứng khoán được thực hiện trên nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư. Các chứng khoán thường xuyên được phân tích với giá thị trường và cuối cùng là nguyên tắc đa dạng hóa “không bỏ trứng vào một giỏ”.