V. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG
4. Đánh giá tổng quan về quản trị tài sản có:
4.1. Đánh giá chung tại các ngân hàng thương mại:
Quản trị ngân hàng thương mại GV. Lê Thị Hồng Phượng
Bao gồm 3 nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, là do trình độ quản lí của ngân hàng. Quản lí không chặt chẽ ngân quỹ dẫn đến thiếu khả năng thanh toán. Cho vay, đầu tư quá mức, không hợp lí không hoạch định trước các khả năng thị trường sẽ biến động. ví dụ chỉ đầu tư vào một mục nào đó như chứng khoán. Nhân viên tham ô, hối lộ, trình độ chuyên môn kém làm thất thoát các tài sản của công ty.
Thứ hai, là do khách hàng. Thiếu am hiểu về thị trường, thiếu các thông tin cần thiết. sử dụng các vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ mà không có khả năng khôi phục kinh doanh dẫn đến phá sản. Các chủ doanh nghiệp tham ô, lừa đảo.
Thứ ba là do môi trường kinh doanh. Về tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, song thần,…Về xã hội, do tình hình chính trị an ninh bất ổn, khủng hoảng kinh tế từ các nước lớn dẫn đến hiệu ứng DOMINO, lạm phát, suy thoái,…môi trường pháp lí nhiều lỗ hổng, không chặt chẽ để các doanh nghiệp xấu lợi dụng kinh doanh.
4.2. Giải pháp đề nghị để quản lí tài sản có hiệu quả:
Các khoản mục trong tài sản có luôn đi kèm với các rủi ro.Vậy để quản lí tốt tài sản có ta cần quản lí chặt chẽ các loại rủi ro đi kèm cũng có nghĩa là tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
4.2.1. Khoản mục tài sản tiền hay ngân quỹ: nó gắn liền với rủi ro thanh toán. Sẽ có những cú sốc thanh toán như là phần lớn khách hàng sẽ đến ngân hàng Sẽ có những cú sốc thanh toán như là phần lớn khách hàng sẽ đến ngân hàng
để rút tiền tại một thời điểm làm cho lượng tiền mặt của ngân hàng giảm xuống trầm trọng, ngân hàng chưa mất khả năng thanh toán nhưng ngân hàng sẽ dễ bị phá sản, dù ngân hàng sẽ đối phó là huy động một lượng khá lớn lượng tiền để thanh toán cho khách hàng. Nó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng. Vậy ngân hàng cần phải hoạch định các chính sách về ngân quỹ hợp lí. Không nên để thặng dư thanh toán hay thâm hụt lâu. Vì thế sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Khi thặng dư thanh toán thì cần đầu tư vào đâu để thu lợi nhuân để khi cần thiết đem ra thanh toán. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc huy động vốn và cho vay vốn. Cần có thông tin chính xác và nhanh chóng đến người quản lí để giải quyết. Nếu một khách hàng đến gửi một lượng tiền lớn thì cần phải sử dụng nguồn tiền này cho hợp lí để thu lợi nhuận cao. Tăng lượng tiền dự trữ trong ngân quỹ nhất là tiền mặt, tài sản có tính lỏng cao. Muốn vậy ngân hàng nên cho vay các khoản vay ngắn hạn để nhanh thu hồi tiền đảm bảo thanh khoản. Nên có các bộ phận quản lí ngân quỹ nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp để xử lí trong trường hợp rủi ro. Cần điều chỉnh 1 tỉ lệ hợp lý giữa các khoản mục như tiền VND, USD, vàng.
Phân loại rõ ràng, chi tiết, hợp lí các khoản mục đồng thời phân tích độ rủi ro cho từng loại ngân quỹ.
4.2.2. Khoản mục tín dụng:
Các ngân hàng cần đa dạng hóa các khoản mục tín dụng để phân tán các rủi ro. Cần tập trung vào các khoản tín dụng cá nhân và tín dụng. Nên hướng đến các cá nhân có thu nhập trung bình và thấp phải giảm bớt các thủ tục cho vay để các cá nhân có thể vay vốn dễ dàng nhưng cần chính sách vì đây là thị trường tiềm năng và lớn nhưng cũng cần phải
có cơ chế quản lí chặt chẽ tiêu. Đối với tín dụng nhà nước, cần có chính sách vay hợp lí để không phải dư thừa nguồn vốn gây lãng phí.
4.2.3. Khoản mục đầu tư: Cần phân tích kĩ lưỡng các khoản mục đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Cần nghiên cứu thật sâu các biến động của thị trường chứng khoán trong và định đầu tư. Cần nghiên cứu thật sâu các biến động của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước để quyết định bán hay tiếp tục mua các cổ phiếu, cần có bộ phận thẩm định đầu tư chuyên nghiệp để đánh giá được khoản mục đầu tư để giảm mức thấp nhất các rủi ro đầu tư. Tăng các khoản dự phòng rủi ro đầu tư.