Quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu TRẠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBAN (Trang 41 - 42)

V. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG

2. Quản trị tài sản có của ngân hàng thương mại:

2.3.3. Quản lý tín dụng

Ngân hàng quản lý tín dụng nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi

- Khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 50-70% tổng tài sản. Do đó, tín dụng ảnh hưởng tới rất nhiều chiến lược hoạt động của ngân hàng như dự trữ, vay, đầu tư…… Khi chứng khoán thanh khoản chưa có hoặc khan hiếm, hoặc khi khả năng huy động bị hạn chế, nhiều ngân hàng phải sử dụng tín dụng như tài sản đảm bảo thanh khoản. Ngân hàng thường nghiêng về nắm giữ các khoản tín dụng ngắn hạn, hoặc các khoản tín dụng có thể chuyển đổi nhanh. Trong điều kiện ngân hàng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, việc thu nợ nhiều lần trong kỳ sẽ góp phần tăng tính thanh khoản của khoản cho vay.

- Ngân hàng cần sử dụng mọi nỗ lực của mình để tăng quy mô tín dụng cũng như mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình tín dụng,….Ngân hàng đồng thời phải nghiên cứu và xác lập mối quan hệ giữa các biện pháp tăng quy mô với thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng thông qua chênh lệch lãi suất biên. Mối quan hệ này cho phép ngân hàng phân biệt lãi suất và các điều kiện tài trợ khác với các khách hàng lớn, quan trọng, và liên kết với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường.

- Rủi ro từ hoạt động tín dụng là rất lớn, nó làm giảm thu nhập dự tính, và có thể gây thua lỗ hoặc phá sản cho ngân hàng. Do đó, an toàn tín dụng là nội dung chính trong quản lý rủi ro của mọi ngân hàng thương mại. Ngân hàng thường phân loại rủi ro tín dụng dựa trên thống kê kinh nghiệm và phân tích các điều kiện thị trường. Điều này giúp ngân hàng xác định được các phép đo rủi ro tín dụng một cách hợp lý, và ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.

- Ngân hàng cần xây dựng quy trình phân tích tín dụng và phổ biến rộng rãi quy trình đó cho mọi khách hàng.

- Ngân hàng cần thiết lập các quỹ và các hợp đồng tài chính nhằm bù đắp tổn thất xảy ra, thiết lập các ràng buộc pháp lý giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với cán bộ tín dụng…..

- Ngân hàng cần thiết lập biện pháp dự phòng nhằm ước lượng giá trị các khoản cho vay có khả năng thu hồi

Dự phòng tín dụng = Dư nợ – Dư nợ ròng

Ngân hàng phải tính toán sao cho thu nhập sau thuế đủ để tăng vốn chủ sở hữu sau khi lập dự phòng tổn thất.

Một phần của tài liệu TRẠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBAN (Trang 41 - 42)

w